• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Ấn Phẩm Sen Vàng

  • Xuân

Nhớ nhớ quên quên

Ngày đăng: 14:35:51 01-04-2014 . Xem: 5824
HSĐV -  Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm. Sẵn sàng quên đi là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống. Có một câu nói rất hay rằng: “Tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình, cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình”. 

Chúng ta thường nghe các ca sĩ hát “Người ơi, khi cố quên là khi lòng nhớ thêm…” để diễn tả tâm trạng đau buồn của một chàng trai trẻ  hay một cô gái đang xuân bị thất tình. Họ muốn quên đi những hình ảnh cũ, kỷ niệm xưa nhưng càng muốn quên thì càng nhớ nhiều hơn. Thật là đau buồn!

 Đối với những người “không còn trẻ nữa” thì lại có tình trạng khác hơn, nhiều người nhớ đến dĩ vãng ngày xưa nhiều hơn là những gì đang xảy trong hiện tại.  Khi Quý bà hay Quý ông nổi cơn ghen, lên cơn tức giận cãi nhau thì lại hay nhắc nhở, kể lể đến những chuyện xảy ra từ đời ông cố nào đó để mà trách mắng lẫn nhau, để làm đau lòng nhau. Và cũng có Quý ông, Quý bà, đã từng “hét ra lửa, mửa ra khói”,  đã từng “ở trên trăm người hay chỉ dưới một vài người” nơi quê nhà,  trong những ngày đầu sống đời tỵ nạn nơi xứ người vẫn chưa quên được thời vàng son oanh liệt của mình. Họ đã âm thầm đổ lệ trong đêm trường khi ban ngày phải đi sắp hàng đợi lĩnh tiền trợ cấp xã hội và phiếu thực phẩm hoặc phải đi làm những việc cực nhọc, tầm thưòng để kiếm sống. Thật là đau buồn!

 Lúc đó, nếu được ăn bát cháo lú của Mạnh Bà thì những người đó có thể sẽ vui hơn nhỉ? Câu chuyện Bát Cháo Lú dưới đây sẽ giúp bạn và tôi  suy ngẫm lại rằng: “Đôi khi quên những gì xảy ra trong quá khứ có thể giúp chúng ta sống vui và sống thanh thản hơn chăng?”

Bát Cháo Lú
Xưa, có một vị bác sĩ thú y mệnh chung, thần hồn xuống âm phủ, sau khi được Diêm Vương xét xử, hồn ma được đưa đến quán cháo lú ăn trước khi đi đầu thai.  Vào quán cháo, hồn ma tình cờ gặp phải một bầy chó mà thuở sinh tiền, ông thường chữa bệnh cho chúng. Bầy chó vốn có nghĩa, mừng rỡ khi gặp lại ông. Đến lúc bà hàng dọn cháo, ông nhịn phần mình cho bầy chó ăn.

 Công an ở diêm phủ dắt hồn ma đi đầu thai làm một thằng bé. Nhờ không ăn cháo nên thằng bé này nhớ rõ tiền kiếp mồn một. Được 5 tuổi thằng bé khẩn khoản xin ba má dắt đi thăm thân bằng quyến thuộc cũ. Ba má nó thấy lạ nhưng vẫn chiều con. Cuộc tao ngộ giữa thân quyến và thằng bé diễn ra trong một không khí éo le và cảm động. 

Thằng Bé được gặp lại bà vợ cũ, con trai, con gái, cháu nội, cháu ngoại.  Bằng giọng nói ngọng nghịu của đứa trẻ lên năm, bé kể vanh vách tiền kiếp của mình cùng thăm hỏi hàn huyên với vợ con, cháu chít nữa. Sau câu chuyện này, thằng bé không thể sống bình thường như bao nhiêu thằng bé khác. Gánh nặng của tiền kiếp hằn sâu trên thân xác thơ dại của thằng bé, những mối dây thân ái trong quá khứ khiến thằng bé quên mất nhịp sống hiện tại. Cuối cùng ba má nó đành đưa nó vào chùa, không phải để tu học mà để di dưỡng tâm thần. Cậu con trai út của ông bác sĩ thú y cũng tình nguyện vào chùa chăm sóc người cha bé con của mình và tu tâm dưỡng tánh luôn thể.

Lời bình. Theo người kể, đây là câu chuyện hoàn toàn có thật. Và theo lời bàn của người kể cho rằng: càng sống với dĩ vãng tâm chúng ta càng rối bờì xao xuyến, mắt mở mà vẫn chiêm bao. Có lẽ vì thế mà chư tổ Thiền Tông đã khuyên chúng ta:

“Việc qua rồi chẳng nhớ. Việc chưa đến chẳng lo. Việc hiện tại chẳng đem lòng vọng tưỏng” (Trích trong Hư Hư Lục- Chiếc gương soi mặt- Như Thủy).

  “Nhưng ...”

Chữ Nhưng này xuất hiện đã làm nhiều người cao niên khổ tâm khi khám phá ra mình lại đã hay quên khá nhiều! Nhiều người lo sợ sẽ bị bệnh mất trí nhớ. Người lớn tuổi nào cũng có hiện tượng mất dần trí nhớ, đôi khi quên ngay việc mình định làm, không tìm thấy vật mình vừa mới để xuống, quên khóa cửa xe, quên tắt đèn, tắt nước, quên chìa khóa xe để ở đâu ….  Người viết đôi lần cũng bị như thế.  Còn bạn thì sao?

Trong bài viết Trí Nhớ Giảm Sút Phải Làm Sao  của  bác sĩ Melunet Oz và Michael Roizen có nói rằng: "Trí nhớ ngắn hay dài hạn đều tùy thuộc vào não bộ”. Đầu óc của chúng ta trở nên cùn lụt khi lớn tuổi là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố chính là óc của chúng ta không nhận đủ máu đưa lên đầu, hay vì mạch máu bị tắc nghẽn, bị hở, gọi chung là Vascula dementia. Trong cả hai trường hợp đều khiến cho trí nhớ của chúng ta trở nên yếu kém, suy nghĩ của chúng ta trở nên loạng quạng (fuzzy), đó chính là hậu quả bởi việc óc của chúng ta không nhận đủ dưỡng khí (oxygen) và đường (blood sugar).

Các bệnh nhân của căn bệnh Alzheimer không ít thì nhiều đều vướng phải tình trạng Vascular dementia. Những trở ngại khi suy nghĩ mà đa phần các cụ già gặp phải là vì máu không đưa lên đầu dễ dàng. Chúng ta có thể ngăn ngừa những triệu chứng  này bằng cách cố gắng giữ cho mạch máu lưu thông lên não bộ. Phòng bệnh là biện pháp chúng ta nên làm sớm, Điều này có nghĩa là chúng ta cần phải thực hiện các biện pháp để giúp máu bơm lên đầu một cách dễ dàng.  Các bác sĩ còn cho rằng kẻ thù nguy hiểm nhất của trí nhớ chính là stress và  đưa ra những phương pháp cải thiện trí nhớ một cách hiệu quả như:

1.     Hóa giải stress bằng phương pháp Thiền hay Yoga.

2.     Tập thể dục cho não bằng cách đọc sách, báo, lướt các trang web lành mạnh và bổ ích.

3.     Có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, nhiều rau, trái cây.

4.     Phải tạo được giấc ngủ tốt, để giúp não củng cố trí nhớ ngắn hạn cũng như dài hạn.

5.     Kiểm soát tốt những căn bệnh mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường. 

6.     Việc sống tích cực, lạc quan, cởi mở có tác động rất lớn trong việc giảm thiểu nguy cơ trầm cảm.

 (Trích trong Bài viết của hai bác sĩ Mehmet Oz và Michael Roizen Nguyễn Minh Tâm dịch). Đời thường chúng ta sợ quên nhưng nhà Phật lại dạy muốn sống thanh thản trong đời sống thì chúng ta  phải học cách quên như lời dạy trong mẩu chuyện Thiền dưới đây:

Học Cách Quên

Đời người không phải lúc nào cũng được như ý, muốn bản thân vui vẻ, đôi khi việc giảm áp lực cho chính mình là điều cần thiết và cách để giảm áp lực tốt nhất chính là học cách quên, bởi trong cuộc sống này có những thứ cần nhặt lên và bỏ xuống đúng lúc.

 Trong kinh Phật có một câu chuyện kể rằng: Tiểu Hòa thượng và Lão Hòa thượng cùng đi hóa duyên, Tiểu Hòa thượng lễ độ cung kính, việc gì cũng đều nhìn theo Sư phụ. Khi tới bờ sông, một cô gái muốn qua sông, Lão hòa thượng đã cõng cô gái qua sông, cô gái sau khi cảm ơn thì đi mất, Tiểu hòa thượng trong lòng cứ thắc mắc: "Sư phụ sao có thể cõng một cô gái qua sông như thế?”. Nhưng cậu ta không dám hỏi, cứ thế đi mãi được 20 dặm, cậu ta thực sự không kìm được đành hỏi Sư phụ: "Chúng ta là người xuất gia, sao Thầy có thể cõng một cô gái qua sông?”

Sư phụ điềm đạm nói: "Ta cõng cô gái qua sông thì bỏ cô ấy xuống, còn ngươi thì đã cõng cô gái ấy 20 dặm rồi vẫn chưa bỏ xuống.” Lời nói của lão hòa thượng đầy thiền ý, hàm chứa trong nó chính là nghệ thuật nhân sinh. 

 Cuộc đời con người giống như một cuộc hành trình dài, không ngừng bước đi, ven đường nhìn thấy vô vàn phong cảnh, trải qua biết bao gập ghềnh, nếu như đem tất cả những nơi đã đi qua, đã nhìn thấy, ghi nhớ hết trong lòng thì sẽ khiến cho bản thân mình chất chứa thêm rất nhiều gánh nặng không cần thiết. Sự từng trải càng phong phú, áp lực càng lớn, chẳng bằng đi một chặng đường quên một chặng đường, mãi mãi mang một hành trang gọn nhẹ trên đường. 

 Quá khứ đã qua, thời gian cũng không thể quay ngược trở lại, ngoài việc ghi nhớ lấy những bài học kinh nghiệm, còn lại không cần thiết để cho lòng phải vướng bận thêm. Sẵn sàng quên đi là một cách cân bằng tâm lý, cần phải chân thành và thản nhiên đối mặt với cuộc sống. Có một câu nói rất hay rằng: “Tức giận là lấy sai lầm của người khác để trừng phạt chính mình, cứ mãi nhớ và không quên khuyết điểm của người khác thì người bị tổn thương nhiều nhất chính là bản thân mình”. Bởi vậy, để có được niềm vui và cuộc sống thanh thản ta không nên truy cứu lỗi lầm cũ của người khác. Rất nhiều người thích câu thơ : "Xuân có hoa bách hợp - Thu có trăng. Hạ có gió mát - Đông có tuyết”. Trong lòng không có việc phải phiền lo mới chính là mùa đẹp của nhân gian. “Nhớ những cái cần nhớ, quên những cái nên quên, sống cuộc sống cởi mở, trong lòng không vướng mắc thì cuộc sống này sẽ thật tươi đẹp”.

Sương Lam

Các Tin Khác
  • Phòng từ thiện Cty cp Đào tạo và phát triển spa Việt Nam

    Phòng từ thiện Cty cp Đào tạo và phát triển spa Việt Nam

  • Có phải mục đích duy nhất của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận???

    Có phải mục đích duy nhất của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận???

  • Hoàng Duy - Hát dưới chân Phật là niềm hạnh phúc

    Hoàng Duy - Hát dưới chân Phật là niềm hạnh phúc

  • Thiền là gì?

    Thiền là gì?

  • Tuổi thơ bên mái chùa - Thần đồng ca nhạc Ngọc Ngân

    Tuổi thơ bên mái chùa - Thần đồng ca nhạc Ngọc Ngân

Xuân

Phòng từ thiện Cty cp Đào tạo và phát triển spa Việt Nam

Phòng từ thiện Cty cp Đào tạo và phát triển spa Việt Nam

  • Có phải mục đích duy nhất của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận???

    Có phải mục đích duy nhất của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận???

  • Hoàng Duy - Hát dưới chân Phật là niềm hạnh phúc

    Hoàng Duy - Hát dưới chân Phật là niềm hạnh phúc

Phật đản

Đạo diễn trẻ Thái Châu làm việc bằng cái tâm và lòng yêu nghề

Đạo diễn trẻ Thái Châu làm việc bằng cái tâm và lòng yêu nghề

  • Lời dạy của Đức Phật khổ đau và hạnh phúc

    Lời dạy của Đức Phật khổ đau và hạnh phúc

  • Đức Phật đản sinh - Suối nguồn từ bi và bình đẳng

    Đức Phật đản sinh - Suối nguồn từ bi và bình đẳng

Vu lan

Ấn phẩm Sen Vàng 3 - Số Vu Lan

Ấn phẩm Sen Vàng 3 - Số Vu Lan

Thiết Kế Phật Giáo

Sen Vàng Online: Logo Sen Vàng Online

Sen Vàng Online: Logo Sen Vàng Online

  • Mẫu băng rôn lễ đài Phật Đản 2017 - File khổ lớn ( Bộ 3)

    Mẫu băng rôn lễ đài Phật Đản 2017 - File khổ lớn ( Bộ 3)

  • Mẫu băng rôn lễ đài Phật Đản 2017 - File khổ lớn ( Bộ 2)

    Mẫu băng rôn lễ đài Phật Đản 2017 - File khổ lớn ( Bộ 2)

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai