Vận động ăn chay để bảo vệ môi trường từ Hội thảo “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững”
Ngày đăng: 08:05:35 08-12-2020 . Xem: 2584
Hội thảo khoa học quốc tế GIS toàn quốc 2020 với chủ đề “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững” được diễn ra từ ngày 01 đến ngày 05/12/2020, tại Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) với hàng trăm đại biểu tham dự. Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng đến phát triển bền vững phải đảm bảo ba trục: kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, trục môi trường phải thể hiện là một đô thị sạch, đáng sống và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học trao đổi và chia sẻ các kết quả nghiên cứu cơ bản và ứng dụng GIS, GNSS, Viễn thám trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường và đô thị nhằm đề xuất các hướng nghiên cứu, hợp tác và phát triển công nghệ GIS, GNSS, Viễn thám trong thời gian tới.
Ngoài ra, mục tiêu của Hội thảo năm nay sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực ứng dụng GIS, GNSS và Viễn thám trong công tác quản lý Nhà nước và quản lý phát triển đô thị, hướng đến mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, góp phần phát triển bền vững tại Việt Nam.
PGS.TS Võ Lê Phú cũng đánh giá cao ứng dụng GIS và RS trong quản lý môi trường, biến đổi khí hậu và trong đô thị thông minh. TP.HCM đang nỗ lực xây dựng đô thị phía Đông là đô thị thông minh, việc ứng dụng GIS kết hợp với các công nghệ khác là một giải pháp có tính khả thi cao.
PGS.TS Võ Lê Phú - Trưởng khoa Tài nguyên và môi trường, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Tại Hội thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, PGS. TS Phạm Danh Thảo chia sẻ: “TP.HCM với vai trò đầu tầu kinh tế của cả nước đã và đang không ngừng đẩy mạnh hoạt động phát triển khoa học ứng dụng, tối ưu hóa nguồn lực để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hội bền vững, hướng tới đô thị thông minh. Trước xu thế đó, Trường Đại học Bách khoa đã đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ mới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong đó, Trường đã tập trung nghiên cứu, đào taọ công nghệ GIS, viễn thám kết hợp với điện toán đám mây, khai phá dữ liệu lớn, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo,…”
Theo GS. Mai Trọng Nhuận, Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội: “Trong thời gian tới, để đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, đặc biệt là việc xây dựng chuỗi đô thị thông minh tại Việt Nam, chúng ta cần nâng cao việc thay đổi nhận thức về GIS, viễn thám theo hướng đa ngành, liên ngành, xuyên ngành, đa ứng dụng”.
“Chúng ta cần tạo ra sản phẩm độc đáo, giá trị ứng dụng cao trong phát triển đô thị thông minh theo hướng bền vững, carbon thấp, chống chịu cao; thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro và giảm nhẹ thiên tai; sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học,…” – GS. Mai Trọng Nhuận nhấn mạnh.
Cũng theo GS. Mai Trọng Nhuận, Việt Nam cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thông minh, nhạy cảm, đam mê với phát triển và ứng dụng tích hợp GIS, viễn thám. Để làm được điều này cần kết hợp hiệu quả nhanh, gọn giữa “ba nhà”: Khoa học công nghệ – Nhà nước – Doanh nghiệp theo mô hình technopolis,…
Đồng quan điểm trên, PGS. TS Lê Văn Trung cho rằng: “Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phải là xu thế liên ngành, không thể đứng riêng lẻ, từng khoa, từng bộ môn mà có thể triển khai được yêu cầu đặt ra đối với đô thị thông minh, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Vì vậy, các chương trình đào tạo trong các cơ sở đào tạo cần thiết 2 năm cập nhật một lần để tiếp cận công nghệ mới và hình thành giải pháp mới”.
Năm nay, Hội thảo đã tuyển chọn 64 bài báo trong số 136 bài của hơn 300 tác giả để đăng trên Kỷ yếu Hội thảo GIS Toàn Quốc 2020 và 25 bài báo đăng trên tạp chí OIP - Proceedings of the International Conference on Environment, Resources and Earth Sciences 2020 (ICERES 2020).
Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đã được giới thiệu nhiều nội dung liên quan đến ứng dụng GIS trong cuộc sống
Tại đây, đại diện các doanh nghiệp công nghệ mới cũng đã đưa ra những giải pháp cho đô thị thông minh; Ứng dụng GIS trong quản lý Nhà nước; Quản lý tài nguyên môi trường và phát triển bền vững; Ứng dụng công nghệ mới trong quản lý hạ tầng đô thị,…
Đây là hội thảo thường niên được tổ chức từ năm 2009, là diễn đàn để các nhà khoa học trao đổi và chia sẻ các kết quả nghiên cứu cơ bản và ứng dụng GIS, hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS), công nghệ viễn thám (RS) trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường và đô thị. Từ đó đề xuất các hướng nghiên cứu, hợp tác và phát triển các công nghệ này trong thời gian tới.
Vào tối ngày 04/12, các Đại biểu tham dự được phục vụ thức ăn thuần chay góp phần bảo vệ khí hậu và môi trường trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng trên thế giới; biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, xâm nhập mặn, sạt lở. Càng giảm tiêu thụ thịt động vật, lượng khí thải chăn nuôi sẽ càng giảm. Liệu có thể cụ thể hóa điều đó trong cam kết hay không? Đó là mục tiêu đang hướng tới. Ví dụ như tại Pháp từ năm 2019, luật của Pháp bắt buộc canteen các trường học mỗi tuần phải có một bữa trưa thuần chay nhằm góp phần đạt mục tiêu trung hòa cacbon vào năm 2050. Một bữa ăn chay giúp giảm 3kg khí nhà kính, tiết kiệm được khoảng 2.000 lít nước, có thêm 7kg lương thực để giúp trẻ em nghèo đói.
PGS.TS Võ Lê Phú, Trưởng khoa Môi trường và Tài nguyên cho biết: “Ăn chay không đơn thuần chỉ là vấn đề tín ngưỡng, mà còn đảm bảo sức khỏe và hướng đến bảo vệ môi trường. Chúng ta càng giảm tiêu thụ thịt động vật, lượng khí thải chăn nuôi sẽ càng giảm. Việc ăn chay, giảm ăn thịt sẽ gián tiếp giảm khí thải nhà kính”. Vì phân bò, phân heo những chất thải từ động vật là những nguồn phát khải khí metan (CH4) thông qua quá trình phân hủy. Trong khi đó, metan là một khí gây hiệu ứng nhà kính, trung bình cứ 100 năm mỗi kg mêtan làm ấm Trái Đất gấp 25 lần 1kg CO2.
Hoa Nắng
Hội thảo là diễn đàn để các nhà khoa học trao đổi và chia sẻ các kết quả nghiên cứu cơ bản và ứng dụng GIS, GNSS, Viễn thám trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường và đô thị nhằm đề xuất các hướng nghiên cứu, hợp tác và phát triển công nghệ GIS, GNSS, Viễn thám trong thời gian tới.
Ngoài ra, mục tiêu của Hội thảo năm nay sẽ tập trung vào việc nâng cao năng lực ứng dụng GIS, GNSS và Viễn thám trong công tác quản lý Nhà nước và quản lý phát triển đô thị, hướng đến mục tiêu xây dựng đô thị thông minh, góp phần phát triển bền vững tại Việt Nam.
PGS.TS Võ Lê Phú cũng đánh giá cao ứng dụng GIS và RS trong quản lý môi trường, biến đổi khí hậu và trong đô thị thông minh. TP.HCM đang nỗ lực xây dựng đô thị phía Đông là đô thị thông minh, việc ứng dụng GIS kết hợp với các công nghệ khác là một giải pháp có tính khả thi cao.
PGS.TS Võ Lê Phú - Trưởng khoa Tài nguyên và môi trường, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Tại Hội thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa, PGS. TS Phạm Danh Thảo chia sẻ: “TP.HCM với vai trò đầu tầu kinh tế của cả nước đã và đang không ngừng đẩy mạnh hoạt động phát triển khoa học ứng dụng, tối ưu hóa nguồn lực để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hội bền vững, hướng tới đô thị thông minh. Trước xu thế đó, Trường Đại học Bách khoa đã đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ mới trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong đó, Trường đã tập trung nghiên cứu, đào taọ công nghệ GIS, viễn thám kết hợp với điện toán đám mây, khai phá dữ liệu lớn, internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo,…”
Theo GS. Mai Trọng Nhuận, Nguyên Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội: “Trong thời gian tới, để đáp ứng kịp nhu cầu phát triển, đặc biệt là việc xây dựng chuỗi đô thị thông minh tại Việt Nam, chúng ta cần nâng cao việc thay đổi nhận thức về GIS, viễn thám theo hướng đa ngành, liên ngành, xuyên ngành, đa ứng dụng”.
“Chúng ta cần tạo ra sản phẩm độc đáo, giá trị ứng dụng cao trong phát triển đô thị thông minh theo hướng bền vững, carbon thấp, chống chịu cao; thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro và giảm nhẹ thiên tai; sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học,…” – GS. Mai Trọng Nhuận nhấn mạnh.
Cũng theo GS. Mai Trọng Nhuận, Việt Nam cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thông minh, nhạy cảm, đam mê với phát triển và ứng dụng tích hợp GIS, viễn thám. Để làm được điều này cần kết hợp hiệu quả nhanh, gọn giữa “ba nhà”: Khoa học công nghệ – Nhà nước – Doanh nghiệp theo mô hình technopolis,…
Đồng quan điểm trên, PGS. TS Lê Văn Trung cho rằng: “Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phải là xu thế liên ngành, không thể đứng riêng lẻ, từng khoa, từng bộ môn mà có thể triển khai được yêu cầu đặt ra đối với đô thị thông minh, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Vì vậy, các chương trình đào tạo trong các cơ sở đào tạo cần thiết 2 năm cập nhật một lần để tiếp cận công nghệ mới và hình thành giải pháp mới”.
Năm nay, Hội thảo đã tuyển chọn 64 bài báo trong số 136 bài của hơn 300 tác giả để đăng trên Kỷ yếu Hội thảo GIS Toàn Quốc 2020 và 25 bài báo đăng trên tạp chí OIP - Proceedings of the International Conference on Environment, Resources and Earth Sciences 2020 (ICERES 2020).
Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu đã được giới thiệu nhiều nội dung liên quan đến ứng dụng GIS trong cuộc sống
Tại đây, đại diện các doanh nghiệp công nghệ mới cũng đã đưa ra những giải pháp cho đô thị thông minh; Ứng dụng GIS trong quản lý Nhà nước; Quản lý tài nguyên môi trường và phát triển bền vững; Ứng dụng công nghệ mới trong quản lý hạ tầng đô thị,…
Đây là hội thảo thường niên được tổ chức từ năm 2009, là diễn đàn để các nhà khoa học trao đổi và chia sẻ các kết quả nghiên cứu cơ bản và ứng dụng GIS, hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS), công nghệ viễn thám (RS) trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường và đô thị. Từ đó đề xuất các hướng nghiên cứu, hợp tác và phát triển các công nghệ này trong thời gian tới.
Vào tối ngày 04/12, các Đại biểu tham dự được phục vụ thức ăn thuần chay góp phần bảo vệ khí hậu và môi trường trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan rộng trên thế giới; biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, xâm nhập mặn, sạt lở. Càng giảm tiêu thụ thịt động vật, lượng khí thải chăn nuôi sẽ càng giảm. Liệu có thể cụ thể hóa điều đó trong cam kết hay không? Đó là mục tiêu đang hướng tới. Ví dụ như tại Pháp từ năm 2019, luật của Pháp bắt buộc canteen các trường học mỗi tuần phải có một bữa trưa thuần chay nhằm góp phần đạt mục tiêu trung hòa cacbon vào năm 2050. Một bữa ăn chay giúp giảm 3kg khí nhà kính, tiết kiệm được khoảng 2.000 lít nước, có thêm 7kg lương thực để giúp trẻ em nghèo đói.
PGS.TS Võ Lê Phú, Trưởng khoa Môi trường và Tài nguyên cho biết: “Ăn chay không đơn thuần chỉ là vấn đề tín ngưỡng, mà còn đảm bảo sức khỏe và hướng đến bảo vệ môi trường. Chúng ta càng giảm tiêu thụ thịt động vật, lượng khí thải chăn nuôi sẽ càng giảm. Việc ăn chay, giảm ăn thịt sẽ gián tiếp giảm khí thải nhà kính”. Vì phân bò, phân heo những chất thải từ động vật là những nguồn phát khải khí metan (CH4) thông qua quá trình phân hủy. Trong khi đó, metan là một khí gây hiệu ứng nhà kính, trung bình cứ 100 năm mỗi kg mêtan làm ấm Trái Đất gấp 25 lần 1kg CO2.
Hoa Nắng
Các Tin Khác