• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Đời Sống

  • Chia Sẻ

Chữ Hiếu trong truyện Phật Bà chùa Hương

Ngày đăng: 17:14:17 22-10-2014 . Xem: 2858
 SVO - Nói đến hiếu đạo người ta nghĩ ngay đến Hiếu kinh của Khổng Tử. Có người đã cho rằng nhờ có đạo Nho mà người Việt mới biết nêu cao đạo hiếu. Nhận định này chưa được khách quan, nếu như không muốn nói là võ đoán, bởi người Việt không những có truyền thống hiếu đạo, mà còn có tư tưởng hiếu đạo khác hẳn người Trung Hoa. 

Trong tác phẩm Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến thời Lý Nam Đế, Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã minh định rõ ràng sự khác biệt đó.


Suối Yến vào chùa Hương

Đứng đầu của mọi hạnh chính là hiếu. Người Trung Quốc cũng tin như vậy, trong Hiếu kinh: Tính của trời đất, con người là quý. Hạnh con người không gì lớn hơn hiếu (Thiên địa chi tính, duy nhân vi quý. Nhân chi hạnh, mạc đại vu hiếu). Người Việt cũng coi hiếu là hơn hết, trong mọi nết hạnh làm người. Nhưng người Việt thể hiện hạnh hiếu bằng cách giúp nghèo cứu thiếu và thương nuôi quần sanh, chứ không phải như người Trung Quốc “giữ gìn thân thể tóc da không dám tổn thương, phải lập thân hành đạo, dương danh với hậu thế”. 

Tư tưởng hiếu đạo của người Việt giáo dục cho con cái, dù không được viết thành kinh, nhưng cũng vô cùng phong phú và sâu sắc, qua ca dao, tục ngữ: 

Đạo làm con chớ hững hờ 

Phải đem hiếu kính mà thờ mẹ cha. 

Hay: 

Công cha như núi ngất trời, 

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. 

Núi cao biển rộng mênh mông, 

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi. 

Bài học về đạo làm con ấy còn được diễn đạt thành những câu hát, lời ca mộc mạc giữa chốn đồng quê: 

Xin người hiếu tử lắng khuyên 

Kịp thì nuôi nấng cho toàn đạo con 

Kẻo khi sông cạn, đá mòn 

Phú nga phú ủy có còn ra chi. 

Hay: 

Làm trai giữ trọn ba giềng, 

Thảo cha, ngay chúa, vợ hiền chớ vong. 

Ngay từ thuở nhỏ, con em trong gia đình luôn luôn được cha mẹ dạy dỗ phải sống hiếu để, thuận hòa: 

Thờ cha mẹ ở hết lòng, 

Ấy là chữ hiếu ở trong luân thường. 

Chữ đễ có nghĩa là nhường, 

Nhường anh, nhường chị,

lại nhường người trên. 

Ghi lòng, tạc dạ chớ quên, 

Con em phải giữ lấy nền con em.

Nhưng tư tưởng hiếu đạo của người Việt Nam được thể hiện rõ ràng hơn hết có lẽ phải nói đến Truyện Phật Bà chùa Hương trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc ta. Truyện dài 1.424 câu thơ lục bát, mang đậm tính nhân văn, giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, đặc biệt tinh thần nhập thế độ sanh của Phật giáo. Ngay ở những câu mở đầu truyện, tác giả khuyết danh đã nói: 

Chân như đạo Phật rất mầu 

Tâm trung chữ hiếu, niệm đầu chữ nhân. (Câu 1-2) 

Hai câu thơ này phản ánh nhận thức của người Việt về Phật giáo, cho rằng đạo Phật là đạo chân như, rất nhiệm mầu, nhưng không ngoài hai chữ hiếu và nhân. Rồi tác giả định nghĩa: 

Hiếu là độ được đấng thân, 

Nhân là độ được trầm luân mọi loài. 

(Câu 3-4)

và: 

Trên thì hiếu báo sinh thành 

Dưới thì nhân cứu chúng sanh Ta-bà. 

(câu 1397-1398) 


Bên trong động Hương Tích

Hiếu, đối với người Phật tử Việt Nam, không chỉ đơn giản là phụng sự cha mẹ, mà còn phải độ cho cha mẹ được giải thoát khổ đau. Hiếu thế gian là cách thường tình ai cũng có thể làm được, đó là cung cấp cho cha mẹ cơm áo, thuốc thang, vật dụng, chăm sóc, thăm viếng, hầu cận… nhưng hơn hết là sự ân cần, thương yêu, kính trọng mẹ cha. 

Người ta nói “của cho không bằng cách cho”, nhất là cho cha mẹ. Cha mẹ cần nơi con cái không phải là những vật chất, thứ mà cha mẹ đã từng khổ cực tìm kiếm cho con. Cha mẹ cần ở nơi con sự trưởng thành và hạnh phúc, cần nơi con tình thương và quan tâm, cần một cử chỉ hợp với đạo hiếu. Cho dù vậy, cách báo hiếu này cũng chỉ báo hiếu được phần nào công ơn của cha mẹ mà thôi, chưa thể gọi là tận hiếu. Tận hiếu phải là hiếu xuất thế gian, tức là khuyên cha mẹ làm lành, giữ giới, ăn chay, niệm Phật. 

Kinh Tỳ-ni mẫu, quyển 2, nói: “Nếu cha mẹ nghèo khổ bần hàn, thì trước hết phải khuyên cha mẹ thọ tam quy, giữ ngũ giới hay thập thiện, rồi sau đó mới cung phụng vật thực, y áo; bởi vì chỉ có cách báo hiếu theo Phật pháp mới có thể giúp cho cha mẹ mãi mãi xa lìa khổ đau, thoát khỏi bần hàn, được vui an lạc”. Hiếu là độ được đấng thân chính là đây vậy!

Từ những gia đình có con cái hiếu thảo với cha mẹ như thế đã cống hiến cho xã hội những công dân trung thành với đất nước, nhân nghĩa với nhân dân. Tư tưởng hiếu đạo này đã có từ thời Hùng Vương, mà ta có thể đọc được trong kinh Tu Đại Noa của Lục độ tập kinh 2. Khi Phật giáo hội nhập Việt Nam, tư tưởng này càng thêm đẹp và ngày càng sáng tỏ. Những tấm gương sáng của vua, dân các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần… là minh chứng vậy. 

Truyện Phật Bà chùa Hương một phần cũng phản ánh thực trạng cuộc sống hòa bình của Tam giáo, nhưng con người lý tưởng để phụng sự xã hội không phải là mẫu người quân tử, mà phải là người Phật tử, hơn thế, phải là một Phật tử đắc đạo. Vì rằng chỉ có những người Phật tử đắc đạo mới có thể thực hiện được trung hiếu vẹn toàn, mới có thể hộ quốc, an dân: 

Thân này thành Phật may ra, 

Hộ nước hộ nhà thì mới có phương. (Câu 315-316) 

Trong xã hội ngày nay, chúng ta không dám ước mơ mọi người đều trở thành người Phật tử, nói gì đến Phật tử đắc đạo, thành Phật! Chỉ mong rằng ngày càng có nhiều gia đình có con hiếu thảo, nhất là những người con đang và sẽ lãnh đạo đất nước, thì nước nhà sẽ ngày càng tốt đẹp, không có chuyện tham nhũng hay nhũng nhiễu, vì người con hiếu thảo đích thực chính là người “trung với nước, hiếu với dân”…

Dã Hạc
Nguồn: giacngo.vn

Các Tin Khác
  • MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

    MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

  • TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

    TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

  • TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

    TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

  • NHỮNG ÂN TÌNH TRONG ĐỜI

    NHỮNG ÂN TÌNH TRONG ĐỜI

  • NGHĨ VỀ “PHƯỚC ĐỨC” TRONG NẠN ĐẠI DỊCH

    NGHĨ VỀ “PHƯỚC ĐỨC” TRONG NẠN ĐẠI DỊCH

Giới thiệu sách mới

Đức Dalai Lama phát hành album nhân khánh tuế thứ 85

Đức Dalai Lama phát hành album nhân khánh tuế thứ 85

  • 10 đầu sách hay về Phật Giáo nên đọc

    10 đầu sách hay về Phật Giáo nên đọc

  • Nói với tuổi 20 - Thích Nhất Hạnh

    Nói với tuổi 20 - Thích Nhất Hạnh

Danh Tăng

Nhà Tu Hành Yêu Nước Và Cách Mạng

Nhà Tu Hành Yêu Nước Và Cách Mạng

  • Thượng tọa TS Thích Nhuận Quang: Người nặng tình trách nhiệm với những mảnh đời nghèo khó

    Thượng tọa TS Thích Nhuận Quang: Người nặng tình trách nhiệm với những mảnh đời nghèo khó

  • Nghi vấn nhục thân trăm tuổi của Lạt Ma Phật giáo hồi sinh và đi lại trong tự viện Siberia

    Nghi vấn nhục thân trăm tuổi của Lạt Ma Phật giáo hồi sinh và đi lại trong tự viện Siberia

Nhân vật

Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)

Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)

  • Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên

    Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên

  • DANH SÁCH CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

    DANH SÁCH CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Sức khỏe

NẤM MỐI ĐEN VIMIXA -

NẤM MỐI ĐEN VIMIXA - "Thực Phẩm Giàu Dinh Dưỡng Cho Cuộc Sống Của Bạn"

  • Corona - Biến cố của thế kỷ

    Corona - Biến cố của thế kỷ

  • "Tận hưởng" những ngày tự cách ly

Công tác từ thiện

Đồng Nai: Chuyến thăm ấm lòng tại mái ấm chùa Linh Quang ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025

Đồng Nai: Chuyến thăm ấm lòng tại mái ấm chùa Linh Quang ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025

  • Đồng Nai: Chương trình thiện nguyện Cùng vui mùa Phật Đản đến với trẻ em vùng cao

    Đồng Nai: Chương trình thiện nguyện Cùng vui mùa Phật Đản đến với trẻ em vùng cao

  • Biên Hòa: Gia đình tuổi trẻ Sen Vàng Viên Phong tổ chức chương trình thiện nguyện Sen Vàng Xuống Phố lần 2.

    Biên Hòa: Gia đình tuổi trẻ Sen Vàng Viên Phong tổ chức chương trình thiện nguyện Sen Vàng Xuống Phố lần 2.

Nghệ thuật sống

Long An: Tổ chức nói chuyện chuyên đề

Long An: Tổ chức nói chuyện chuyên đề "Kỹ năng sống cho phụ nữ"

  • Dự án cộng đồng “Eva skill – kỹ năng sống dành cho phụ nữ” chính thức khởi động

    Dự án cộng đồng “Eva skill – kỹ năng sống dành cho phụ nữ” chính thức khởi động

  • Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

    Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sự kiện

Đồng Nai: Bế mạc trại huấn luyện Huynh trưởng liên trại Lộc Uyển V – A Dục IV

Đồng Nai: Bế mạc trại huấn luyện Huynh trưởng liên trại Lộc Uyển V – A Dục IV

  • Vận động ăn chay để bảo vệ môi trường từ Hội thảo “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững”

    Vận động ăn chay để bảo vệ môi trường từ Hội thảo “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững”

  • Lào: Trung ương GHPGVN phát 500 phần quà tri ân tại Viêng Chăn

    Lào: Trung ương GHPGVN phát 500 phần quà tri ân tại Viêng Chăn

Chia Sẻ

MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

  • TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

    TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

  • TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

    TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai