Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên
Ngày đăng: 17:53:32 03-10-2022 . Xem: 465
1. Lịch sử thân thế Ni Trưởng Bửu Liên (còn gọi là Ni Trưởng Diệu Nhẫn)
Ni Trưởng Thích Nữ Bửu Liên, thế danh Dương Thị Niệm, (tên thường gọi Ba Phèn). Ni Trưởng là con thứ ba trong gia đình thuần nông, có tám anh, chị em (người con thứ hai, thứ tám chết lúc trẻ). Cha là Dương Văn Cư và Mẹ là Bùi Thị Thiều. Ni trưởng sinh ra trong gia đình thuần nông, có truyền thống yêu nước, nề nếp gia phong đạo đức Nho gia.
Quê quán: Ấp 4 Láng Cò, xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An (xưa là Xã Mỹ An Phú, huyện Bến Thủ, tỉnh Long An).
Ni trưởng Bửu Liên sinh năm 1905 và viên tịch Rằm tháng 10 năm 1950 (viên tịch 46 tuổi, hạ lạp 19 tuổi đạo), trụ trì chùa Long An (dân gian còn gọi chùa Bà Ba Phèn) do Ni trưởng thành lập tại chùa ở đồng bưng (đồng trống, xung quanh toàn là ruộng lúa, cây bàng và lát).
2. Sự hy sinh thầm lặng và quá trình hành đạo của Ni trưởng Bửu Liên (còn gọi là Ni Trưởng Diệu Nhẫn)
Do giác ngộ vô thường và nhân duyên đã chín mùi, năm 22 tuổi, Ni trưởng phát tâm xuất gia với Hòa thượng Hoằng Thông, được Hòa thượng đặt pháp danh là Diệu Nhẫn.
Khác với những bậc Ni lưu đương thời, Ni trưởng Bửu Liên mở rộng vòng tay nhận nuôi Ni Trưởng Thanh Liên (thế danh là Huỳnh Thị Mạnh) từ thuở bé do hai đấng song thân đều đã qua đời. Nhờ sớm chiều kinh kệ và sự hướng dẫn tận tình nên Ni trưởng Thanh Liên từ thuở thiếu thời đã thấm nhuần Phật pháp.
Ngoài ra, Ni Trưởng còn dìu dắt Ni Trưởng Bạch Liên (thế danh Võ Thị Hiến) cùng xóm ấp, bà con bên nội với Ni Trưởng Bửu Liên về Sắc Tứ Long Hội Tự (còn gọi chùa Xóm Chuối), làng Tân Hòa Thành, quận Bến Tranh, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) sớm được tu học Phật pháp tu học với thầy Bổn sư là Hòa thượng Thích Hoằng Thông (cũng là Bổn sư của Ni trưởng Bửu Liên).
Hòa thượng truyền trao giới pháp Sa-di Ni cho Võ Thị Hiến giới pháp Sa-di Ni với pháp danh Nhuận Cung, tự Diệu Phụng vào năm 1942. Cùng xuất gia có Huỳnh Thị Mạnh, pháp danh Nhuận Đắc, tự Diệu Lực. Và 2 vị Diệu Phụng và Diệu Đắc, thường xuyên về chùa Long An ( Ni Trưởng Diệu Nhẫn trụ trì tại ấp 4 Láng Cò, xã Mỹ An Phú) tụng Kinh bái sám với Ni Trưởng Bửu Liên vì sức khỏe từ thuở nhỏ của Ni Trưởng không tốt và hay bệnh.
Sau này, Ni Trưởng Bạch Liên được Ni Trưởng Bửu Liên thương mến hướng dẫn và giới thiệu vào Ban Hộ Niệm Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học.
Ngoài ra, Ni Trưởng Bửu Liên có mối quan hệ thân thuộc với Ni Trưởng Huỳnh Liên (cùng quê ngoại, có sách viết Ni Trưởng Huỳnh Liên gọi Ni Trưởng Bửu Liên là dì). Khi Ni Trưởng Huỳnh Liên (Nguyễn Thị Trừ) xin xuất gia thì Tổ Sư Minh Đăng Quang cho biết phải có bốn vị Ni thì mới thành lập được và phải có vị Ni lớn tuổi để tránh dị nghị, đồn đại. Vì tuổi của Ni Trưởng và Tổ Sư ngang nhau (lúc đó 24 tuổi).
Vì vậy, Ni Trưởng đã động viên hai người bạn thân và một vị Sư cô lớn tuổi chính là Thích nữ Diệu Nhẫn cùng xuất gia cho đủ. Ba vị cùng với một sư cô lớn tuổi đã đến gặp đức Tổ sư Minh Đăng Quang, được đức Tổ sư làm lễ thế phát, trao truyền giới pháp y bát Khất Sĩ làm Tỳ-kheo Ni và thọ ký pháp danh: Huỳnh Liên (đệ nhất), Bạch Liên (đệ nhị), Thanh Liên (đệ tam) và Bửu Liên (đệ tứ), tại Linh Bửu Tự, vào ngày 1 tháng 4 năm Đinh Hợi 1947.
Cả ba Ni trưởng đều được truyền thừa mạng mạch Phật pháp, nối chí đức Tổ sư tu học, khất thực, hành đạo, tiếp độ chúng Ni và hướng dẫn chúng sanh hồi quy Phật pháp.
Vì cảm thấu trước tinh thần vì đạo dấn thân cầu đạo của các cháu nên Ni Trưởng qua hệ phái Khất sĩ xuất gia lại pháp danh Bửu Liên. Trước khi xuất gia bên hệ phái Khất sĩ, Ni Trưởng Bửu Liên đã có xây ngôi Tam Bảo (chùa Long An) ngoài đồng bưng xã Mỹ An Phú (nay là xã Mỹ An) và hằng ngày Phật tử tụng Kinh rất đông.
Theo lời kể của Phật tử lớn tuổi gần chùa, tính tình Ni Trưởng hiền và phúc hậu, rất có uy đức và hảo tướng, tu hành nghiêm túc, hướng dẫn Phật tử ăn chay, tu tâm dưỡng tánh. Ngày viên tịch, Ni Trưởng biết trước ngày giờ và an nhiên ngồi thiền thâu thần tịch diệt.
3. Đôi nét về chùa Long An (Chùa Bà Ba Phèn) – là ngôi chùa Ni trưởng tạo lập
Chùa Long An, dân làng còn gọi là chùa Bà Ba Phèn tại ấp 3, xã Mỹ An Phú, được xây vào khoảng thời gian năm 1932-1933, đây được xem là ngôi chùa lớn nhất ở địa phương.
Chùa được xây ở ngoài đồng, diện tích đất chánh điện khoảng 500m2, hai bên là ao, phía sau, bên một bên phòng Ni, một bên nhà trù.
Năm 1950, Ni Trưởng viên tịch, về sau, thỉnh thoảng Ni Trưởng Bạch Liên thường xuyên về tụng Kinh bái sám với Phật tử Bổn tự.
11 năm sau, giặc Mỹ bỏ bom ngay chùa và đốt cháy rụi. Trước khi viên tịch, Ni Trưởng Bửu Liên giao lại ruộng đất cho cháu trai tên Dương Văn Tồn (bác của Sư cô Liên Hiền). Vào khoảng mốc thời điểm năm 2015, do bệnh già biết không qua khỏi, nên Dương Văn Tồn lấy cốt Ni Trưởng Bửu Liên về gần đất nhà xã Lợi Bình Nhơn, Tp.Tân An, tỉnh Long An để con cháu lập tháp thờ (đến bây giờ).
Bên cạnh đó, quý Chư Tôn Đức và quý Phật tử cũng thỉnh cốt về thiêu và đặt tại chùa ở Tp.HCM thì không rõ.
Phật tử Ngọc Bi (em gái ruột của Ni Trưởng Bạch Liên) cho biết thêm: Ni Trưởng Nhất, Nhì, Tam trước khi xuất gia có bàn bạc với Ni Trưởng Bửu Liên và được Ni Trưởng hứa khả, nên 4 vị gặp Tổ Sư Minh Đăng Quang xuất gia một lượt và trở thành 4 vị Ni Trưởng đầu tiên của hệ phái khất sĩ. Sau đó, Ni Trưởng Nhất, Nhị, Tam theo Tổ Sư đi hành đạo còn Ni Trưởng Bửu Liên (do sức khỏe không tốt) nên tiếp tục về chùa do Ni Trưởng thành lập tiếp tục bái sám, tu tập. Đến khi Tổ Sư mất tích, ba vị chia ra hoằng hóa ở khắp nơi: Quận Gò Vấp, Phan Rang, Biên Hòa…
Chùa Long An có nhiều tượng Phật Cổ bằng đồng rất đẹp, sau khi Ni Trưởng viên tịch thì giặc Mỹ đến đốt chùa cháy ruội (Theo lời Phật tử Thiện Hảo trong tọa bộ bản đồ của Mỹ có định vị chùa Long An). Trong thời gian kháng chiến, Ni Trưởng Bửu Liên cùng Ni Trưởng Thanh Liên và Ni Trưởng Bạch Liên có thời gian thì hộ trì cho cách mạng, có khi ngồi tụng Kinh giữa đường chặng đường đánh cách mạng của đế quốc Mỹ.
Sau khi Ni Trưởng Bửu Liên viên tịch, ông nội của Sư cô Liên Hiền (tên Dương Văn Nhu, em trai của Ni Trưởng Bửu Liên) đã thỉnh Phật về nhà ấp 4 (cách chùa Long An 2 km) thờ và sau đó nghe các Cô kể lại có vài vị Ni hệ phái Khất sĩ đã thỉnh đi nơi khác thờ và còn lại người ông nội (Dương Văn Nhu) của Sư cô Liên Hiền đã đem ra Phú Khánh Tự (xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) để thờ.
Hiện tại chùa Long An, ấp 4 Láng Cò, xã Mỹ An, Sư cô Liên Hiền (cháu ruột Ni Trưởng Bạch Liên) đến tìm hiểu thì đất đó hiện do Ông Nguyễn Văn Dúng cất nhà kế bên để sinh sống. Nhưng từ khi mua đất và cất nhà ở phía sau để ở thì vợ chú Dúng là Cô Trịnh Thị Bạch nằm mơ thấy toàn thầy tu, áo vàng và con cái trong gia đình bệnh hoài nên Chú Dúng dời nhà qua đất ruộng và lập mếu trên đất chùa ngày xưa của Ni Trưởng Bửu Liên. Những việc rất nhiệm màu thường xảy ra, dân trong làng rất nhiều vị thường mơ thấy Thầy tu xuất hiện và Sư cô Liên Hiền cũng nằm mơ thấy long thần hộ pháp dẫn về quê hương và Sư cô đã phát tâm trùng tu chùa cách đây một năm.
Tóm lại, cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên không quá nổi bật như các vị xuất trần đương thời, nhưng đâu đó, những công hạnh và công phu tu tập của Ni trưởng Bửu Liên đã cảm hóa tha nhân bằng chính thân và khẩu giáo, bằng chứng là đến ngày nay, khi nhắc đến Ni trưởng Bửu Liên dân làng vẫn thán phục và khen ngợi.
Là một học Ni trẻ, khi tìm hiểu về cuộc đời của Sư bà, chúng con cảm nhận sự hy sinh thầm lặng, sự dũng cảm của một vị Thượng sĩ ẩn danh thời cận đại. Hi vọng rằng qua tấm gương của Ni trưởng Bửu Liên, chúng ta nên học hỏi và thực hành. Bởi chúng ta ai cũng có một lần để sinh ra, hãy sống sao cho thật xứng đáng.
Tác giả: Thích nữ Hạnh Liên
Ni Trưởng Thích Nữ Bửu Liên, thế danh Dương Thị Niệm, (tên thường gọi Ba Phèn). Ni Trưởng là con thứ ba trong gia đình thuần nông, có tám anh, chị em (người con thứ hai, thứ tám chết lúc trẻ). Cha là Dương Văn Cư và Mẹ là Bùi Thị Thiều. Ni trưởng sinh ra trong gia đình thuần nông, có truyền thống yêu nước, nề nếp gia phong đạo đức Nho gia.
Quê quán: Ấp 4 Láng Cò, xã Mỹ An, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An (xưa là Xã Mỹ An Phú, huyện Bến Thủ, tỉnh Long An).
Ni trưởng Bửu Liên sinh năm 1905 và viên tịch Rằm tháng 10 năm 1950 (viên tịch 46 tuổi, hạ lạp 19 tuổi đạo), trụ trì chùa Long An (dân gian còn gọi chùa Bà Ba Phèn) do Ni trưởng thành lập tại chùa ở đồng bưng (đồng trống, xung quanh toàn là ruộng lúa, cây bàng và lát).
2. Sự hy sinh thầm lặng và quá trình hành đạo của Ni trưởng Bửu Liên (còn gọi là Ni Trưởng Diệu Nhẫn)
Do giác ngộ vô thường và nhân duyên đã chín mùi, năm 22 tuổi, Ni trưởng phát tâm xuất gia với Hòa thượng Hoằng Thông, được Hòa thượng đặt pháp danh là Diệu Nhẫn.
Khác với những bậc Ni lưu đương thời, Ni trưởng Bửu Liên mở rộng vòng tay nhận nuôi Ni Trưởng Thanh Liên (thế danh là Huỳnh Thị Mạnh) từ thuở bé do hai đấng song thân đều đã qua đời. Nhờ sớm chiều kinh kệ và sự hướng dẫn tận tình nên Ni trưởng Thanh Liên từ thuở thiếu thời đã thấm nhuần Phật pháp.
Ngoài ra, Ni Trưởng còn dìu dắt Ni Trưởng Bạch Liên (thế danh Võ Thị Hiến) cùng xóm ấp, bà con bên nội với Ni Trưởng Bửu Liên về Sắc Tứ Long Hội Tự (còn gọi chùa Xóm Chuối), làng Tân Hòa Thành, quận Bến Tranh, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang) sớm được tu học Phật pháp tu học với thầy Bổn sư là Hòa thượng Thích Hoằng Thông (cũng là Bổn sư của Ni trưởng Bửu Liên).
Hòa thượng truyền trao giới pháp Sa-di Ni cho Võ Thị Hiến giới pháp Sa-di Ni với pháp danh Nhuận Cung, tự Diệu Phụng vào năm 1942. Cùng xuất gia có Huỳnh Thị Mạnh, pháp danh Nhuận Đắc, tự Diệu Lực. Và 2 vị Diệu Phụng và Diệu Đắc, thường xuyên về chùa Long An ( Ni Trưởng Diệu Nhẫn trụ trì tại ấp 4 Láng Cò, xã Mỹ An Phú) tụng Kinh bái sám với Ni Trưởng Bửu Liên vì sức khỏe từ thuở nhỏ của Ni Trưởng không tốt và hay bệnh.
Sau này, Ni Trưởng Bạch Liên được Ni Trưởng Bửu Liên thương mến hướng dẫn và giới thiệu vào Ban Hộ Niệm Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học.
Ngoài ra, Ni Trưởng Bửu Liên có mối quan hệ thân thuộc với Ni Trưởng Huỳnh Liên (cùng quê ngoại, có sách viết Ni Trưởng Huỳnh Liên gọi Ni Trưởng Bửu Liên là dì). Khi Ni Trưởng Huỳnh Liên (Nguyễn Thị Trừ) xin xuất gia thì Tổ Sư Minh Đăng Quang cho biết phải có bốn vị Ni thì mới thành lập được và phải có vị Ni lớn tuổi để tránh dị nghị, đồn đại. Vì tuổi của Ni Trưởng và Tổ Sư ngang nhau (lúc đó 24 tuổi).
Vì vậy, Ni Trưởng đã động viên hai người bạn thân và một vị Sư cô lớn tuổi chính là Thích nữ Diệu Nhẫn cùng xuất gia cho đủ. Ba vị cùng với một sư cô lớn tuổi đã đến gặp đức Tổ sư Minh Đăng Quang, được đức Tổ sư làm lễ thế phát, trao truyền giới pháp y bát Khất Sĩ làm Tỳ-kheo Ni và thọ ký pháp danh: Huỳnh Liên (đệ nhất), Bạch Liên (đệ nhị), Thanh Liên (đệ tam) và Bửu Liên (đệ tứ), tại Linh Bửu Tự, vào ngày 1 tháng 4 năm Đinh Hợi 1947.
Cả ba Ni trưởng đều được truyền thừa mạng mạch Phật pháp, nối chí đức Tổ sư tu học, khất thực, hành đạo, tiếp độ chúng Ni và hướng dẫn chúng sanh hồi quy Phật pháp.
Vì cảm thấu trước tinh thần vì đạo dấn thân cầu đạo của các cháu nên Ni Trưởng qua hệ phái Khất sĩ xuất gia lại pháp danh Bửu Liên. Trước khi xuất gia bên hệ phái Khất sĩ, Ni Trưởng Bửu Liên đã có xây ngôi Tam Bảo (chùa Long An) ngoài đồng bưng xã Mỹ An Phú (nay là xã Mỹ An) và hằng ngày Phật tử tụng Kinh rất đông.
Theo lời kể của Phật tử lớn tuổi gần chùa, tính tình Ni Trưởng hiền và phúc hậu, rất có uy đức và hảo tướng, tu hành nghiêm túc, hướng dẫn Phật tử ăn chay, tu tâm dưỡng tánh. Ngày viên tịch, Ni Trưởng biết trước ngày giờ và an nhiên ngồi thiền thâu thần tịch diệt.
3. Đôi nét về chùa Long An (Chùa Bà Ba Phèn) – là ngôi chùa Ni trưởng tạo lập
Chùa Long An, dân làng còn gọi là chùa Bà Ba Phèn tại ấp 3, xã Mỹ An Phú, được xây vào khoảng thời gian năm 1932-1933, đây được xem là ngôi chùa lớn nhất ở địa phương.
Chùa được xây ở ngoài đồng, diện tích đất chánh điện khoảng 500m2, hai bên là ao, phía sau, bên một bên phòng Ni, một bên nhà trù.
Năm 1950, Ni Trưởng viên tịch, về sau, thỉnh thoảng Ni Trưởng Bạch Liên thường xuyên về tụng Kinh bái sám với Phật tử Bổn tự.
11 năm sau, giặc Mỹ bỏ bom ngay chùa và đốt cháy rụi. Trước khi viên tịch, Ni Trưởng Bửu Liên giao lại ruộng đất cho cháu trai tên Dương Văn Tồn (bác của Sư cô Liên Hiền). Vào khoảng mốc thời điểm năm 2015, do bệnh già biết không qua khỏi, nên Dương Văn Tồn lấy cốt Ni Trưởng Bửu Liên về gần đất nhà xã Lợi Bình Nhơn, Tp.Tân An, tỉnh Long An để con cháu lập tháp thờ (đến bây giờ).
Bên cạnh đó, quý Chư Tôn Đức và quý Phật tử cũng thỉnh cốt về thiêu và đặt tại chùa ở Tp.HCM thì không rõ.
Phật tử Ngọc Bi (em gái ruột của Ni Trưởng Bạch Liên) cho biết thêm: Ni Trưởng Nhất, Nhì, Tam trước khi xuất gia có bàn bạc với Ni Trưởng Bửu Liên và được Ni Trưởng hứa khả, nên 4 vị gặp Tổ Sư Minh Đăng Quang xuất gia một lượt và trở thành 4 vị Ni Trưởng đầu tiên của hệ phái khất sĩ. Sau đó, Ni Trưởng Nhất, Nhị, Tam theo Tổ Sư đi hành đạo còn Ni Trưởng Bửu Liên (do sức khỏe không tốt) nên tiếp tục về chùa do Ni Trưởng thành lập tiếp tục bái sám, tu tập. Đến khi Tổ Sư mất tích, ba vị chia ra hoằng hóa ở khắp nơi: Quận Gò Vấp, Phan Rang, Biên Hòa…
Chùa Long An có nhiều tượng Phật Cổ bằng đồng rất đẹp, sau khi Ni Trưởng viên tịch thì giặc Mỹ đến đốt chùa cháy ruội (Theo lời Phật tử Thiện Hảo trong tọa bộ bản đồ của Mỹ có định vị chùa Long An). Trong thời gian kháng chiến, Ni Trưởng Bửu Liên cùng Ni Trưởng Thanh Liên và Ni Trưởng Bạch Liên có thời gian thì hộ trì cho cách mạng, có khi ngồi tụng Kinh giữa đường chặng đường đánh cách mạng của đế quốc Mỹ.
Sau khi Ni Trưởng Bửu Liên viên tịch, ông nội của Sư cô Liên Hiền (tên Dương Văn Nhu, em trai của Ni Trưởng Bửu Liên) đã thỉnh Phật về nhà ấp 4 (cách chùa Long An 2 km) thờ và sau đó nghe các Cô kể lại có vài vị Ni hệ phái Khất sĩ đã thỉnh đi nơi khác thờ và còn lại người ông nội (Dương Văn Nhu) của Sư cô Liên Hiền đã đem ra Phú Khánh Tự (xã Phú Mỹ, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) để thờ.
Hiện tại chùa Long An, ấp 4 Láng Cò, xã Mỹ An, Sư cô Liên Hiền (cháu ruột Ni Trưởng Bạch Liên) đến tìm hiểu thì đất đó hiện do Ông Nguyễn Văn Dúng cất nhà kế bên để sinh sống. Nhưng từ khi mua đất và cất nhà ở phía sau để ở thì vợ chú Dúng là Cô Trịnh Thị Bạch nằm mơ thấy toàn thầy tu, áo vàng và con cái trong gia đình bệnh hoài nên Chú Dúng dời nhà qua đất ruộng và lập mếu trên đất chùa ngày xưa của Ni Trưởng Bửu Liên. Những việc rất nhiệm màu thường xảy ra, dân trong làng rất nhiều vị thường mơ thấy Thầy tu xuất hiện và Sư cô Liên Hiền cũng nằm mơ thấy long thần hộ pháp dẫn về quê hương và Sư cô đã phát tâm trùng tu chùa cách đây một năm.
Tóm lại, cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên không quá nổi bật như các vị xuất trần đương thời, nhưng đâu đó, những công hạnh và công phu tu tập của Ni trưởng Bửu Liên đã cảm hóa tha nhân bằng chính thân và khẩu giáo, bằng chứng là đến ngày nay, khi nhắc đến Ni trưởng Bửu Liên dân làng vẫn thán phục và khen ngợi.
Là một học Ni trẻ, khi tìm hiểu về cuộc đời của Sư bà, chúng con cảm nhận sự hy sinh thầm lặng, sự dũng cảm của một vị Thượng sĩ ẩn danh thời cận đại. Hi vọng rằng qua tấm gương của Ni trưởng Bửu Liên, chúng ta nên học hỏi và thực hành. Bởi chúng ta ai cũng có một lần để sinh ra, hãy sống sao cho thật xứng đáng.
Tác giả: Thích nữ Hạnh Liên
Các Tin Khác