• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Ấn Phẩm Sen Vàng

  • Xuân

Đạo đức kinh doanh dưới ánh sáng Phật giáo

Ngày đăng: 14:15:00 01-04-2014 . Xem: 5014
HSĐV - Để ý nghĩa của đạo đức kinh doanh và các tiêu chuẩn của đạo đức kinh doanh được nổi bật, phần lý giải này đề cập đến một số điểm, mà theo đó các nhà doanh nghiệp cần tôn trọng sự thật và biểu lộ sự đồng tình như:

1. Doanh nhân cũng là một con người, một công dân, vì thế hoạt động kinh doanh không chỉ vì cạnh tranh và lợi nhuận, mà còn vì đất nước, dân tộc, và rộng ra đến khu vực và toàn cầu.

2. Hoạt động kinh doanh và mục tiêu kinh doanh, dưới ánh sáng “Duyên khởi” của Phật giáo, phải được đặt vào tổng thể sinh hoạt của cộng đồng, xứ sở, phát triển song hành hay nhịp nhàng với mục tiêu của bản thân, gia đình, đất nước, và của thiên niên kỷ.

3. Lãnh vực kinh doanh thì rất rộng rãi: các dịch vụ giáo dục, y tế, môi trường, kiến trúc, xây dựng, giao thông, vận tải, năng lượng, lương thực - thực phẩm, v.v... do vậy mục tiêu lợi nhuận của hoạt động kinh doanh cần được phát triển song hành với các mục tiêu xã hội, ít nhất không gây tổn hại đến các mục tiêu xã hội.

- Đối với bản thân và gia đình, mục tiêu là hạnh phúc, vì thế kinh doanh không phải chỉ vì công việc kinh doanh và lợi nhuận, mà còn vì sự phát triển hài hòa giữa vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân, hài hòa giữa cá nhân và gia đình.

- Đối với Đất Nước, mục tiêu là độc lập, tự chủ, phát triển hưng vượng, tốt đẹp các lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội, môi sinh, an ninh, quốc phòng,... hoạt động kinh doanh. Vì vậy nếu hướng vào phục vụ các mục tiêu xã hội ấy, ít nhất là không gây phương hại.

- Về mục tiêu thiên niên kỷ, vào tháng 9 năm 2000, một trăm tám mươi chín Chính phủ của hai bán cầu, tại Đại hội đồng Thiên Niên Kỷ Liên Hiệp Quốc, đã cam kết xây dựng một thế giới “an toàn hơn, thịnh vượng hơn, và công bằng hơn” vào năm 2015, qua đó, tám mục tiêu cụ thể đã được thỏa thuận:

Xóa bỏ trình trạng nghèo quá mức; Phổ cập giáo dục bậc Tiểu học; Thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường cho vai trò nữ giới; Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em; Tăng cường sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em sơ sinh; Chống lại HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác; Bảo đảm môi trường bền vững; Phát triển quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển.

Các nhà doanh nghiệp thế giới cần ủng hộ tám điểm mục tiêu ấy, hay ít nhất, không được hoạt động trái tám điểm mục tiêu đó. Để có lợi nhuận cao và có điều kiện phát triển mạnh doanh nghiệp, ngoài tính năng động, chuyên môn giỏi, sự nhạy bén về thời cơ và thị trường, xây dựng thương hiệu, tổ chức và quản lý, nhà doanh nghiệp cần có thái độ hành xử thích đáng đối với công nhân, nhân viên như: Quan tâm giúp đỡ gia đình các công nhân, nhân viên nghèo; Chăm lo sức khỏe cho công nhân, nhân viên; Tạo điều kiện cho công nhân, nhân viên phát triển học vấn, khả năng chuyên môn; Tặng học bổng cho con em của các gia đình công nhân, nhân viên nghèo; Tặng thưởng hậu cho các sáng kiến phát triển doanh nghiệp; Xử sự thân tình như là các thành viên của một gia đình. Nếu doanh nghiệp làm được các điều trên thì chắc rằng các công nhân, nhân viên sẽ dốc lòng làm việc, trung thành bảo vệ doanh nghiệp. Tại đây, lòng từ bi, nhân ái của nhà Phật được vận dụng hiệu quả.

Đến đây, cần có sự thống nhất nhận thức rằng: Doanh nhân cũng như các chiến sĩ bộ đội, công an, các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, y tá, các nhà giáo, các nhà khoa học, các công nhân, nông dân... đều có chung trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân đối với đất nước. Từ đó, người kinh doanh biết mình cần phải có thái độ hành xử như thế nào cho hợp. Thái độ hành xử ấy chính là nội dung của đạo đức kinh doanh.

4. Một số phát biểu trên các diễn đàn doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh đáng chú ý như: “Đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp là doanh nghiệp không kiếm lời bằng sự lừa dối khách hàng, bằng sự hủy hoại môi trường, hay bằng sự bóc lột lao động”. “Toàn bộ quy tắc chuẩn mực của hành vi trong hoạt động kinh doanh là đạo đức kinh doanh”. “Khía cạnh quan trọng nhất của đạo đức kinh doanh là thái độ lãnh đạo của công ty đối với các nhân viên”.

Tại đây, từ các phần được giới thiệu ở trên, một số tiêu chí ứng xử của các nhà doanh nghiệp, được hiểu là đạo đức, có thể được cô kết vào một số điểm tiêu biểu, như: Nghiêm túc tôn trọng các luật pháp, luật lệ kinh doanh của quốc nội, quốc tế. Trung thực với các đối tác, giới tiêu dùng, thương hiệu, quảng cáo (Giới của nhà Phật). Có một nhân cách tốt: nhân văn, công bằng, nhân ái, vì cộng đồng (Từ bi của nhà Phật). Có sự tập trung tâm thức cao, điềm tĩnh, sáng suốt (Thiền định nhà Phật). Có cái nhìn trí tuệ thấy rõ sự thật của thị trường, xã hội, các giải pháp tối ưu, và các mối quan hệ xã hội, khu vực, và quốc tế (Trí tuệ của nhà Phật).

Tin tưởng vào quy luật “nhân quả”, điều thiện (hay đạo đức) đem lại an vui, hạnh phúc cho mình và người, điều ác (hay phi đạo đức) sẽ gieo rắc khổ đau cho mình và người (Giáo lý Nhân quả - Nghiệp báo của nhà Phật).

Trên thực tế, đạo đức của doanh nhân cũng thuộc phạm trù đạo đức của con người, mà tiêu điểm hướng đến là hạnh phúc, đã được bao hàm trong tên nước của Việt Nam: “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”. 

 

 Trích đoạn trong “Đạo đức kinh doanh và giáo lý nhà Phật”

Hòa thượng Thích Chơn Thiện

Các Tin Khác
  • Phòng từ thiện Cty cp Đào tạo và phát triển spa Việt Nam

    Phòng từ thiện Cty cp Đào tạo và phát triển spa Việt Nam

  • Có phải mục đích duy nhất của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận???

    Có phải mục đích duy nhất của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận???

  • Hoàng Duy - Hát dưới chân Phật là niềm hạnh phúc

    Hoàng Duy - Hát dưới chân Phật là niềm hạnh phúc

  • Thiền là gì?

    Thiền là gì?

  • Tuổi thơ bên mái chùa - Thần đồng ca nhạc Ngọc Ngân

    Tuổi thơ bên mái chùa - Thần đồng ca nhạc Ngọc Ngân

Xuân

Phòng từ thiện Cty cp Đào tạo và phát triển spa Việt Nam

Phòng từ thiện Cty cp Đào tạo và phát triển spa Việt Nam

  • Có phải mục đích duy nhất của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận???

    Có phải mục đích duy nhất của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận???

  • Hoàng Duy - Hát dưới chân Phật là niềm hạnh phúc

    Hoàng Duy - Hát dưới chân Phật là niềm hạnh phúc

Phật đản

Đạo diễn trẻ Thái Châu làm việc bằng cái tâm và lòng yêu nghề

Đạo diễn trẻ Thái Châu làm việc bằng cái tâm và lòng yêu nghề

  • Lời dạy của Đức Phật khổ đau và hạnh phúc

    Lời dạy của Đức Phật khổ đau và hạnh phúc

  • Đức Phật đản sinh - Suối nguồn từ bi và bình đẳng

    Đức Phật đản sinh - Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Vu lan

Ấn phẩm Sen Vàng 3 - Số Vu Lan

Ấn phẩm Sen Vàng 3 - Số Vu Lan

Thiết Kế Phật Giáo

Sen Vàng Online: Logo Sen Vàng Online

Sen Vàng Online: Logo Sen Vàng Online

  • Mẫu băng rôn lễ đài Phật Đản 2017 - File khổ lớn ( Bộ 3)

    Mẫu băng rôn lễ đài Phật Đản 2017 - File khổ lớn ( Bộ 3)

  • Mẫu băng rôn lễ đài Phật Đản 2017 - File khổ lớn ( Bộ 2)

    Mẫu băng rôn lễ đài Phật Đản 2017 - File khổ lớn ( Bộ 2)

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai