0 đồng và vô giá
Ngày đăng: 04:56:39 12-05-2020 . Xem: 7451
0 đồng, tức là không có tiền, bạn chẳng thể làm được gì cả! Thế nhưng, ở một nơi nào đó, bạn vẫn có thể có được khoảng 1,5kg gạo, một ít nhu yếu phẩm khác để sống được một vài ngày. Những nơi đó, tình người hiện diện, mà tình người thì vô giá, nhất là trong mùa dịch bệnh Covid-19 đầy khó khăn này.
Người dân nhận gạo tại ATM gạo do chùa Phổ Môn (H.Củ Chi, TP.HCM) tổ chức - Ảnh: Như Danh
Hàng ngày, vào tài khoản cá nhân của Trương Thị Tuyết, bạn tôi, đang làm cán bộ văn hóa ở xã Quế Lộc, Nông Sơn, Quảng Nam, tôi vẫn thấy những hoàn cảnh khó khăn được đăng tải. Tuyết làm công việc kết nối này đã 5-6 năm nay, “vì thấy thương những hoàn cảnh phải rơi vào tình huống ngặt nghèo, không chịu nổi, Long à”. Tuyết giãi bày lý do thường xuyên kết nối với bạn bè, người quen trên Facebook về những hoàn cảnh khó khăn ở địa phương mà bạn có dịp đến thăm, tìm hiểu.
Chúng ta vẫn hay than mình khổ, than buồn vì những lúc không tìm ra một bộ phim hay để coi, vì rạp hát đóng cửa hay hàng quán tạm thời ngưng do dịch. Nhưng, chúng ta vẫn còn có điều kiện để chuẩn bị một bữa ăn, chỉ cần siêng một chút. Chiếc điện thoại vẫn còn kết nối mạng để có thể nghe nhạc, thứ mà trước đây, để có thể thưởng thức ta cần phải mua và nâng niu một chiếc băng cassette… Tôi nhớ tới những hoàn cảnh của Tuyết và cảm thấy, những việc than vãn buồn chán do giãn cách xã hội là một điều gì đó thật tồi tệ, do chính người than tự gây.
Có lần Tuyết tâm sự, đến với những hoàn cảnh bi đát tồn tại quanh mình, nhiều khi không kìm được nước mắt! Đó là những người đã bệnh tật, còn nghèo ơi là nghèo, cái ăn còn chờ đợi cứu trợ thì việc chữa bệnh lấy đâu ra tiền? Thế là giúp. Nghĩ về những người nghèo ấy, khó ai còn dám than thở về mình, bởi bản thân còn may mắn rất nhiều.
Tuyết vẫn hay bỏ công làm việc đó. Có khi lặn lội đến tận nhà nhân vật, ở khá xa và đường khó đi, để xác minh rồi chia sẻ. Những lời kêu gọi được truyền đi, theo cách nào đó đã chạm vào trái tim bạn bè, người thân, những người có tương tác tin tưởng. Từ đó, những bàn tay nối nhau yểm trợ, có khi được vài chục triệu, có người 5-7 triệu đồng, nhưng chừng đó đã là số tiền lớn để họ có thêm phương tiện đi khám bệnh hoặc mua lon sữa cho con nhỏ trong khi đang thất nghiệp vì tai nạn…
Sự sẻ chia giữa người với người thời nào cũng có. Và dường như, lúc ngặt nghèo người ta lại mở lòng nhiều hơn, vì hiểu - bình thường mình dễ thở, trong dịch bệnh mình mệt vậy, chắc những người khó thở lúc bình thường sẽ… nghẹt thở, vì không biết xoay xở thế nào.
Những chiếc máy ATM gạo đã lan tỏa trong cả nước kể từ khi chiếc máy đầu tiên do anh Hoàng Tuấn Anh sáng chế ra, đặt tại Q.Tân Phú (TP.HCM). Đó chính là biểu hiện của tình người được rộng mở trong thời điểm khó khăn, bệnh dịch này. Những nghệ sĩ, như Đại Nghĩa đã gửi gạo đi khắp nơi thông qua “tài khoản An Vui” do anh lập ra, điều phối. Mới đây, anh cho biết sẽ lắp nhiều ATM gạo tại TP.HCM, trong khi đó, ngày 18-4, cây đầu tiên được đưa về TP.Cà Mau để giúp người dân cuối trời Tổ quốc.
Ở 8 địa phương gồm Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Huế, Phú Yên - đã có siêu thị 0 đồng từ ngày 13-4. Trong mùa dịch này, người dân ở các tỉnh, thành vừa nêu có thể tự chọn hàng thiết yếu tại siêu thị, tổng giá trị cho mỗi lần mua 100.000 đồng và tối đa 2 lần/tuần (từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần). Cũng với mô hình đó, từ 21-4, tại chùa Vĩnh Nghiêm (339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Q.3, TP.HCM), “Siêu thị Hạnh phúc 0 đồng” cũng bắt đầu mở cửa phục vụ bà con khó khăn trong mùa dịch Covid-19 vào lúc 8g30.
Đặc biệt, ngoài nhu yếu phẩm, Siêu thị Hạnh phúc tại Vĩnh Nghiêm còn có một số sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh - để người dân vừa no bụng vừa có cơ hội tiếp xúc với những nội dung mang tính ứng dụng để kiến tạo an vui tự thân. Những câu chuyện sẻ chia cứ thế được nối dài, kèm với đó là rất nhiều những lời cảm ơn đã được thốt lên chân thành, có cả nước mắt vì xúc động bởi những sự hỗ trợ kịp thời, hợp lý.
Với người dân Việt, hẳn ai cũng thấm thía câu nói “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Cái tình trong lúc này là rất quý. Sự mở lòng trong lúc này là vô giá, bởi vì khi khó khăn người ta thường sẽ có xu hướng nghĩ đến việc vun vén cho riêng mình hơn.
Nghệ sĩ, Phật tử Đại Nghĩa nhận ATM gạo từ anh Hoàng Tuấn Anh - người sáng chế ra máy - ngày 18-4 đã đem về chùa Phật Tổ (TP.Cà Mau) lắp và đưa vào vận hành - Ảnh: FB ĐN
Từ cái cây ATM gạo đến siêu thị 0 đồng hay những lời kêu gọi tiếp sức được phát đi từ Tuyết cũng như bao nhóm thiện nguyện khác… đã làm cho mùa dịch bệnh bớt u ám. Trước đó và sau này khi hết dịch, những câu chuyện về sự sẻ chia của họ đã và sẽ còn tiếp tục dệt nên bức tranh mang màu sáng giữa bộn bề lo toan, của không chỉ đối tượng nhận được điều họ mang lại. Ở góc nào đó, dưới vai trò quan sát và tùy hỷ với điều họ làm, nhiều người cũng sẽ bình an hơn, thấy ấm áp vì được họ nuôi dưỡng bởi thức ăn tinh thần là sự sẻ chia đó.
Trong công tác từ thiện, tôi thích triết lý “đáp đền tiếp nối”. Rằng, khi bạn được giúp đỡ, nếu nhớ ơn, hãy đi giúp 3 người khác. Nhiều người, tuy không trực tiếp nhận giúp đỡ từ những người phát tâm thiện nguyện bằng hiện vật, nhưng biết ơn vì món quà vô giá là năng lượng tích cực từ việc làm của họ. Lòng biết ơn, sự hoan hỷ đó thôi thúc người ấy mở lòng, giúp ai đó với ý niệm “đáp đền” món quà tinh thần mình nhận được từ cuộc đời. Hay, nói cách khác, từ thiện cũng có khả năng “lây lan”, như những gì mọi người thấy trong mùa Covid.
Thực sự, bản thân mỗi người là mắt xích góp phần tạo nên xã hội hiện tại. Nếu lòng biết ơn luôn hiện diện, tôi tin sẽ không ai dám nghĩ một điều xấu dù nhỏ, không từ một điều tốt dù be bé. Vì tất cả đều hiểu, việc làm tốt đó không chỉ giúp người khổ bớt khổ mà còn giúp cho những người chưa mở lòng biết mở lòng. Quan trọng hơn, còn là giúp mình cắt đứt tâm ý không tốt, thay đổi thói ưa than thở, chỉ trích người khác của bản thân, để xắn tay lên làm, giúp mình trở nên hoàn thiện hơn, từ đó bình an hơn trong mọi tình huống, kể cả khi xấu nhất xảy ra.
Lưu Đình Long - Nguồn: Giác Ngộ
Người dân nhận gạo tại ATM gạo do chùa Phổ Môn (H.Củ Chi, TP.HCM) tổ chức - Ảnh: Như Danh
Hàng ngày, vào tài khoản cá nhân của Trương Thị Tuyết, bạn tôi, đang làm cán bộ văn hóa ở xã Quế Lộc, Nông Sơn, Quảng Nam, tôi vẫn thấy những hoàn cảnh khó khăn được đăng tải. Tuyết làm công việc kết nối này đã 5-6 năm nay, “vì thấy thương những hoàn cảnh phải rơi vào tình huống ngặt nghèo, không chịu nổi, Long à”. Tuyết giãi bày lý do thường xuyên kết nối với bạn bè, người quen trên Facebook về những hoàn cảnh khó khăn ở địa phương mà bạn có dịp đến thăm, tìm hiểu.
Chúng ta vẫn hay than mình khổ, than buồn vì những lúc không tìm ra một bộ phim hay để coi, vì rạp hát đóng cửa hay hàng quán tạm thời ngưng do dịch. Nhưng, chúng ta vẫn còn có điều kiện để chuẩn bị một bữa ăn, chỉ cần siêng một chút. Chiếc điện thoại vẫn còn kết nối mạng để có thể nghe nhạc, thứ mà trước đây, để có thể thưởng thức ta cần phải mua và nâng niu một chiếc băng cassette… Tôi nhớ tới những hoàn cảnh của Tuyết và cảm thấy, những việc than vãn buồn chán do giãn cách xã hội là một điều gì đó thật tồi tệ, do chính người than tự gây.
Có lần Tuyết tâm sự, đến với những hoàn cảnh bi đát tồn tại quanh mình, nhiều khi không kìm được nước mắt! Đó là những người đã bệnh tật, còn nghèo ơi là nghèo, cái ăn còn chờ đợi cứu trợ thì việc chữa bệnh lấy đâu ra tiền? Thế là giúp. Nghĩ về những người nghèo ấy, khó ai còn dám than thở về mình, bởi bản thân còn may mắn rất nhiều.
Tuyết vẫn hay bỏ công làm việc đó. Có khi lặn lội đến tận nhà nhân vật, ở khá xa và đường khó đi, để xác minh rồi chia sẻ. Những lời kêu gọi được truyền đi, theo cách nào đó đã chạm vào trái tim bạn bè, người thân, những người có tương tác tin tưởng. Từ đó, những bàn tay nối nhau yểm trợ, có khi được vài chục triệu, có người 5-7 triệu đồng, nhưng chừng đó đã là số tiền lớn để họ có thêm phương tiện đi khám bệnh hoặc mua lon sữa cho con nhỏ trong khi đang thất nghiệp vì tai nạn…
Sự sẻ chia giữa người với người thời nào cũng có. Và dường như, lúc ngặt nghèo người ta lại mở lòng nhiều hơn, vì hiểu - bình thường mình dễ thở, trong dịch bệnh mình mệt vậy, chắc những người khó thở lúc bình thường sẽ… nghẹt thở, vì không biết xoay xở thế nào.
Những chiếc máy ATM gạo đã lan tỏa trong cả nước kể từ khi chiếc máy đầu tiên do anh Hoàng Tuấn Anh sáng chế ra, đặt tại Q.Tân Phú (TP.HCM). Đó chính là biểu hiện của tình người được rộng mở trong thời điểm khó khăn, bệnh dịch này. Những nghệ sĩ, như Đại Nghĩa đã gửi gạo đi khắp nơi thông qua “tài khoản An Vui” do anh lập ra, điều phối. Mới đây, anh cho biết sẽ lắp nhiều ATM gạo tại TP.HCM, trong khi đó, ngày 18-4, cây đầu tiên được đưa về TP.Cà Mau để giúp người dân cuối trời Tổ quốc.
Ở 8 địa phương gồm Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên, Huế, Phú Yên - đã có siêu thị 0 đồng từ ngày 13-4. Trong mùa dịch này, người dân ở các tỉnh, thành vừa nêu có thể tự chọn hàng thiết yếu tại siêu thị, tổng giá trị cho mỗi lần mua 100.000 đồng và tối đa 2 lần/tuần (từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần). Cũng với mô hình đó, từ 21-4, tại chùa Vĩnh Nghiêm (339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.7, Q.3, TP.HCM), “Siêu thị Hạnh phúc 0 đồng” cũng bắt đầu mở cửa phục vụ bà con khó khăn trong mùa dịch Covid-19 vào lúc 8g30.
Đặc biệt, ngoài nhu yếu phẩm, Siêu thị Hạnh phúc tại Vĩnh Nghiêm còn có một số sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh - để người dân vừa no bụng vừa có cơ hội tiếp xúc với những nội dung mang tính ứng dụng để kiến tạo an vui tự thân. Những câu chuyện sẻ chia cứ thế được nối dài, kèm với đó là rất nhiều những lời cảm ơn đã được thốt lên chân thành, có cả nước mắt vì xúc động bởi những sự hỗ trợ kịp thời, hợp lý.
Với người dân Việt, hẳn ai cũng thấm thía câu nói “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Cái tình trong lúc này là rất quý. Sự mở lòng trong lúc này là vô giá, bởi vì khi khó khăn người ta thường sẽ có xu hướng nghĩ đến việc vun vén cho riêng mình hơn.
Nghệ sĩ, Phật tử Đại Nghĩa nhận ATM gạo từ anh Hoàng Tuấn Anh - người sáng chế ra máy - ngày 18-4 đã đem về chùa Phật Tổ (TP.Cà Mau) lắp và đưa vào vận hành - Ảnh: FB ĐN
Từ cái cây ATM gạo đến siêu thị 0 đồng hay những lời kêu gọi tiếp sức được phát đi từ Tuyết cũng như bao nhóm thiện nguyện khác… đã làm cho mùa dịch bệnh bớt u ám. Trước đó và sau này khi hết dịch, những câu chuyện về sự sẻ chia của họ đã và sẽ còn tiếp tục dệt nên bức tranh mang màu sáng giữa bộn bề lo toan, của không chỉ đối tượng nhận được điều họ mang lại. Ở góc nào đó, dưới vai trò quan sát và tùy hỷ với điều họ làm, nhiều người cũng sẽ bình an hơn, thấy ấm áp vì được họ nuôi dưỡng bởi thức ăn tinh thần là sự sẻ chia đó.
Trong công tác từ thiện, tôi thích triết lý “đáp đền tiếp nối”. Rằng, khi bạn được giúp đỡ, nếu nhớ ơn, hãy đi giúp 3 người khác. Nhiều người, tuy không trực tiếp nhận giúp đỡ từ những người phát tâm thiện nguyện bằng hiện vật, nhưng biết ơn vì món quà vô giá là năng lượng tích cực từ việc làm của họ. Lòng biết ơn, sự hoan hỷ đó thôi thúc người ấy mở lòng, giúp ai đó với ý niệm “đáp đền” món quà tinh thần mình nhận được từ cuộc đời. Hay, nói cách khác, từ thiện cũng có khả năng “lây lan”, như những gì mọi người thấy trong mùa Covid.
Thực sự, bản thân mỗi người là mắt xích góp phần tạo nên xã hội hiện tại. Nếu lòng biết ơn luôn hiện diện, tôi tin sẽ không ai dám nghĩ một điều xấu dù nhỏ, không từ một điều tốt dù be bé. Vì tất cả đều hiểu, việc làm tốt đó không chỉ giúp người khổ bớt khổ mà còn giúp cho những người chưa mở lòng biết mở lòng. Quan trọng hơn, còn là giúp mình cắt đứt tâm ý không tốt, thay đổi thói ưa than thở, chỉ trích người khác của bản thân, để xắn tay lên làm, giúp mình trở nên hoàn thiện hơn, từ đó bình an hơn trong mọi tình huống, kể cả khi xấu nhất xảy ra.
Lưu Đình Long - Nguồn: Giác Ngộ
Các Tin Khác