• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Ấn Phẩm Sen Vàng

  • Xuân

Bồi dưỡng “Đạo làm con” để Xuân mãi An lạc

Ngày đăng: 23:50:21 18-03-2014 . Xem: 4716

Người làm cha, làm mẹ như chúng ta ai ai cũng muốn con em mình luôn biết hiếu thảo, sống có đạo nghĩa với mọi người và tương lai trở thành người tốt, sống có lợi ích cho gia đình, cho xã hội, cho đất nước.

Ước muốn này là việc thiết thực nhưng chúng ta không biết phải bắt đầu từ đâu và phải làm gì để giúp các em? Chúng ta hãy cùng nhìn lại và so sánh về đạo đức của những đứa trẻ thời đại bây giờ và những đứa trẻ vào thời thơ ấu của chúng ta. Chỉ cách nhau hơn 50 năm thôi mà đạo đức các em bây giờ đã suy giảm quá nhiều. Người lớn thì vì lợi nhuận kinh doanh nên một số đã bất chấp đạo đức, họ dùng những hóa chất độc hại ngâm vào rau xanh, thực phẩm cho được tượi đẹp, lâu hư rồi bán cho chúng ta ăn. Họ biết rất rõ người ăn sẽ bị bệnh về sau, nhưng họ vẫn bán mà không có một chút áy náy nào cả. Còn học sinh bây giờ thì bất kính với thầy cô với cha mẹ, nói năng văng tục, thậm chí còn đánh lộn đâm chém nhau…

Tại sao vậy? Là do từ nhỏ các em thiếu sự dạy dỗ đạo đức từ gia đình, thiếu sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ. Chúng ta muốn nhà mình có những cây xanh tươi tốt, đến ngày Tết sẽ ra được nhiều hoa đẹp, thì chúng ta phải thường xuyên chịu khó chăm sóc, bón phân, tưới nước, uốn cành, tỉa lá, có như  vậy mới thu được kết quả tốt.

Thông thường các bậc làm cha mẹ phần lớn do công việc sinh sống, nên thiếu sự giáo dục, thiếu sự chăm sóc các em. Chúng ta đem hết trách nhiệm này giao phó cho nhà trường, cho xã hội (xã hội ngày nay đầy cạm bẫy do game độc hại, game đâm chém tà dâm, ma túy…). Sau này khi lớn lên, con em chúng ta không thành công trong sự nghiệp, thậm chí còn sa vào tù tội, chúng ta lại oán trời, trách đất, trách người, mà không nhận thức được rằng đó là do sự thiếu sót của chính chúng ta, các bậc phụ huynh.

Tất cả đều do chúng ta thiếu sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục cho con em và đôi lúc do chính bản thân chúng ta còn quá nhiều khiếm khuyết nên vô tình đã dạy cho các em thấy, học làm theo những điều xấu của cha mẹ. Giáo dục từ phía gia đình là chính, giáo dục từ nhà trường và xã hội là phụ. Khoa học đã chứng minh: đạo đức lễ nghĩa là căn bản của tương lai, là căn bản vững chắc của hạnh phúc và là sự phát triển của gia đình xã hội đất nước.

Thời điểm dạy đạo đức, lễ nghĩa tốt nhất là ngay từ từ thủa ấu thơ, tầm từ một tuổi đến ba tuổi. Ở giai đoạn này rất quan trọng, vì lúc này tâm các em còn trong sáng, nên sự ghi nhớ về dạy dỗ rất tốt và rất sâu, sâu đến khi 80 tuổi vẫn còn lưu nhớ. Cho nên, giai đoạn này cha mẹ phải thường xuyên cho các em nghe băng “Đạo làm con” cho các em thuộc lòng 180 câu trong chánh văn. Đồng thời, cha mẹ phải dùng thân giáo “làm gương tốt” để các em thấy và bắt chước học theo. Nhớ luôn chỉnh đốn từng hành động, từng lời nói của các em cho được lễ phép, dạy cho các em biết yêu thương các thú nuôi trong nhà và tập cho các em sống có thứ tự ngăn nắp.

Khi lớn hơn ba tuổi, cha mẹ vẫn tiếp tục cho các em nghe băng “Đạo làm con” đến khi thuộc lòng hết 180 câu chánh văn. Đồng thời cha mẹ nên xem hết chi tiết trong quyển “Đạo làm con” để giảng giải cho các em hiểu rõ thêm và hướng dẫn các em thực hành theo những gì đã học. Mặc dù, các em không thể nào làm đúng hết theo ý mình, nhưng khi lớn lên trong ký ức, các em luôn nhớ mãi những điều tốt đẹp do cha mẹ đã dãy dỗ, dù dạy bằng thân giáo hay lời nói.

