TIỂU SỬ HÒA THƯỢNG THÍCH THIỆN HIỆN
Ngày đăng: 02:58:53 04-01-2021 . Xem: 2567
- Thành viên HĐCM TW GHPGVN;
- Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai;
- Chứng minh BTS GHPGVN huyện Vĩnh Cửu;
- Nguyên Ủy viên Hướng dẫn Nam Nữ Phật tử tỉnh Đồng Nai;
- Nguyên Chánh Đại diện Phật giáo huyện Vĩnh Cửu khóa I đến khóa IV;
- Viện chủ Chùa Phổ Quang và Chùa Hội Phước (huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai).
I. Thân Thế
Cố Hòa thượng Thích Thiện Hiện – thế danh là Phạm Tấn Tài, sinh năm 1931 tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai). Cha là cụ ông Phạm Văn Tào, mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Diệt. Cố Hòa thượng là người con trai duy nhất trong gia đình. Thân phụ và thân mẫu của cố Hòa thượng là người kính tin Tam bảo, nên vào năm cố Hòa thượng lên 12 tuổi, ông bà đưa Hòa thượng lên núi Châu Thới công quả, vì cố Hòa thượng là bà con cô cậu với Hòa thượng Thích Huệ Thông – thành viên HĐCM TW GHPGVN và cố Hòa thượng Thích Minh Thiện – Nguyên UV HĐTS, Trưởng ban BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương.
II. Thời gian xuất gia và tu học
Năm 1943, hội đủ duyên lành cố Hòa thượng thế phát xuất gia với Trưởng lảo Hòa thượng, thượng Thuần hạ Thắng tại Núi Gò Mọi, sau này là chùa Phổ Đà, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, được Hòa thượng đặt cho pháp danh Thiện Hiện, pháp tự là Pháp Hiển.
Đến năm 1946, cố Hòa thượng được Bổn sư cho Ngài đến cầu pháp với Trưởng lão Hòa thượng, thượng Huệ hạ Thành – nguyên Tăng thống Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, nguyên Phó pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Ban trị sự Phật giáo đầu tiên tỉnh Đồng Nai, Viện chủ Tổ đình Long Thiền. Ngài được Trưởng lão Hòa thượng cho pháp hiệu là Nhật Thiện nối tiếp dòng thiền Lâm tế Gia phổ đời thứ 41.
III. Sự nghiệp đạo pháp và dân tộc
A. ĐẠO PHÁP
Năm 1967, cố Hòa thượng thọ Tỳ kheo tại đại giới đàn chùa Bửu Phong, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Năm 1968, Sau khi chính thức đứng vào hàng trưởng tử Như Lai, Cố trưởng lão Hòa thượng, thượng Huệ hạ Thành, tin tưởng giao trọng trách về chùa Hội Phước, ấp Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai làm trụ trì và tiếp Tăng độ chúng, hướng dẫn Nam nữ Phật tử tu học.
Năm 1973 – 1975: Ủy viên liên lạc Phật giáo cứu quốc Nam bộ;
Năm 1973 – 1981: Ủy viên GHPG Cổ truyền Việt Nam;
Đến năm 1982, Đại Hội phật giáo Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại tỉnh Đồng Nai, Hòa thượng là 1 trong 25 ủy viên và đảm nhiệm chức vụ, Ủy viên Ban trị sự kiêm Trưởng ban hướng dẫn Nam Nữ phật tử và xuyên suốt tham gia 6 nhiệm kỳ là Ủy viên thường trực Ban trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai.
Sau đó, Đại hội đại biểu Phật giáo huyện Vĩnh Cửu, cố Hòa thượng được Đại hội suy cử đảm nhiệm chức vụ: Chánh đại diện Giáo hội phật giáo Việt Nam huyện Vĩnh Cửu từ khóa I đến khóa VI.
Đến năm 2011-2020, hai nhiệm kỳ cố Hòa thượng được Đại hội đại biểu Phật giáo huyện Vĩnh Cửu khóa VII và khóa VIII bái thỉnh Ngài với chức vụ tối cao là Chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai và huyện Vĩnh Cửu. Vậy từ khi Phật giáo Việt Nam thành lập thì Hòa thượng đã tham gia phục vụ Giáo hội cho tới ngày hôm nay.
B. DÂN TỘC
- 1954 – 1975: Cùng toàn dân tham gia kháng chiến;
- 1975 – 2011: Ủy viên UBMTTQVN huyện Vĩnh Cửu; HĐND huyện Vĩnh Cữu nhiều khóa;
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ xâm lược, cố Hòa thượng chính là một người Cộng sản ưu tú và luôn che giấu và nuôi nấng cán bộ Cách mạng. Điển hình tại nhà của Hòa thượng là có một cái hầm bí mật để hoạt động Cách mạng. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Hòa thượng được Chánh quyền huyện nhà mời cố Hòa thượng giử chức vụ Chủ tịch Ủy ban xã, Hòa thượng khước từ và trả lời rằng: “Anh em hoạt động Cánh mạng rất gian lao cực khổ và biết bao nhiêu gia đình đã nằm xuống vì màu cờ tổ quốc nên cơ cấu những anh em đó làm việc Chánh quyền, còn tôi là người xuất gia con Phật chỉ làm chủ tịch Phật tử mà thôi.” Với những lời nói dí dỏm đó mà Hòa thượng được rất nhiều cán bộ lãnh đạo tôn kính.
Những việc làm và hành động của gia đình cố Hòa thượng với cá nhân bản thân nên vào ngày ngày 1 tháng 1 năm 1980, gia đình Hòa thượng được công nhận là Gia đình Liệt sĩ. Phần thưởng tối cao nhất vào ngày 4 tháng 2 năm 1988, Hòa thượng được Hội Đồng Bộ Trưởng truy tặng Huy chương kháng chiến hạng nhất.
Trong quá trình tham gia giáo hội và luôn làm tốt công tác Phật sự, Hòa thượng được nhận rất nhiều bằng tuyên dương công đức của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai.
Với vai trò là Chánh Đại Diện GHPGVN huyện nhà, Hòa Thượng được lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu giao cho rất nhiều trọng trách của Chánh quyền, vì thế Hòa thượng được rất nhiều bằng khen của Mặt trận Trung Ương, Kỷ niệm chương Đại đoàn kết dân tộc và nhiều bằng khen, giấy khen của Chánh quyền tỉnh Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu và Địa phương sở tại.
IV. Thời gian viên tịch
Từ ngày phát tâm xuất gia đến nay, cố Hòa thượng Thích Thiện Hiện đã dày công xây dựng, bảo vệ Phật giáo và dân tộc, nhưng rồi đến lúc phải thuận thế vô thường trở về với Phật, với lịch đại tổ sư, nên cố Hòa thượng xả báo an tường thu thần thị tịch vào lúc 00 giờ 55 phút, ngày 01tháng 01 năm 2021, nhằm 19/11/Canh Tý.
- Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Đồng Nai;
- Chứng minh BTS GHPGVN huyện Vĩnh Cửu;
- Nguyên Ủy viên Hướng dẫn Nam Nữ Phật tử tỉnh Đồng Nai;
- Nguyên Chánh Đại diện Phật giáo huyện Vĩnh Cửu khóa I đến khóa IV;
- Viện chủ Chùa Phổ Quang và Chùa Hội Phước (huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai).
I. Thân Thế
Cố Hòa thượng Thích Thiện Hiện – thế danh là Phạm Tấn Tài, sinh năm 1931 tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai). Cha là cụ ông Phạm Văn Tào, mẹ là cụ bà Nguyễn Thị Diệt. Cố Hòa thượng là người con trai duy nhất trong gia đình. Thân phụ và thân mẫu của cố Hòa thượng là người kính tin Tam bảo, nên vào năm cố Hòa thượng lên 12 tuổi, ông bà đưa Hòa thượng lên núi Châu Thới công quả, vì cố Hòa thượng là bà con cô cậu với Hòa thượng Thích Huệ Thông – thành viên HĐCM TW GHPGVN và cố Hòa thượng Thích Minh Thiện – Nguyên UV HĐTS, Trưởng ban BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương.
II. Thời gian xuất gia và tu học
Năm 1943, hội đủ duyên lành cố Hòa thượng thế phát xuất gia với Trưởng lảo Hòa thượng, thượng Thuần hạ Thắng tại Núi Gò Mọi, sau này là chùa Phổ Đà, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, được Hòa thượng đặt cho pháp danh Thiện Hiện, pháp tự là Pháp Hiển.
Đến năm 1946, cố Hòa thượng được Bổn sư cho Ngài đến cầu pháp với Trưởng lão Hòa thượng, thượng Huệ hạ Thành – nguyên Tăng thống Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, nguyên Phó pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nguyên Trưởng ban Ban trị sự Phật giáo đầu tiên tỉnh Đồng Nai, Viện chủ Tổ đình Long Thiền. Ngài được Trưởng lão Hòa thượng cho pháp hiệu là Nhật Thiện nối tiếp dòng thiền Lâm tế Gia phổ đời thứ 41.
III. Sự nghiệp đạo pháp và dân tộc
A. ĐẠO PHÁP
Năm 1967, cố Hòa thượng thọ Tỳ kheo tại đại giới đàn chùa Bửu Phong, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Năm 1968, Sau khi chính thức đứng vào hàng trưởng tử Như Lai, Cố trưởng lão Hòa thượng, thượng Huệ hạ Thành, tin tưởng giao trọng trách về chùa Hội Phước, ấp Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai làm trụ trì và tiếp Tăng độ chúng, hướng dẫn Nam nữ Phật tử tu học.
Năm 1973 – 1975: Ủy viên liên lạc Phật giáo cứu quốc Nam bộ;
Năm 1973 – 1981: Ủy viên GHPG Cổ truyền Việt Nam;
Đến năm 1982, Đại Hội phật giáo Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại tỉnh Đồng Nai, Hòa thượng là 1 trong 25 ủy viên và đảm nhiệm chức vụ, Ủy viên Ban trị sự kiêm Trưởng ban hướng dẫn Nam Nữ phật tử và xuyên suốt tham gia 6 nhiệm kỳ là Ủy viên thường trực Ban trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai.
Sau đó, Đại hội đại biểu Phật giáo huyện Vĩnh Cửu, cố Hòa thượng được Đại hội suy cử đảm nhiệm chức vụ: Chánh đại diện Giáo hội phật giáo Việt Nam huyện Vĩnh Cửu từ khóa I đến khóa VI.
Đến năm 2011-2020, hai nhiệm kỳ cố Hòa thượng được Đại hội đại biểu Phật giáo huyện Vĩnh Cửu khóa VII và khóa VIII bái thỉnh Ngài với chức vụ tối cao là Chứng minh Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Nai và huyện Vĩnh Cửu. Vậy từ khi Phật giáo Việt Nam thành lập thì Hòa thượng đã tham gia phục vụ Giáo hội cho tới ngày hôm nay.
B. DÂN TỘC
- 1954 – 1975: Cùng toàn dân tham gia kháng chiến;
- 1975 – 2011: Ủy viên UBMTTQVN huyện Vĩnh Cửu; HĐND huyện Vĩnh Cữu nhiều khóa;
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Mỹ xâm lược, cố Hòa thượng chính là một người Cộng sản ưu tú và luôn che giấu và nuôi nấng cán bộ Cách mạng. Điển hình tại nhà của Hòa thượng là có một cái hầm bí mật để hoạt động Cách mạng. Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Hòa thượng được Chánh quyền huyện nhà mời cố Hòa thượng giử chức vụ Chủ tịch Ủy ban xã, Hòa thượng khước từ và trả lời rằng: “Anh em hoạt động Cánh mạng rất gian lao cực khổ và biết bao nhiêu gia đình đã nằm xuống vì màu cờ tổ quốc nên cơ cấu những anh em đó làm việc Chánh quyền, còn tôi là người xuất gia con Phật chỉ làm chủ tịch Phật tử mà thôi.” Với những lời nói dí dỏm đó mà Hòa thượng được rất nhiều cán bộ lãnh đạo tôn kính.
Những việc làm và hành động của gia đình cố Hòa thượng với cá nhân bản thân nên vào ngày ngày 1 tháng 1 năm 1980, gia đình Hòa thượng được công nhận là Gia đình Liệt sĩ. Phần thưởng tối cao nhất vào ngày 4 tháng 2 năm 1988, Hòa thượng được Hội Đồng Bộ Trưởng truy tặng Huy chương kháng chiến hạng nhất.
Trong quá trình tham gia giáo hội và luôn làm tốt công tác Phật sự, Hòa thượng được nhận rất nhiều bằng tuyên dương công đức của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban trị sự Phật giáo tỉnh Đồng Nai.
Với vai trò là Chánh Đại Diện GHPGVN huyện nhà, Hòa Thượng được lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu giao cho rất nhiều trọng trách của Chánh quyền, vì thế Hòa thượng được rất nhiều bằng khen của Mặt trận Trung Ương, Kỷ niệm chương Đại đoàn kết dân tộc và nhiều bằng khen, giấy khen của Chánh quyền tỉnh Đồng Nai, huyện Vĩnh Cửu và Địa phương sở tại.
IV. Thời gian viên tịch
Từ ngày phát tâm xuất gia đến nay, cố Hòa thượng Thích Thiện Hiện đã dày công xây dựng, bảo vệ Phật giáo và dân tộc, nhưng rồi đến lúc phải thuận thế vô thường trở về với Phật, với lịch đại tổ sư, nên cố Hòa thượng xả báo an tường thu thần thị tịch vào lúc 00 giờ 55 phút, ngày 01tháng 01 năm 2021, nhằm 19/11/Canh Tý.
- Thọ thế: 90 tuổi
- Hạ lạp: 70 mùa An cư
Các Tin Khác