Chế ngự "tâm sân hận" để hưởng hạnh phúc
Ngày đăng: 17:50:34 22-10-2014 . Xem: 2740
SVO - Sân hận được định nghĩa là "sự nóng nảy, sự hãm hại, sự chống đối, sự hung dữ và sự không hoan hỷ của tâm". Đây là một trạng thái tình cảm thông thường của con người tùy theo mức độ nào đó khi phải đối diện với những hoàn cảnh không bằng lòng.
Nhưng cả trong trường hợp đó, người sân hận cũng không hề thân thiện và dễ chịu chút nào và điều này ảnh hưởng không ít đến quan hệ của người đó đối với người xung quanh.
Khi ta sân hận sẽ được biểu hiện rất rõ trên thân như một số nhà tâm lý học mô tả, nếu chúng ta sân hận thì cảm xúc đó không thể giấu nổi "sân hận được biểu hiện với cặp mắt đỏ ngầu, mặt mày dữ tợn, nghiến răng, bặm môi, siết tay, đấm ngực, đập phá, gây gỗ, đâm chém, giết chóc, v.v…". Cũng có một số người biểu hiện sự giận dữ một cách thâm trầm bằng cách im lặng mặc dù đang sôi sục trong lòng.
Nhưng cả trong trường hợp đó, người sân hận cũng không hề thân thiện và dễ chịu chút nào và điều này ảnh hưởng không ít đến quan hệ của người đó đối với người xung quanh.
Mặc dù biết sân hận là một thứ cảm xúc rất tai hại, nhưng hầu như chúng ta ai ít nhiều đã có lúc nổi giận, thậm chí còn ưa thích với nó. Bởi vì nổi giận cũng có những điểm lợi nào đó. Khi người ta nổi giận, người ta cảm thấy có sức mạnh và có thể chế ngự người khác. Chẳng hạn một bà mẹ có quát lên thì mấy đứa con mới chịu im lặng, không quậy phá. Nổi giận với chính những khuyết điểm của chính mình có thể giúp chúng ta thay đổi và phát triển nội lực. Bất bình trước những bất công hay ngược đãi cũng giúp chúng ta đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của người khác.
Bằng kinh nghiệm bản thân, và bằng cách quan sát người khác, chúng ta có thể thấy rằng khi nổi giận trông ta thật xấu xí. Khi cơn giận lên cao, ta có thể hất tung tất cả mọi thứ, muốn xa lánh ngay cả những người mà ta thương yêu nhất. Bởi vì lúc đó cơn sân đã lấn át và phá huỷ sự bình an trong tâm hồn ta.
Sự giận dữ của ta khiến cho người khác nhìn ta một cách thiếu thiện cảm, và tạo nên một ấn tượng rất xấu trong lòng họ. Sự giận dữ của chính ta sẽ làm bùng dậy sự giận dữ ở người khác, và là nguyên nhân cho sự bạo động, trả thù hay phá hoại từ họ.
Sân hận ảnh hưởng đến cách giải quyết vấn đề, làm hỏng sự suy xét của chúng ta, làm cho người khác xa lánh và các mối quan hệ trở nên căng thẳng. Nó khiến cho nhữnng người xung quanh chúng ta không dám phát biểu ý kiến hữu ích của họ vì sợ chúng ta nổi giận, và dần dà nó đưa đến sự xung đột với người khác.
Sự giận dữ của ta khiến cho người khác nhìn ta một cách thiếu thiện cảm, và tạo nên một ấn tượng rất xấu trong lòng họ. Sự giận dữ của chính ta sẽ làm bùng dậy sự giận dữ ở người khác, và là nguyên nhân cho sự bạo động, trả thù hay phá hoại từ họ.
Sân hận ảnh hưởng đến cách giải quyết vấn đề, làm hỏng sự suy xét của chúng ta, làm cho người khác xa lánh và các mối quan hệ trở nên căng thẳng. Nó khiến cho nhữnng người xung quanh chúng ta không dám phát biểu ý kiến hữu ích của họ vì sợ chúng ta nổi giận, và dần dà nó đưa đến sự xung đột với người khác.
Sân hận tước mất đi niềm vui, hạnh phúc, sự bình yên và hoà hợp. Đôi khi do thiếu kiềm chế, sân hận có thể dẫn đến tội lỗi, khiến cho chúng ta phải ăn năn, hối tiếc, khiến lòng tự trọng của chúng ta bị tổn thương, và tệ hơn, là chúng ta đã nêu một tấm gương xấu cho con cái hay đệ tử của mình. Nổi giận thường xuyên còn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Những người hay nổi giận, nóng nảy và bạo động thường dễ bị huyết áp cao, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... Họ cũng có nguy cơ bị đau đầu, đau lưng, ung thư, và rối loạn tiêu hoá.
Còn có thể kể ra nhiều điều tai hại của sân hận, nhưng chúng ta có thể kết luận với một lời nhận xét ngắn gọn của Shantideva, là "không ai có thể sống hạnh phúc với sân hận".
Vì vậy, chúng ta cần phải chiêm nghiệm để thấy hết những tai hại của sân hận, để nhận ra rằng sân hận chính là một sai lầm, một nguồn tai họa trong đời sống chúng ta. Đức Phật đã ví sân hận với một kẻ thù. Bất cứ những điều tai hại nào mà kẻ thù muốn đem đến cho chúng ta, sân hận có thể đem lại một cách rất là hữu hiệu.
Vì vậy, chúng ta cần phải chiêm nghiệm để thấy hết những tai hại của sân hận, để nhận ra rằng sân hận chính là một sai lầm, một nguồn tai họa trong đời sống chúng ta. Đức Phật đã ví sân hận với một kẻ thù. Bất cứ những điều tai hại nào mà kẻ thù muốn đem đến cho chúng ta, sân hận có thể đem lại một cách rất là hữu hiệu.
Để giảm thiểu được Tâm sân hận chúng ta phải thực hành theo các hạnh nguyện sau đây: "Tâm Từ" (metta) là liều thuốc tốt nhất để trị tâm sân hận.
Tâm từ là tình thương không chiếm hữu mà chỉ muốn giúp đỡ, sẵn sàng hy sinh những quyền lợi riêng của chính mình cho hạnh phúc và sự an vui của tất cả chúng sinh. Tâm từ không lựa chọn hay chối bỏ một đối tượng nào. Nếu chúng ta chỉ thương yêu một số bạn hữu và xa lánh những người xấu, tức là chúng ta chưa thực hành tâm từ. Hành tâm từ sẽ làm giảm đi khuynh hướng hay giận dữ và rốt ráo có thể diệt sân hận tận gốc rễ.
Tâm từ là tình thương không chiếm hữu mà chỉ muốn giúp đỡ, sẵn sàng hy sinh những quyền lợi riêng của chính mình cho hạnh phúc và sự an vui của tất cả chúng sinh. Tâm từ không lựa chọn hay chối bỏ một đối tượng nào. Nếu chúng ta chỉ thương yêu một số bạn hữu và xa lánh những người xấu, tức là chúng ta chưa thực hành tâm từ. Hành tâm từ sẽ làm giảm đi khuynh hướng hay giận dữ và rốt ráo có thể diệt sân hận tận gốc rễ.
"Tâm Bi" (karuna) là một pháp hành cao thượng mà Đức Phật thường khuyên các đệ tử của ngài tu tập. Tâm bi là tâm cảm nhận được sự đau khổ và mong muốn làm giảm bớt sự đau khổ của chính mình và của người khác. Đau khổ tồn tại dưới rất nhiều hình thức. Khi một người cau có, cay nghiệt, ưa gây sự và cư xử một cách vô lý, thì chắc chắn là người đó đang đau khổ trong lòng, và không biết nên cư xử làm sao. Với tâm bi, chúng ta thông cảm với nổi khổ của người khác và không phản ứng lại bằng cách tương tự để cho tình trạng càng xấu thêm. Chúng ta hãy quan tâm đến họ và cố gắng làm điều gì đó để giúp họ vơi bớt niềm đau khổ.
Đặc biệt "tha thứ" là một liều thuốc tuyệt diệu cho sân hận và thường được xem là "viên kim cương trên vương miện của các pháp đối trị tâm sân hận", theo như một số người nhận định. "Tha thứ có nghĩa là chúng ta quyết định bỏ đi tất cả sự oán giận, ganh ghét, cay nghiệt, và lòng khao khát muốn trả thù cho những điều sai trái đã xảy đến với chúng ta. Đó là cách làm hoà bình với quá khứ." Chúng ta có thể tha thứ thật sự khi chúng ta biết rằng người khác xúc phạm chúng ta bởi vì họ là nạn nhân của chính những phiền não trong tâm họ và của hoàn cảnh bên ngoài, và nổi giận với họ thì chính chúng ta cũng đánh mất đi sự bình an trong tâm hồn mình.
Chúng ta tha thứ để chúng ta thoát khỏi những phiền não của chính mình và bớt đau khổ. Một cách rốt ráo thì tha thứ là sự lựa chọn cá nhân của chúng ta, không cần người khác phải ăn năn, xin lỗi, hay xứng đáng để được tha thứ. Mặc dù đôi lúc tha thứ thật là khó khăn, nhưng chúng ta nên cố gắng thực tập nó vì tha thứ chính là chìa khoá cho sự hài hoà tốt đẹp của gia đình và xã hội.
Trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội, chúng ta đều đã có những kinh nghiệm riêng về sức tàn phá của tâm sân hận. Nó có sức huỷ hoại hơn bất cứ một thứ vũ khí nào. Sân hận gây nên sự cáu gắt, căng thẳng và đau khổ, chúng ta nên tu tập để diệt trừ tâm sân hận. Đó không phải là vấn đề cá nhân mà còn là vấn đề xã hội, bởi vì "Nếu chúng ta muốn thay đổi xã hội, trước hết hãy thay đổi chính mình". Nếu chúng ta muốn thế giới này trở nên nhân ái hơn, trước hết chúng ta phải đến với người bằng lòng nhân ái, nếu chúng ta muốn mọi người bớt bạo động thì trước hết chúng ta phải an hoà và trầm tĩnh “Hãy mỉm cười hạnh phúc sẽ luôn đến với bạn”.
Điều này đã được Đức Phật nhắc đến trong bài kệ số 5 của Kinh Pháp Cú:
"Nếu ai lấy oán báo thù
Oan oan tương báo, thiên thu hằng sầu
Từ tâm định luật nhiệm mầu
Lấy ân báo oán, còn đâu oán thù?".
Thiện Tâm
Theo PGVN
Theo PGVN
Các Tin Khác