Nếu giáo dục con em chúng ta được như vậy là chúng ta đã phát huy cho các em có được căn bản làm người tốt, sau này lớn lên các em sẽ không giao du với những kẻ xấu, các em đã có thói quen tốt: sống ngăn nắp, siêng năng học tập, biết tự lập, tự tin và thiện tâm các em ngày càng mở rộng…

 Là một nhóm tự nguyện không tên, vì tương lai tuổi trẻ, mới đầu chúng tôi cùng với một số nhà tài trợ mở ra vài lớp để dạy thử các em và thấy kết quả rất tốt. Các em thay đổi tính tình, ngoan ngoãn hơn trước rất nhiều. Do thấy được lợi ích của việc dạy “Đạo làm con” chúng tôi đã được nhiều nhóm sinh viên, giáo viên và công chức ở nhiều nơi tình nguyện cùng đồng hành với chúng tôi, tham gia mở rộng việc giáo dục này tại nơi quê nhà.

Hôm nay, vì tương lai các em, tương lai cộng đồng xã hội. Chúng tôi có ước nguyện rằng: Sau khi quý đọc giả đọc được câu truyện này, nếu quý đọc giả có ý định tình nguyện hay muốn mở thêm nhiều lớp để dạy “Đạo làm con” tại địa phương mình. Xin liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ cung cấp sách tranh “Đạo làm con” và cùng chia sẻ thêm một số kinh nghiêm, phương pháp sư phạm miễn phí, để các vị có thể dạy các em học với tinh thần thoải mái vừa học vừa chơi.

Kính chúc: Quý phụ huynh học sinh, Cha - Mẹ các em, chư vị Nhà giáo, các em Sinh viên và Hội Khuyến học, các Nhà hảo tâm…. được đầy đủ sức khỏe, gia đình hạnh phúc và chúc con em Quý vị luôn hiếu kính học giỏi, sau này là người tài đức có lợi ích cho gia đình cho đất nước.

 Hoằng Đạo Tiến

Mọi chi tiết Quý vị hoan hỷ liên hệ:

Sư cô Thích Nữ Liên Hiền - 093.899.4583.

Nhóm Tình nguyện Không tên - số 92/23, đường Ba Vân, phường 14, quận Tân Bình, TP HCM.

Các Tin Khác
  • Phòng từ thiện Cty cp Đào tạo và phát triển spa Việt Nam

    Phòng từ thiện Cty cp Đào tạo và phát triển spa Việt Nam

  • Có phải mục đích duy nhất của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận???

    Có phải mục đích duy nhất của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận???

  • Hoàng Duy - Hát dưới chân Phật là niềm hạnh phúc

    Hoàng Duy - Hát dưới chân Phật là niềm hạnh phúc

  • Thiền là gì?

    Thiền là gì?

  • Tuổi thơ bên mái chùa - Thần đồng ca nhạc Ngọc Ngân

    Tuổi thơ bên mái chùa - Thần đồng ca nhạc Ngọc Ngân

Xuân

Phòng từ thiện Cty cp Đào tạo và phát triển spa Việt Nam

Phòng từ thiện Cty cp Đào tạo và phát triển spa Việt Nam

  • Có phải mục đích duy nhất của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận???

    Có phải mục đích duy nhất của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận???

  • Hoàng Duy - Hát dưới chân Phật là niềm hạnh phúc

    Hoàng Duy - Hát dưới chân Phật là niềm hạnh phúc

Phật đản

Đạo diễn trẻ Thái Châu làm việc bằng cái tâm và lòng yêu nghề

Đạo diễn trẻ Thái Châu làm việc bằng cái tâm và lòng yêu nghề

  • Lời dạy của Đức Phật khổ đau và hạnh phúc

    Lời dạy của Đức Phật khổ đau và hạnh phúc

  • Đức Phật đản sinh - Suối nguồn từ bi và bình đẳng

    Đức Phật đản sinh - Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Vu lan

Ấn phẩm Sen Vàng 3 - Số Vu Lan

Ấn phẩm Sen Vàng 3 - Số Vu Lan

Thiết Kế Phật Giáo

Sen Vàng Online: Logo Sen Vàng Online

Sen Vàng Online: Logo Sen Vàng Online

  • Mẫu băng rôn lễ đài Phật Đản 2017 - File khổ lớn ( Bộ 3)

    Mẫu băng rôn lễ đài Phật Đản 2017 - File khổ lớn ( Bộ 3)

  • Mẫu băng rôn lễ đài Phật Đản 2017 - File khổ lớn ( Bộ 2)

    Mẫu băng rôn lễ đài Phật Đản 2017 - File khổ lớn ( Bộ 2)

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai