• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Tự Viện

  • Quốc tế

Vài nét về Phật giáo ở một số nước Đông Nam Á

Ngày đăng: 07:28:55 07-06-2015 . Xem: 16110
  

Vào trước kỷ nguyên Tây lịch, các dân tộc vùng Đông Nam Á đã biết đến đạo phật thông qua việc giao dịch buôn bán với các thương nhân Ấn Độ. Các thương nhân này đã thiết lập được những trạm giao thương tại Đông Nam Á, và qua đó, du nhập tôn giáo của họ đến vùng đất này. Dưới sự ảnh hưởng đó, người dân bản địa đã bắt đầu tin theo Phật giáo và Hindu giáo, trong khi những hình thức tín ngưỡng và tập tục cũ vẫn được duy trì.

Phật giáo ở Burma (Miến Điện)
 

Vào thời vu Asoka (268 – 232 tr.TL, nhiều tu sĩ ) đã được phái đến Thalon, trung tâm thương mại ở phía nam Burma, để truyền bá đạo Phật. Tuy nhiên, cho đến đầu thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch, việc giao thương giữa Ấn Độ với Burma mới được mở rộng và ở đây đã có sự gia tang tiếp xúc với các thương nhân Ấn Độ cùng những tín ngưỡng tôn giáo của họ. Đạo Phật đã được người dân Thaton tiếp nhận một cách rộng rãi, nhất là khi có nhiều Tăng nhân từ những trung tâm Phật giáo Ấn Độc đến đây truyền giáo. Thaton sớm trở thành một trung tâm quan trọng của Phật giáo Theravada

Những thế kỷ sau đó, Phật giáo Kim cang thừa bắt đầu được người dân phía bắc Burma biết đến. Họ đã theo tông phái Phật giáo này cùng với Hindu giáo và những tín ngưỡng dân gian. Đến giữa thếkỷ thứ XI, vị vua hung mạnh Anawratha đã thâu tóm cả phía nam lần phía bắc Burma và dưới sự thống trị của ông ta, Phật giáo Theravada đã được ủng hộ một cách mạnh mẽ; ông đã đưa Phật giáo trở thành quốc giáo. Vua Anawratha thỉnh kinh điển và xá lợi Phật từ Srilanka. Ông bắt đầu cho xây dựng những tu viện, chùa tháp tại thủ đô Pagan. Công việc này cũng được những người kế vị ông tiếp tục. Pagan vì vậy sớm phát triển thành một trung tâm văn hoá Phật giáo

Những thế kỷ tiếp theo, Burma đã trải qua những thời kỳ chiến tranh và bất ổn về mặt chính trị, tuy nhiên Phật giáo vẫn phát triển hưng thịnh dưới sự bảo trợ của các vị vua và trở thành một phần cuộc sống cộng đồng. Trường học đã được xây dựng ngay trong Tu viện tại mỗi ngôi làng. Nơi đây, những tu sĩ đã dạy cho trẻ em đọc, viết và dạy về giáo lý căn bản của đạo Phật

Vào thế kỷ thứ XIX, khi Burma trở thành thuộc địa dưới quyền cai trị của thực dân Anh, những công trình kiến trúc của cộng đồng Phật giáo đã bị đe doạ. Tuy nhiên, đến giữa thế kỷ thứ XX, khi Burma độc lập, Phật giáo đã thu hồi lại được những cơ sở có tính truyền thống quan trọng đối với đời sống của người dân Burma.

Phật giáo ở Thái Lan


Trước thế kỷ thứ XIII, vùng đất được gọi là Thái Lan bây giờ gồm nhiều vương quốc nhỏ độc lập. Uy thế của những tín đồ Phật giáo đã liên kết những vùng đất này lại với nhau trong sự tiếp xúc thân thiện với các nước láng giềng. Đến cuối thế kỷ thứ XIII, Phật giáo Theravada đã được sự ủng hộ của quốc vương Thái Ramkhanm – haeng. Nhà vua cung thỉnh các tu sĩ đến giảng dạy tại thủ đô Sukothai. Quốc vương cũng thiết lập mối quan hệ với Sri Lanka bằng cách gởi những tu sĩ đến đó học. Hơn nữa, đức vua cũng khởi đầu cho truyền thống bổ nhiệm một vị Tăng trưởng trông coi việc quản lý cộng đồng Tăng già. Dưới sự bảo trợ của vua, tất cả người dân sống trong vương quốc hầu như đều trở thành những Phật tử.

Khoảng nữa thế kỷ sau, một vi vua khác, Luthai, trí thức và mộ đạo, cũng ủng hộ Phật giáo một cách mạnh mẽ. Vua gia nhập Tăng đoàn trong một thời gian và ông còn được biết đến như là người khởi xướng truyền thống người Phật tử Thái Lan trở thành tu sĩ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là khoảng ba tháng

Mặc dù những thế kỷ sau đó, Thái Lan lâm vào cảnh chiến tranh, nhưng Phật giáo vẫn tiếp tục phát triển, được xem trọng và được hưởng sự ủng hộ không hế gián đoạn của chính phủ

Ngày nay, Giáo hội Thái vẫn còn sự ảnh hưởng to lớn như trong quá khứ. Mặc dầu vậy, Phật giáo Thái Lan đã có một vài thay đổi. Đó là việc hết sức chú trọng đến vấn đề  Phật giáo; những tu sĩ không chỉ tích cực rao giảng giáo lý mà còn tham gia giảng dạy ở các cấp trung học, tiểu học, họ đã thiết lập được những viện học tập, tu học cho người Phật tử trên toàn quốc. Nhiều tu sĩ khác còn theo đuổi mục đích học tập cao hơn ở các trường Cao đẳng và Đại học Phật giáo. Trong mấy thập niên gần đây, một số tu sĩ Thái còn ra nước ngoài để hoằng dương chánh pháp.

Phật giáo ở Campuchia

Vào cưới thế kỷ thứ IV, ảnh hưởng của Ấn Độ lan rộng trên khắp vương quốc Campuchia. Hai thế kỷ sau, người trị vì vương quốc bấy giờ đã theo Hindu giáo, tuy vậy, nhà vua vẫn ủng hộ cộng đồng Phật tử, theo Phật giáo Đại thừa

Những tu sĩ Phật giáo Campuchia bấy giờ là những tu sĩ uyên bác, và vì vậy, vào thế kỷ thứ V, họ đã từng được mời sang Trung Quốc để phiên dịch kinh điển từ tiếng Ấn Độ sang tiếng Trung Quốc. Đến thế kỷ thứ VII, kế vị nhà cầm quyền Campuchia trước đó là một người cai trị ủng hộ Hindu và đàn áp Phật giáo . Nhưng sang cuối thế kỷ thứ VIII, đầu thế kỷ thứ IX, Phật giáo lại bắt đầu nhận được sự ủng hộ một cách trân trọng từ phía những nhà cầm quyền Campuchia

Đức vua Jayavarman đệ nhất, cai trị đất nước từ cuối thế kỷ XII đến những năm đầu thế kỷ XIII, là người tôn sung đạo Phật. Dưới thời ông cai trị, Phật giáo Đại thừa trong một thời gian ngắn đã trở thành tôn giáo có ưu thế vượt trội trong vương quốc. Ông xây dựng thành phố Angkor (Angkor Thom), mà trong đó, trung tâm của nó là ngôi đền Bayon. Ngay giữa ngôi đền là một ngọn tháp đồ sộ được tác hết sức độc đáo . Xung quanh ngọn tháp chính là những ngọn tháp nhỏ hơn cũng được tạc những gương mặt người. Những gương mặt này là chân dung của những vị vua được xem là những vị “Vua Phật”

Trong triều đại vua Jayavarman đệ thất trị vì, những Tăng sĩ Miến Điện bắt đầu đến giảng dạy Phật giáo Theravada trong cộng đồng người Campuchia; đến lượt người Thái xâm lược Campuchiqa vào thế kỷ thứ XIV, đã góp phần truyền bá Phật giáo Theravadatại đất nước này. Đến giữa thế kỷ XIV, Phật giáo Theravada đã được người dân Campuchia đón nhận một cách rộng rãi

Trong những thế kỷ tiếp theo, Phật giáo tiếp tục được người Campuchia tin theo. Thậm chí, vào giữa thế kỷ thứ XIX, khi đất nước Campuchia trở thành thuộc địa dưới quyền cai trị của thực dân Pháp, Phật giáo vẫn được các vị vua bảo trợ, mặc dù ở mức độ thấp hơn. Sauk hi Campuchia giành được độc lập, Phật giáo Campuchia phát triển chủ yếu việc in ấn kinh sách và giáo dục Phật giáo. Tuy nhiên hiện nay, tình hình chính trị Campuchia không mấy ổn định, vì vậy khó có thể khẳng định được điều gì chắc chắn về tương lai Phật giáo tại đất nước này.

Phật giáo ở Lào


Lịch sử Lào thực sự bắt đầu vào thế kỷ XIV với một sự kiện không lấy làm gì hay ho: Phi Fa, con trai của quốc vương, người được chọn để thừa kế ngôi vị, bị một trong những người vợ của vua cha quyến rũ. Kết quả của hành động lộ liễu đó là việc Pho Fa bị trục xuất khỏi đất nước. Phi Fa cùng với con trai Fa Ngoun tiến về phương Nam, bắt đầu chuỗi ngày lưu vong tại vương quốc Campuchia. Tại đây, Fa Ngoun  được một vị sư Theravada dạy dỗ. Fa Ngoun chiếm được tình cảm của đức vua và kết quả là chàng được kết hôn với công chúa quốc vương Campuchia – một công chúa rất mộ đạo Phật

Sau đó khoảng năm 1350, với sự giúp đỡ của quốc vương Campuchia về mặt quân sự, Fa Ngoun đã có thể giành lại được quyền thừa kế ngôi vị vốn đã bị mất của cha mình. Năm 1353, Fa Ngum lên ngôi tại Luang Phrabang, đánh dấu sự khởi đầu lịch sử của quốc gia Lào. Theo yêu cầu của công chúa, Fa Ngoun đã mời những vị sư từ Campuchia đến giảng dạy tại hoàng cung. Những vị sư đã trở thành người hướng dẫn và là vị thầy tâm linh tại vương quốc này. Dưới sự tác động của vua, Phật giáo Theravada đã khẳng định được vị thế của mình tại Lào đã và còn được duy trì cho đến ngày nay

Một thời gian sau, Phật giáo truyền thông Thái Lan cũng ảnh hưởng đến Phật giáo Lào. Cơ cấu tổ chức Tăng già Lào rất gần  với Thái Lan. Nhiều tu sĩ của Lào cũng đã sang Thái Lan tu học.

Nguồn từ Buddhanet.net
Biên dịch & Hình ảnh : Phương Như

 




Các Tin Khác
  • NGHỆ THUẬT VÀ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THÁI LAN

    NGHỆ THUẬT VÀ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THÁI LAN

  • Phật giáo Phật Quang Sơn trong cộng đồng người dân Chile

    Phật giáo Phật Quang Sơn trong cộng đồng người dân Chile

  • Hà Lan: Chùa Thái sinh hoạt trên đất nhà thờ

    Hà Lan: Chùa Thái sinh hoạt trên đất nhà thờ

  • Phật Quang Sơn nối dài yêu thương trong dịch bệnh

    Phật Quang Sơn nối dài yêu thương trong dịch bệnh

  • Đôi nét về Học viện Phật giáo Quốc tế Sri Lanka

    Đôi nét về Học viện Phật giáo Quốc tế Sri Lanka

Miền Bắc

CHÙA PHẬT QUANG – CẢNH PHẬT NƠI MẢNH ĐẤT HÀ NAM

CHÙA PHẬT QUANG – CẢNH PHẬT NƠI MẢNH ĐẤT HÀ NAM

  • Quảng Ninh: Thiền viện Giác Tâm, TP.Hạ Long – nơi cõi Tịnh

    Quảng Ninh: Thiền viện Giác Tâm, TP.Hạ Long – nơi cõi Tịnh

  • “Đài sen” giữa lòng Trường Sư phạm

    “Đài sen” giữa lòng Trường Sư phạm

Miền Trung

Biến nơi hoang vu thành Phật đài nghiêm tịnh

Biến nơi hoang vu thành Phật đài nghiêm tịnh

  • Công nhận cây di sản Việt Nam tại tịnh xá Ngọc Vạn

    Công nhận cây di sản Việt Nam tại tịnh xá Ngọc Vạn

  • Chùa cổ Thiên Tứ – nơi lưu đậm dấu ấn của Bồ Tát Thích Quảng Đức

    Chùa cổ Thiên Tứ – nơi lưu đậm dấu ấn của Bồ Tát Thích Quảng Đức

Miền Nam

Tu viện Vĩnh Nghiêm: Nét đẹp mang dấu ấn văn hóa Đại Việt

Tu viện Vĩnh Nghiêm: Nét đẹp mang dấu ấn văn hóa Đại Việt

  • TỊNH XÁ NGỌC ẤN PHƯỜNG BỬU LONG

    TỊNH XÁ NGỌC ẤN PHƯỜNG BỬU LONG

  • CHÙA HUỆ CHƠN LINH PHƯỜNG BỬU LONG

    CHÙA HUỆ CHƠN LINH PHƯỜNG BỬU LONG

Quốc tế

NGHỆ THUẬT VÀ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THÁI LAN

NGHỆ THUẬT VÀ KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THÁI LAN

  • Phật giáo Phật Quang Sơn trong cộng đồng người dân Chile

    Phật giáo Phật Quang Sơn trong cộng đồng người dân Chile

  • Hà Lan: Chùa Thái sinh hoạt trên đất nhà thờ

    Hà Lan: Chùa Thái sinh hoạt trên đất nhà thờ

Tây Nguyên

Thăm chùa sắc tứ Khải Đoan, Buôn Mê Thuột

Thăm chùa sắc tứ Khải Đoan, Buôn Mê Thuột

  • Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

    Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai