• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Đời Sống

  • Danh Tăng

Tổ sư Pháp Loa

Ngày đăng: 22:13:02 09-10-2017 . Xem: 11825
TỔ THỨ HAI THIỀN PHÁI TRÚC LÂM YÊN TỬ- VIỆT NAM

Thiền sư Pháp Loa, Tổ thứ hai Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam tên thật là Đồng Kiên Cương, sanh ngày mùng 7 tháng 5, năm Thiệu Bảo thứ 6 (1284), quê làng Cửu La, phủ Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ngài thiên tư đĩnh ngộ khác người, ấu thời miệng không nói lời ác, ăn không thích thịt cá.

Năm 21 tuổi, Ngài gặp Điều Ngự Giác Hoàng liền xin xuất gia. Sau đó Điều Ngự gởi Ngài thọ học với Hòa thượng Tánh Giác ở chùa Quỳnh Quán. Một hôm, nhân đọc kinh Lăng-nghiêm đến đoạn “Thất xứ trưng tâm” trong lòng chấn động, Ngài liền quay về yết kiến Điều Ngự. Thế là từ đó được hầu hạ bên cạnh Điều Ngự, ra vào đều thưa hỏi, lâu ngày càng thêm tỉnh. Ngài trình kệ, Điều Ngự dạy phải tự tham. Ngài vào phòng đầu óc nặng trĩu, thức đến quá nửa đêm, bỗng thấy bông đèn tàn rụng, chợt đại ngộ, bèn đem chỗ ngộ trình lên Điều Ngự và được ấn chứng. Từ đây, Ngài lập nguyện tu hạnh Đầu-đà.



Đến niên hiệu Hưng Long thứ 13 (1305), Điều Ngự đưa Ngài lên liêu Kỳ Lân cho thọ giới Tỳ-kheo và giới Bồ-tát. Thấy chỗ tham học của Ngài đã thành đạt, Điều Ngự ban hiệu Pháp Loa.

Năm Hưng Long thứ 15, Ngài 24 tuổi. Bấy giờ Điều Ngự trụ ở am Thiên Bảo Quan vì Ngài giảng Đại Huệ Ngữ Lục. Đến tháng 5, Điều Ngự lên ở am trên đảnh Ngọa Vân Phong. Ngày rằm làm lễ Bố-tát, sám hối tụng giới xong, Điều Ngự bảo mọi người xuống, lấy y bát và viết tâm kệ trao cho Ngài dạy khéo gìn giữ.

Ngày mùng 1 tháng Giêng năm Hưng Long thứ 16 (1308), Ngài vâng lệnh Điều Ngự làm lễ nối pháp Trụ trì tại nhà Cam Lồ chùa Siêu Loại. Khai lễ có vua Anh Tông và đình thần đến dự. Điều Ngự lên đàn thuyết pháp rồi nhường chỗ cho Ngài giảng đạo. Lễ xong, Điều Ngự đặt Ngài kế thế Trụ trì chùa Siêu Loại và làm chủ sơn môn Yên Tử, là đời thứ hai của phái Trúc Lâm.

Tháng 11 năm 1308 Điều Ngự tịch, Ngài phụng mạng cung nghinh xá-lợi về kinh đô. Trở về núi, Ngài soạn lại những bài tụng của Điều Ngự lúc ở Thạch Thất làm thành quyển Thạch Thất Mị Ngữ.

Năm Hưng Long thứ 19 (1311), Ngài phụng chiếu tiếp tục khắc bản Đại tạng kinh, giao thiền sư Bảo Sát làm chủ việc này. Tháng 9 năm Hưng Long thứ 21 (1313), Ngài phụng chiếu đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Lượng Giang định chức cho tăng đồ. Chúng tăng từ đây mới có sổ bộ. Về sau cứ ba năm một lần độ tăng như thế.

Tháng 2, năm Đại Khánh thứ 4 (1317) đời Trần Minh Tông, Ngài bệnh nặng. Bấy giờ Ngài đem y của Điều Ngự và viết tâm kệ trao lại cho thiền sư Huyền Quang. Đồng thời pháp khí và gậy trao cho Cảnh Ngung, phất tử trao cho Cảnh Huy, gậy tre trao cho Huệ Quán, pháp thơ và pháp cụ trao cho Huệ Nhiên, linh vàng trao cho Hải Ấn, sử vàng trao cho Huệ Chúc. Sau ít hôm, bệnh được lành.

Năm đầu Khai Hựu (1329), đời Trần Hiến Tông, Ngài mở thêm cảnh Côn Sơn và Thanh Mai Sơn làm thành danh lam thắng cảnh.

Ngày mùng 5 tháng 2, năm Khai Hựu thứ 2 (1330) Ngài phát bệnh trong hội giảng kinh Hoa Nghiêm tại An Lạc tàng viện. Đến ngày 11 bệnh trở nặng. Ngày mùng 1 tháng 3, Thượng hoàng Trần Minh Tông đích thân đến thăm bệnh và gọi Thái y đến trị cho Ngài.

Đêm mùng 3 bệnh Ngài càng nặng hơn, thiền sư Huyền Quang thưa:
- Xưa nay đến chỗ ấy, buông đi là tốt hay nắm lại là tốt?
 
Ngài bảo:
- Thảy đều không can hệ.
 
Ngài Huyền Quang thưa:
- Khi thảy đều không can hệ thì thế nào?
 
Ngài bảo:
- Tùy xứ tát-bà-ha.
 
Đệ tử đồng đến thỉnh:
- Người xưa lúc sắp tịch đều có để kệ dạy đệ tử, sao riêng Thầy không có?
 
Ngài quở trách họ. Giây lâu bèn ngồi dậy viết một bài kệ:

Âm:
Vạn duyên tài đoạn nhất thân nhàn,
Tứ thập dư niên mộng huyễn gian.
Trân trọng chư nhân hưu tá vấn,
Na biên phong nguyệt cánh man khoan.
Dịch:
Muôn duyên cắt đứt, một thân nhàn,
Hơn bốn mươi năm giấc mộng tràng.
Nhắn bảo mọi người thôi chớ hỏi,
Bên kia trăng gió rộng thênh thang.

 
Viết xong, Ngài ném bút an nhiên thị tịch, trụ thế 47 tuổi. Đệ tử theo lời phó chúc của Ngài, đưa nhục thể nhập tháp tại Thanh Mai Sơn.

Đến ngày 11 tháng 3, Thái thượng hoàng ngự bút ban hiệu Ngài là Tịnh Trí Tôn Giả, tháp tên Viên Thông và đề một bài thi vãn:
 
Thùy thủ trần hoàn dĩ liễu duyên,
Giác Hoàng kim lũ đắc nhân truyền.
Thanh Sơn mạn thảo quan tàng lý,
Bích thọ thâm sương xác thuế thiền.
Dạ yểm giảng đường kim cổ nguyệt,
Hiểu mê trượng thất hữu vô yên.
Tương đầu châm giới ta phi tích,
Trác tựu ai chương thế lệ huyền.
 
Đã hết duyên trần thõng tay đi,
Giác Hoàng kim tuyến được truyền y.
Thanh Sơn cỏ mọc che phần mộ,
Cây biếc trong sương để xác ve.
Đêm phủ giảng đường trăng kim cổ,
Ngày ngày trượng thất khói mờ che.
Thân mến biết bao, ôi luyến tiếc,
Nhớ công giáo hóa lệ đầy mi.

 
Tác phẩm của Ngài còn lưu truyền:
- Đoạn sách lục.
- Tham thiền chỉ yếu.
- Kim Cương đạo tràng đà-la-ni kinh.
- Tán Pháp Hoa kinh khoa số.
- Bát-nhã tâm kinh khoa.
- Và một bài kệ thị tịch.
 
Tổ sư Pháp Loa xuất thế với một phát tích kỳ đặc, kết duyên với Phật giáo Việt Nam, kế thừa và phát triển dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, mở ra trang sử Phật sáng chói với một giáo hội trang nghiêm, tăng già hòa hợp và một nền văn hóa Phật giáo vươn lên đến đỉnh cao nhất thời bấy giờ.

Phật giáo đời Trần bắt đầu mở ra một thời kỳ phát triển rộng khắp kể từ khi Giáo hội Trúc Lâm Yên Tử có được cánh tay hỗ trợ đắc lực của Ngài. Có thể nói, ngoài việc nối nắm tông phong, lãnh đạo Giáo hội Trúc Lâm Yên Tử do Điều Ngự ủy thác, ngài còn hoàn thành xuất sắc các công tác Phật sự quan trọng như: Tổ chức giáo hội, in ấn Đại tạng kinh Việt Nam, cấp độ điệp cho tăng sĩ, tiếp độ hàng ngàn tăng chúng, thuyết pháp độ sinh…  Ngài quả thật là một tấm gương sáng cho tăng sĩ Việt Nam, tiếp bước Điều Ngự, suốt một cuộc đời hành đạo và hóa đạo không biết mệt mỏi.

Con người của Tổ sư là con người của tha nhân, đến đi tùy duyên, tự do tự tại, viên dung vô ngại. Ngày nay, thiền tông Việt Nam có cơ duyên phát triển cũng nhờ vào uy đức của lịch đại Tổ sư thuở trước. Nếu Đệ nhị tổ phát huy Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đời Trần như một tinh ba của Phật giáo nước nhà thì thiền tăng Việt Nam ngày nay cần phải nỗ lực học tập, hành trì và truyền nối dòng thiền tổ tông ngày càng tốt đẹp bền vững. Đây là sứ mệnh của tăng sĩ Việt Nam, chúng ta cần trân quý giữ gìn và phát huy.
 
                                                                             BAN KIẾN ĐÀN ĐẠI GIỚI ĐÀN PHÁP LOA - 2017
Các Tin Khác
  • Nhà Tu Hành Yêu Nước Và Cách Mạng

    Nhà Tu Hành Yêu Nước Và Cách Mạng

  • Thượng tọa TS Thích Nhuận Quang: Người nặng tình trách nhiệm với những mảnh đời nghèo khó

    Thượng tọa TS Thích Nhuận Quang: Người nặng tình trách nhiệm với những mảnh đời nghèo khó

  • Nghi vấn nhục thân trăm tuổi của Lạt Ma Phật giáo hồi sinh và đi lại trong tự viện Siberia

    Nghi vấn nhục thân trăm tuổi của Lạt Ma Phật giáo hồi sinh và đi lại trong tự viện Siberia

  • Tu nữ Nam Tông đầu tiên nước Việt

    Tu nữ Nam Tông đầu tiên nước Việt

  • Ni sư Chiếu Huệ được tặng Giải thưởng Hòa bình Niwano lần thứ 38

    Ni sư Chiếu Huệ được tặng Giải thưởng Hòa bình Niwano lần thứ 38

Giới thiệu sách mới

Đức Dalai Lama phát hành album nhân khánh tuế thứ 85

Đức Dalai Lama phát hành album nhân khánh tuế thứ 85

  • 10 đầu sách hay về Phật Giáo nên đọc

    10 đầu sách hay về Phật Giáo nên đọc

  • Nói với tuổi 20 - Thích Nhất Hạnh

    Nói với tuổi 20 - Thích Nhất Hạnh

Danh Tăng

Nhà Tu Hành Yêu Nước Và Cách Mạng

Nhà Tu Hành Yêu Nước Và Cách Mạng

  • Thượng tọa TS Thích Nhuận Quang: Người nặng tình trách nhiệm với những mảnh đời nghèo khó

    Thượng tọa TS Thích Nhuận Quang: Người nặng tình trách nhiệm với những mảnh đời nghèo khó

  • Nghi vấn nhục thân trăm tuổi của Lạt Ma Phật giáo hồi sinh và đi lại trong tự viện Siberia

    Nghi vấn nhục thân trăm tuổi của Lạt Ma Phật giáo hồi sinh và đi lại trong tự viện Siberia

Nhân vật

Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)

Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)

  • Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên

    Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên

  • DANH SÁCH CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

    DANH SÁCH CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Sức khỏe

NẤM MỐI ĐEN VIMIXA -

NẤM MỐI ĐEN VIMIXA - "Thực Phẩm Giàu Dinh Dưỡng Cho Cuộc Sống Của Bạn"

  • Corona - Biến cố của thế kỷ

    Corona - Biến cố của thế kỷ

  • "Tận hưởng" những ngày tự cách ly

Công tác từ thiện

Đồng Nai: Chuyến thăm ấm lòng tại mái ấm chùa Linh Quang ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025

Đồng Nai: Chuyến thăm ấm lòng tại mái ấm chùa Linh Quang ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025

  • Đồng Nai: Chương trình thiện nguyện Cùng vui mùa Phật Đản đến với trẻ em vùng cao

    Đồng Nai: Chương trình thiện nguyện Cùng vui mùa Phật Đản đến với trẻ em vùng cao

  • Biên Hòa: Gia đình tuổi trẻ Sen Vàng Viên Phong tổ chức chương trình thiện nguyện Sen Vàng Xuống Phố lần 2.

    Biên Hòa: Gia đình tuổi trẻ Sen Vàng Viên Phong tổ chức chương trình thiện nguyện Sen Vàng Xuống Phố lần 2.

Nghệ thuật sống

Long An: Tổ chức nói chuyện chuyên đề

Long An: Tổ chức nói chuyện chuyên đề "Kỹ năng sống cho phụ nữ"

  • Dự án cộng đồng “Eva skill – kỹ năng sống dành cho phụ nữ” chính thức khởi động

    Dự án cộng đồng “Eva skill – kỹ năng sống dành cho phụ nữ” chính thức khởi động

  • Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

    Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sự kiện

Đồng Nai: Bế mạc trại huấn luyện Huynh trưởng liên trại Lộc Uyển V – A Dục IV

Đồng Nai: Bế mạc trại huấn luyện Huynh trưởng liên trại Lộc Uyển V – A Dục IV

  • Vận động ăn chay để bảo vệ môi trường từ Hội thảo “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững”

    Vận động ăn chay để bảo vệ môi trường từ Hội thảo “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững”

  • Lào: Trung ương GHPGVN phát 500 phần quà tri ân tại Viêng Chăn

    Lào: Trung ương GHPGVN phát 500 phần quà tri ân tại Viêng Chăn

Chia Sẻ

MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

  • TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

    TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

  • TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

    TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai