Cờ Phật giáo tung bay trên đỉnh Phan Xi Păng
Chúng ta dành một lòng tự tôn cho người chúng ta kính trọng, cho điều thiêng liêng nhất mà con đường chúng ta đang đi . . . Tôi cũng có tình yêu mặn nồng sâu đậm con đường tôi đang đi.
“Màu cờ sắc áo” là biểu tượng thiêng liêng đối với đoàn thể biểu tượng cho sự đoàn kết sức mạnh. Tuổi trẻ thành công dựa trên nền tảng của sự cố gắn và chịu đựng một cách hòa bình trong chính nội tâm của mình, chính vì thế những hành trình thử thách nghị lực là những bài học giá trị đối với người muốn thành người.
Một lần tình cờ trong chuyến đi thiện nguyện của tỉnh Ninh Thuận tôi có hỏi vu vơ các bạc sinh viên rằng: Việt Nam chúng ta hiện này có bao nhiêu tỉnh thành, lúc này các bạn sinh viên trả lời: 64, 63, 67, 65 . . . kính thưa các loại số nhảy ra. Lúc này tôi nhớ lại lời ông Trần Trọng Kim nói: Người trong nước có thông hiểu những sử tích nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắn học hành, hết sức làm lụng để vun đắp thêm vào cái nền xã hộicủa tiên tổ đã xây dựng nên mà để cho mình . . .” Thế mới biết việc ý thức dân tộc của các thế hệ trẻ còn rất yếu.
Thầy Tuệ Sỹ cũng có lần chia sẻ: Quê hương và đạo pháp là những mỹ từ thân thương đã trở thành sáo rỗng. Các con hãy tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại; một đức tính dũng mãnh vô úy; nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng văn, tư, tu để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đang ở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng”…
Tôi trịnh trọng với hết lòng tự tôn của mình để vẫy cao ngọn cờ Phật giáo trên đỉnh cao 3.143m nóc nhà của Đông Dương . Tôi tin rằng vào những năm 1963 đến nay ngọn cờ ấy vẫn vẫy gọi sự Bi – Trí - Dũng trong lòng dân tộc và trong đó có tôi. Đi những bước chân hiêng ngang kiêu hãnh của người tu sĩ Việt Nam chưa bao giờ chùn bước trước “Pháp nhược ma cường”
Ngọn cờ phất cao ngày hôm ấy là biểu tượng: "Người xuất gia, khi cất bước ra đi, là hướng đến phương trời cao rộng; tâm tính và hình hài không theo thế tục, không buông mình chìu theo mọi giá trị hư dối của thế gian, không cúi đầu khuất phục trước mọi cường quyền bạo lực. Một chút phù danh, một chút thế lợi, một chút an nhàn; Đấy chỉ là những giá trị nhỏ bé, tầm thường và giả ngụy…” Tuệ Sỹ.
Hành trình của người con Phật chúng tôi xuất phát ngày 18.11.2016
Nơi bạt ngàn của Dãy Hoàng Liên Sơn có nhiều cây khô chết đứng
Những đoạn đường hiểm trở
Những thảm thực vật tại rừng Hoàng Liên Sơn
Những người đồng bào khuân vác đồ chuyên nghiệp phục vụ cho những đoàn chinh phục Phan Xi Păng
Tôi ở độ cao 3000m vào lúc 5h30 sáng ngày 19.11.2016
Sáng bình minh trên đỉnh Phan Xi Păng - Nóc nhà của Đông Dương
Một pho tượng Phật Thích Ca đang trong giai đoạn hoàn thiện tại đỉnh Phan Xi Păng
Đỉnh Phan Xi Păng nằm trong khuôn viên của chùa Bảo An - được khỏi công xây dựng từ năm 2014
Tại đỉnh Phan Xi Păng vào lúc 7h 00' ngày 19.11.2016
Qua bài viết tôi cũng ghi lại một số hình ảnh tại TP Sapa và giới thiệu đên mọi người . . .
Tộc người H’Mông sinh sống chủ yếu ở Sa Pa là người H’Mông Đen do quần áo của họ toàn màu đen nhưng trang phục của họ lại khác hẳn người H’Mông Đen ở nơi khác, vì thế thường được gọi là người H’Mông Sa Pa. Người đàn ông thường mặc quần màu đen hoặc xanh đen (màu chàm) giống nhau, áo cánh ngắn tay bên ngoài khoác áo không tay kiểu như áo gilê có vạt dài quá mông. Trên đầu đội một cái mũ bé tí, tròn, nông, ôm lấy đỉnh đầu trông như cái mũ của Giáo hoàng, có chiếc đen tuyền, có chiếc còn viền một vòng thêu thổ cẩm.
Tộc người H’Mông sinh sống chủ yếu ở Sa Pa là người H’Mông Đen do quần áo của họ toàn màu đen nhưng trang phục của họ lại khác hẳn người H’Mông Đen ở nơi khác, vì thế thường được gọi là người H’Mông Sa Pa. Người đàn ông thường mặc quần màu đen hoặc xanh đen (màu chàm) giống nhau, áo cánh ngắn tay bên ngoài khoác áo không tay kiểu như áo gilê có vạt dài quá mông. Trên đầu đội một cái mũ bé tí, tròn, nông, ôm lấy đỉnh đầu trông như cái mũ của Giáo hoàng, có chiếc đen tuyền, có chiếc còn viền một vòng thêu thổ cẩm.
Vì là Phan Xi Păng trở thành trung tâm du lịch nên một số bộ phận trẻ em dân tộc cũng trở thành người bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của khách du lịch.
Từ góc nhìn khách quan thì cảm nhận rằng vấn đề an sinh xã hội của trẻ em nơi đây rất yếu kém. Đại đa phần các em không được đến trường nhiều để học chữ, nền kinh tế của người dân bản địa là canh tác nông nghiệp và một số chăn nuôi
Dân tộc Xa Phó thuộc nhóm dân tộc Phù Lá và dân số toàn quốc chỉ có gần 4 ngàn. Ở Sa Pa chỉ có rất ít người Xã Phó sống ở các bản làng thuộc xã Nậm Sài nằm về phía cực nam của huyện Sa Pa là nơi hẻo lánh, xa đường ôtô vì thế đi lại khó khăn và không thường xuyên tiếp xúc với nơi khác. Đến nay một số người Xã Phó dùng tiếng quan hỏa và một số khác trong đó có người Xã Phó ở Sa Pa lại vẫn giữ nguyên tiếng mẹ đẻ thuộc hệ ngôn ngữ Miến - Tạng . ..
Tộc người Dao có nhiều nhóm nhưng sinh sống ở Sa Pa chủ yếu là người Dao Đỏ bởi phụ nữ thường quấn khăn hay đội mũ đỏ, áo xanh đen có nhiều hoa văn đỏ và trắng ở cổ, vạt và tà áo. Trang phục của họ được xem là đẹp nhất ở mỗi phiên chợ Sa Pa. Người phụ nữ còn có tục cạo chân mày và một phần tóc phía trên trán cho đẹp. Họ cũng có chữ viết riêng dựa theo chữ cổ của Hán ngữ gọi là chữ Nôm – Dao nhưng loại chữ này nay chỉ người cao tuổi mới đọc hiểu và viết được.
Người Dao có tín ngưỡng rằng loài chó là tổ tiên của họ nên chó luôn luôn được quý trọng, người đàn ông thì chỉ được coi là trưởng thành khi đã chịu lễ cấp sắc. Ngoài ra họ cũng có nhiều tục lệ đặc biệt như là gia đình nào đang nấu rượu thì phải cắm lá trước cửa nhà, không cho người lạ vào vì đồng bào quan niệm rằng người lạ vào nhà rượu sẽ bị chua và khê, nên khi thấy có dấu hiệu cắm lá kiêng bạn không nên bước vào nhà. Trong gia đình có phụ nữ sinh nở cũng có dấu hiệu kiêng cắm lá trước cửa nhà, để không cho người lạ vào nhà, sợ đứa trẻ mới sinh khóc nhiều.
Họ cũng có tục kiêng sờ đầu trẻ em, khi cắt tóc, cạo đầu họ vẫn để chỏm tóc ở đỉnh đầu vì cho đó là nơi trú ngụ các hồn vía con người, quan niệm để chỏm tóc như vậy trẻ em sẽ không hay ốm đau. Họ cũng quan niệm là nam và nữ khi chưa kết hôn thì không được chụp ảnh cùng nhau vì như vậy là không tốt, có thể nói đó là một điều cấm kỵ đối với phụ nữ Dao. Người cầm máy ảnh nếu muốn chụp tốt nhất là nên xin phép họ trước.
Trẻ em người dân tộc H'Mông
Những hình ảnh qua sự ghi lại của tác giả và sử dụng kỹ thuật đồ họa để thể hiện góc nhìn riêng
Thích Nhật Chiếu
Xuyên Mộc, ngày 28.11.2016