Chạnh Lòng Thương Nhớ Quê Hương
Ngày đăng: 16:51:35 22-08-2018 . Xem: 5888
SVO - Ở cách xa Việt Nam, nửa vòng trái đất. Hằng ngày hai Phật tử Minh Thuận và Diệu Thảo làm lụng vất vả, chi tiêu tiết kiệm để có chút tiền khi về Việt Nam làm nhiều việc thiện. Đó là niềm vui theo lời Đức Phật dạy “bố thí là an ủi lớn nhất đời người”. Chính vì vậy, gia đình Chú thường về thăm quê Cha, đất tổ….thường ít đi du lịch mà dành ba tuần thời gian đi viếng thăm các Chùa, lễ Phật, học hỏi giáo lý và tặng gạo, nhu yếu phẩm cho người già và học bổng cho các học sinh nghèo không tiền đóng học phí.
Như một thông lệ, đến hẹn lại lên, cứ vào Mùa Vu Lan hiếu hạnh, tranh thủ những ngày nghỉ phép, gia đình Chú Minh Thuận và Diệu Thảo về lại Việt Nam và cùng Sư cô Thích Nữ Liên Hiền, thành viên Trung ương Hội Khuyến học phía Nam đã tổ chức hơn 10 chuyến đi từ thiện, đến tận nhà người dân nghèo thăm hỏi, động viên tinh thần và tặng học bổng, quà cho các học sinh nghèo hiếu học. Chú đã dành lời khen tặng và khuyên các em ngày càng hiếu hạnh, chăm ngoan, học giỏi hơn nữa. Một chương trình mà bấy lâu nay Chú luôn đồng hành quà trợ duyên đó là các lớp giáo lý Phật pháp, dạy đạo đức, nhân quả và định hướng cho tương lai thanh thiếu niên. Chú Ngọc cho rằng người già neo đơn, không nơi nương tựa cần quan tâm giúp đỡ, những trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, của Phật pháp cần học những bài học đạo đức, bổn phận làm con và biết về Phật pháp rất cần thiết.
Vì thế, mỗi lần gia đình Chú về, Sư cô đều dẫn lội bộ về vùng sâu xa của huyện Tân Trụ nơi có nhiều hoàn cảnh nghèo và bệnh tật, hay tận rừng tràm ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An các em đi học không có sách giáo khoa. Hay xóm “ổ chuột” quận 8, nơi toàn là khu dân cư ở trọ sống bằng nghề bán vé số và mua ve chai, đồ phế thải…..Thật đáng thương: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Hay tối về, Chú và Chú Quý Đôn len lỏi vào từng ngỏ ngách, gầm cầu, con hẻm….tặng quà cho người vô gia cư ở Sài Gòn.
Niềm vui của gia đình là bố thí và bố thì đúng người. Và mỗi lần như vậy, Chú khuyên họ ăn chay và niệm Phật, biết đến Phật pháp. Vừa bố thí Pháp, vừa bố thí vô úy thí và bố thí tài thí….Đó là cách bố thí mà Chú cho rằng cần nên làm khi cho quà người khác. Bởi giúp họ nhận diện ra vì sao kiếp này mình túng quẫn, khó khăn như vậy. Để người nghèo cũng phải biết bố thí theo khả năng của mình như tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát”.
Như một thông lệ, đến hẹn lại lên, cứ vào Mùa Vu Lan hiếu hạnh, tranh thủ những ngày nghỉ phép, gia đình Chú Minh Thuận và Diệu Thảo về lại Việt Nam và cùng Sư cô Thích Nữ Liên Hiền, thành viên Trung ương Hội Khuyến học phía Nam đã tổ chức hơn 10 chuyến đi từ thiện, đến tận nhà người dân nghèo thăm hỏi, động viên tinh thần và tặng học bổng, quà cho các học sinh nghèo hiếu học. Chú đã dành lời khen tặng và khuyên các em ngày càng hiếu hạnh, chăm ngoan, học giỏi hơn nữa. Một chương trình mà bấy lâu nay Chú luôn đồng hành quà trợ duyên đó là các lớp giáo lý Phật pháp, dạy đạo đức, nhân quả và định hướng cho tương lai thanh thiếu niên. Chú Ngọc cho rằng người già neo đơn, không nơi nương tựa cần quan tâm giúp đỡ, những trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, của Phật pháp cần học những bài học đạo đức, bổn phận làm con và biết về Phật pháp rất cần thiết.
Đoàn Từ thiện viếng thăm các Chùa
Vì thế, mỗi lần gia đình Chú về, Sư cô đều dẫn lội bộ về vùng sâu xa của huyện Tân Trụ nơi có nhiều hoàn cảnh nghèo và bệnh tật, hay tận rừng tràm ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An các em đi học không có sách giáo khoa. Hay xóm “ổ chuột” quận 8, nơi toàn là khu dân cư ở trọ sống bằng nghề bán vé số và mua ve chai, đồ phế thải…..Thật đáng thương: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Hay tối về, Chú và Chú Quý Đôn len lỏi vào từng ngỏ ngách, gầm cầu, con hẻm….tặng quà cho người vô gia cư ở Sài Gòn.
Niềm vui của gia đình là bố thí và bố thì đúng người. Và mỗi lần như vậy, Chú khuyên họ ăn chay và niệm Phật, biết đến Phật pháp. Vừa bố thí Pháp, vừa bố thí vô úy thí và bố thí tài thí….Đó là cách bố thí mà Chú cho rằng cần nên làm khi cho quà người khác. Bởi giúp họ nhận diện ra vì sao kiếp này mình túng quẫn, khó khăn như vậy. Để người nghèo cũng phải biết bố thí theo khả năng của mình như tinh thần “lá lành đùm lá rách, lá rách đùm lá nát”.
Tặng quà bánh và học bổng cho học sinh nghèo
Phát quà sách cho các em đầu năm học mới tại các trường vùng sâu
Phát quà sách cho các em đầu năm học mới tại các trường vùng sâu
Chính vì tinh thần “thương người như thể thương thân”, mùa Vu Lan Báo Hiếu đối với Chú là mùa tri ân, báo ân …..như một mùa xuân đang về và ngự trị trong Chú bởi “cho là nhận”. Và Chú cảm thấy hạnh phúc hơn cả người nhận vì chính tấm lòng mình, tình yêu của mình và trái tim của mình….đã đem thêm nguồn ánh sáng Phật pháp về trên đất nước quê hương. Để những trái tim lẻ loi luôn được sưởi ấm và chan chứa tình nồng, nghĩa thắm trên đất nước Việt Nam thân yêu mà khi đi xa, về gần vẫn còn chan chức một nghĩa cử, một truyền thống dân tộc:
“Bầu ơi thương thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Liên Hiền-Trịnh Thắm
Các Tin Khác