NHỮNG ÂN TÌNH TRONG ĐỜI
Ngày đăng: 13:49:51 06-08-2021 . Xem: 681
Văn hóa Việt Nam mang một màu sắc đặc thù về nghĩa cử “tri ân và báo ân”. Công cha nghĩa mẹ được nhắc đến qua câu hò, lời ru của mẹ từ thuở còn nằm nôi, đến khi đến trường, tinh thần đó được thể hiện qua những câu ca dao tục ngữ, dễ học dễ nằm lòng:
Công Cha như núi ngất trời
Nghĩa Mẹ như nước ở ngoài biển khơi
Núi cao biển rộng ai ơi
Cù lao chín chữ đời đời khắc ghi
Xã hội ngày nay, với sự tất bật theo nhịp sống hối hả của công nghệ thông tin, người vợ, người Mẹ cũng phải bôn ba, tham gia nhiều công việc ngoài xã hội, nên dần dần những câu hò, lời ru đó cũng bị phôi phai. Thế nhưng tinh thần của người dân Việt Nam đã khéo mềm dẻo, uyển chuyển trong sự tiếp biến văn hóa của nước ngoài, tiếp thu có chọn lọc. Vì thế công ơn ấy, nghĩa tình ấy vẫn luôn được biết đến qua những ngày lễ theo văn hóa phương Tây và cả Việt Nam (ngày của Cha, của Mẹ, ngày gia đình, ngày Quốc Tế phụ nữ, ngày phụ nữ Việt Nam...). Và đối với Phật Giáo, đó chính là ngày lễ hội Vu Lan.
Mỗi độ thu về, khi những giọt mưa thánh thót bên thềm, những chiếc lá lìa cành nhè nhẹ rơi, làm cho ta chạnh lòng thổn thức khi nghĩ về công Cha nghĩa Mẹ:
Mây chiều phố thị đìu hiu
Lòng con tê tái giọt chiều mưa thu
Nhớ Cha thương Mẹ lưng gù
Tháng ngày mòn mỏi cần cù nuôi con
Mùa Vu Lan, mùa của tất cả những người con hiện hữu trên cuộc đời, dù ở đâu, làm gì cũng đều hướng vọng về hai đấng sinh thành. Đó là hai ân đức to lớn mà chúng ta trực tiếp đón nhận từ thuở còn còn trong thai Mẹ. Tuy nhiên, ngoài hai ân đức ấy, Đức Phật dạy còn muôn vàn ân tình khác mà chúng ta thọ nhận trong suốt cuộc đời này.
Ân của Mẹ suốt 9 tháng cưu mang, ba năm bồng ẵm, ân của Cha lam lũ tháng ngày bôn ba kiếm sống, cực nhọc nuôi con. Để rồi cả hai ân ấy nâng đỡ bước chân, trái tim, khối óc, giới thiệu ta vào đời. Dạy ta biết thế nào là thương yêu, là hy sinh, là ban tặng.
Cám ơn Mẹ đã cho con hơi thở
Và trái tim nhân ái để làm người
Cám ơn Cha đã cho con nhìn thấy
Núi rất cao và biển rất tuyệt vời
Khi lớn lên Cha Mẹ cho ta tới trường để học chữ, học nghĩa, học nhân cách đạo đức để đối nhân xử thế. Thầy, cô là những bậc Cha Mẹ thứ hai, dìu dắt, dạy dỗ và tiếp tục uốn nắn để cho ta từng ngày thành nhân chi mỹ.
Nếu đã thành đạt trong cuộc sống, đầy đủ về tiện nghi vật chất nhưng thiếu hụt về mặt tâm linh, thì cuộc đời chúng ta dễ chao đảo và bị sóng gió cuộc đời vùi dập. May thay, lớn lên được ươm mầm trong ngôi nhà Phật Pháp, chúng ta được nương tựa tâm linh vào Ba Ngôi Báu, đó là Phật, Pháp và Tăng. Tam Bảo đã dạy bảo ta, hướng dẫn ta đường ngay lối phải, làm lành tránh ác, sống vì người quên mình, nhìn đời bằng cặp mắt Trí Tuệ và lòng Từ Bi để giúp ta và người vơi bớt nỗi khổ niềm đau.
Ân Cha Mẹ, Thầy bạn và Tam Bảo đã đành to lớn nhưng ân Quốc Gia cũng rất lớn lao không kém. Nếu được lớn lên, học hành, thành đạt nhưng không nhờ những người đã hy sinh nằm xuống, những người ngày đêm canh gác biên cương để giữ vững thành trì Tổ quốc. Những vị lãnh đạo ngày đêm mất ăn bỏ ngủ để nghĩ suy nhưng chiến lược, những chính sách bảo hộ dân, an toàn dân thì liệu chúng ta có an ổn trong cuộc sống của mình hay không?
Có những ân trực tiếp, tiếp sức thêm cho ta niềm tin và sức sống, nhưng cũng có những ân âm thầm, lặng lẽ, hiến tặng cho ta và mọi người như một cơn gió mát vô tình trong mùa hè oi bức, một tia nắng ấm áp chợt lóe lên trong mùa đông lạnh giá, không khí trong lành đã ban tặng mỗi ngày cho chúng ta để duy trì sự sống…
Có những ân vô hình, chúng ta không thấy được. Lại có những ân tình luôn hiện hữu bên mình mà đôi khi ta lại lãng quên. Cả hai ân tình này được Đức Phật nói chung đó là “ân chúng sanh vạn loại”.
Thời gian qua nhìn thấy cảnh dịch bệnh xảy ra, chúng ta mới thấm thía làm sao những ân tình, mà suốt muôn đời ta vẫn không thể trả nổi. Đó là những ân tình của những chiến sĩ ngày đêm giữ vững biên cương, nhưng thiên thần áo trắng làm việc hết công suất mỗi ngày để chữa trị bệnh nhân covid. Cảm động hơn hết là những “thiên thần áo nâu, áo lam” thể hiện rõ nét tính nhập thế của Đạo Phật trong mọi thời đại. Thời chiến tranh các Thiền sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào”. Thời dịch bệnh thì “cởi áo cà sa khoác đồ bảo hộ”. Theo lời kêu gọi của Chính phủ và Giáo hội, những đoàn tình nguyện viên các Tôn Giáo, đa số là Phật Giáo, đã tình nguyện tham gia vào tuyến đầu chống dịch. Dù có chuyên môn trong ngành Y hay không vẫn dấn thân tham gia vào mọi công tác để đỡ phần gánh nặng cho Y, Bác sĩ, tư vấn tâm lý cho bệnh nhân và kể cả công việc hộ lý. Những chuyến xe rau củ quả, lương thực đầy ấp nghĩa tình từ nhiều vùng miền đất nước, ứng cứu kịp thời cho Sài Gòn trong lúc nguy cấp nhất.
(ảnh: mùa lễ Vu Lan 2020)
Trong Kinh Phạm Võng, Đức Phật đã dạy, tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là Mẹ của ta trong nhiều đời. Nhìn thực tế trong cuộc sống, chúng ta thấy mối tương quan nhân duyên nghiệp báo này rất rõ. Nếu không có sợi dây tình thương vô hình gắn kết, thì không dễ gì chúng ta có cảm giác “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, hoặc “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”…
Thật vậy sợi dây vô hình trong tình thương nhân duyên vạn loại thắt chặt chúng ta, khiến lòng cảm thấy nhói đau khi nghe một ai đó nguy nan hay khốn đốn. Dù trong đời này họ không phải là máu mủ, ruột thịt của ta, nhưng chắc chắn nhiều đời đã là Cha Mẹ, anh chị em, thân bằng quyến thuộc...
Lễ Vu Lan, ngày tri ân và báo ân Cha Mẹ, không có nghĩa là chỉ đáp đền công sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ ngay trong hiện đời. Mà chúng ta phải có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn theo lời Phật dạy, để hướng đến Tứ trọng Ân, nhân ngày Vu Lan báo hiếu với tất cả lòng tri ân vô hạn. Nguyện làm tất cả những gì có thể trong khả năng hiện có của mình để lan tỏa năng lượng yêu thương, nhường cơm, sẻ áo, sẵn sàng hy sinh bản thân để đem lại lợi ích an vui. Có như thế thì ngày lễ Vu Lan mới vẹn tròn ý nghĩa.
TT. Thích Đạo Nguyên (Nhuận Quang)
Công Cha như núi ngất trời
Nghĩa Mẹ như nước ở ngoài biển khơi
Núi cao biển rộng ai ơi
Cù lao chín chữ đời đời khắc ghi
Xã hội ngày nay, với sự tất bật theo nhịp sống hối hả của công nghệ thông tin, người vợ, người Mẹ cũng phải bôn ba, tham gia nhiều công việc ngoài xã hội, nên dần dần những câu hò, lời ru đó cũng bị phôi phai. Thế nhưng tinh thần của người dân Việt Nam đã khéo mềm dẻo, uyển chuyển trong sự tiếp biến văn hóa của nước ngoài, tiếp thu có chọn lọc. Vì thế công ơn ấy, nghĩa tình ấy vẫn luôn được biết đến qua những ngày lễ theo văn hóa phương Tây và cả Việt Nam (ngày của Cha, của Mẹ, ngày gia đình, ngày Quốc Tế phụ nữ, ngày phụ nữ Việt Nam...). Và đối với Phật Giáo, đó chính là ngày lễ hội Vu Lan.
Mỗi độ thu về, khi những giọt mưa thánh thót bên thềm, những chiếc lá lìa cành nhè nhẹ rơi, làm cho ta chạnh lòng thổn thức khi nghĩ về công Cha nghĩa Mẹ:
Mây chiều phố thị đìu hiu
Lòng con tê tái giọt chiều mưa thu
Nhớ Cha thương Mẹ lưng gù
Tháng ngày mòn mỏi cần cù nuôi con
Mùa Vu Lan, mùa của tất cả những người con hiện hữu trên cuộc đời, dù ở đâu, làm gì cũng đều hướng vọng về hai đấng sinh thành. Đó là hai ân đức to lớn mà chúng ta trực tiếp đón nhận từ thuở còn còn trong thai Mẹ. Tuy nhiên, ngoài hai ân đức ấy, Đức Phật dạy còn muôn vàn ân tình khác mà chúng ta thọ nhận trong suốt cuộc đời này.
Ân của Mẹ suốt 9 tháng cưu mang, ba năm bồng ẵm, ân của Cha lam lũ tháng ngày bôn ba kiếm sống, cực nhọc nuôi con. Để rồi cả hai ân ấy nâng đỡ bước chân, trái tim, khối óc, giới thiệu ta vào đời. Dạy ta biết thế nào là thương yêu, là hy sinh, là ban tặng.
Cám ơn Mẹ đã cho con hơi thở
Và trái tim nhân ái để làm người
Cám ơn Cha đã cho con nhìn thấy
Núi rất cao và biển rất tuyệt vời
Khi lớn lên Cha Mẹ cho ta tới trường để học chữ, học nghĩa, học nhân cách đạo đức để đối nhân xử thế. Thầy, cô là những bậc Cha Mẹ thứ hai, dìu dắt, dạy dỗ và tiếp tục uốn nắn để cho ta từng ngày thành nhân chi mỹ.
Nếu đã thành đạt trong cuộc sống, đầy đủ về tiện nghi vật chất nhưng thiếu hụt về mặt tâm linh, thì cuộc đời chúng ta dễ chao đảo và bị sóng gió cuộc đời vùi dập. May thay, lớn lên được ươm mầm trong ngôi nhà Phật Pháp, chúng ta được nương tựa tâm linh vào Ba Ngôi Báu, đó là Phật, Pháp và Tăng. Tam Bảo đã dạy bảo ta, hướng dẫn ta đường ngay lối phải, làm lành tránh ác, sống vì người quên mình, nhìn đời bằng cặp mắt Trí Tuệ và lòng Từ Bi để giúp ta và người vơi bớt nỗi khổ niềm đau.
Ân Cha Mẹ, Thầy bạn và Tam Bảo đã đành to lớn nhưng ân Quốc Gia cũng rất lớn lao không kém. Nếu được lớn lên, học hành, thành đạt nhưng không nhờ những người đã hy sinh nằm xuống, những người ngày đêm canh gác biên cương để giữ vững thành trì Tổ quốc. Những vị lãnh đạo ngày đêm mất ăn bỏ ngủ để nghĩ suy nhưng chiến lược, những chính sách bảo hộ dân, an toàn dân thì liệu chúng ta có an ổn trong cuộc sống của mình hay không?
Có những ân trực tiếp, tiếp sức thêm cho ta niềm tin và sức sống, nhưng cũng có những ân âm thầm, lặng lẽ, hiến tặng cho ta và mọi người như một cơn gió mát vô tình trong mùa hè oi bức, một tia nắng ấm áp chợt lóe lên trong mùa đông lạnh giá, không khí trong lành đã ban tặng mỗi ngày cho chúng ta để duy trì sự sống…
Có những ân vô hình, chúng ta không thấy được. Lại có những ân tình luôn hiện hữu bên mình mà đôi khi ta lại lãng quên. Cả hai ân tình này được Đức Phật nói chung đó là “ân chúng sanh vạn loại”.
Thời gian qua nhìn thấy cảnh dịch bệnh xảy ra, chúng ta mới thấm thía làm sao những ân tình, mà suốt muôn đời ta vẫn không thể trả nổi. Đó là những ân tình của những chiến sĩ ngày đêm giữ vững biên cương, nhưng thiên thần áo trắng làm việc hết công suất mỗi ngày để chữa trị bệnh nhân covid. Cảm động hơn hết là những “thiên thần áo nâu, áo lam” thể hiện rõ nét tính nhập thế của Đạo Phật trong mọi thời đại. Thời chiến tranh các Thiền sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào”. Thời dịch bệnh thì “cởi áo cà sa khoác đồ bảo hộ”. Theo lời kêu gọi của Chính phủ và Giáo hội, những đoàn tình nguyện viên các Tôn Giáo, đa số là Phật Giáo, đã tình nguyện tham gia vào tuyến đầu chống dịch. Dù có chuyên môn trong ngành Y hay không vẫn dấn thân tham gia vào mọi công tác để đỡ phần gánh nặng cho Y, Bác sĩ, tư vấn tâm lý cho bệnh nhân và kể cả công việc hộ lý. Những chuyến xe rau củ quả, lương thực đầy ấp nghĩa tình từ nhiều vùng miền đất nước, ứng cứu kịp thời cho Sài Gòn trong lúc nguy cấp nhất.
(ảnh: mùa lễ Vu Lan 2020)
Trong Kinh Phạm Võng, Đức Phật đã dạy, tất cả người nam là cha ta, tất cả người nữ là Mẹ của ta trong nhiều đời. Nhìn thực tế trong cuộc sống, chúng ta thấy mối tương quan nhân duyên nghiệp báo này rất rõ. Nếu không có sợi dây tình thương vô hình gắn kết, thì không dễ gì chúng ta có cảm giác “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, hoặc “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”…
Thật vậy sợi dây vô hình trong tình thương nhân duyên vạn loại thắt chặt chúng ta, khiến lòng cảm thấy nhói đau khi nghe một ai đó nguy nan hay khốn đốn. Dù trong đời này họ không phải là máu mủ, ruột thịt của ta, nhưng chắc chắn nhiều đời đã là Cha Mẹ, anh chị em, thân bằng quyến thuộc...
Lễ Vu Lan, ngày tri ân và báo ân Cha Mẹ, không có nghĩa là chỉ đáp đền công sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ ngay trong hiện đời. Mà chúng ta phải có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn theo lời Phật dạy, để hướng đến Tứ trọng Ân, nhân ngày Vu Lan báo hiếu với tất cả lòng tri ân vô hạn. Nguyện làm tất cả những gì có thể trong khả năng hiện có của mình để lan tỏa năng lượng yêu thương, nhường cơm, sẻ áo, sẵn sàng hy sinh bản thân để đem lại lợi ích an vui. Có như thế thì ngày lễ Vu Lan mới vẹn tròn ý nghĩa.
TT. Thích Đạo Nguyên (Nhuận Quang)
Các Tin Khác