• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Đời Sống

  • Chia Sẻ

Học cách trị thương của một con thú

Ngày đăng: 01:55:09 28-05-2020 . Xem: 4912
Trong thời gian này nhiều sự vụ xảy ra một cách bất ngờ đúng theo nghĩa vô thường làm tôi lắng lòng mà trầm tư, quán xét kỹ càng hơn về sự BUÔNG BỎ.
Trước đây tôi thường hay trách móc rằng con tạo xoay vần cứ cuốn mình vào vòng xoáy cuộc đời khiến mình ngụp lặn thừa sống thiếu chết. Nhưng khi trải qua bao cuộc trầm phù, tôi mới liễu tri rằng mọi sự trên đời xảy ra một cách toàn hảo, không tì vết. Có chăng chỉ là không xảy ra theo như ý của bản thân mình mà thôi.

tuongtu.png

Nếu lúc trước khi nhắc tới hai từ buông bỏ, thì tôi sẽ nói rằng tôi bỏ hết những gì mình có để tìm về nơi bình yên. Nhưng giờ đây, tôi hiểu kiểu buông bỏ như vậy âu chỉ là sự trốn chạy, một xu hướng rất bình thường của tâm ý, chính là trốn chạy những gì khó chịu, có lẽ đây là dấu vết của sự tiến hóa còn lưu lại. Nhưng đã đến được cái nơi mà tưởng là khi đến đó sẽ là bình yên thì sao. Chúng ta có thực sự bình yên không hay là được dăm ba hôm, máu giang hồ trong ta lại réo gọi, lại muốn rong ruổi tìm cầu một thứ gì nữa, một thứ mà lại nghĩ khi có nó chúng ta sẽ hạnh phúc và bình yên hơn.

Không phủ nhận khi có một môi trường tốt, một môi trường bình yên sẽ hỗ trợ rất nhiều cho chúng ta trong việc tịnh dưỡng và rèn luyện. Nhưng vấn đề cốt lõi vẫn nằm ở cái thấy đúng đắn của mình. Không có được cái thấy như vậy sẽ dẫn đến những lề thói tư duy đưa chúng ta ngụp lặn như cũ.

Nói vô thường, không có nghĩa là mọi thứ mang màu sắc ảm đảm. Mình phải nhìn mọi sự như thực, mọi sự đang biến chuyển không nằm trong tầm kiểm soát của ta, bạn có nghĩ sáng bạn đi làm vui vẻ, mọi sự diễn ra an ổn thì tối đó bạn phải vào cấp cứu không. Những ai chưa trải nghiệm được sự biến đổi khôn lường như vậy thì khó mà nghe, hiểu và chấp nhận được sự vô thường đương khi họ đang phơi phới trong công danh, tiền tài, mọi thứ đều đuề huề. Chỉ khi có sự trải nghiệm như thế ta mới thấy rằng đâu mới là thứ chúng ta cần đầu tư, còn đâu dù là hào nhoáng bao nhiêu thì cũng chỉ là tạm bợ.

Buông bỏ không phải là buông xuôi, phó thác mọi sự cho số phận. Buông bỏ có nghĩa là ta liễu tri được đâu mới thực sự là bến bờ bình yên còn đâu là tạm bợ. Thấy được để ta buông được những thứ chỉ là tạm bợ, dù là chúng cho ta những sự dễ chịu nhất thời, nhưng thực ra chúng chỉ là những viên thuốc độc bọc đường.

Khi đã trải nghiệm được sự biến chuyển vô thường thì nên biết phận mình mà chăm sóc thân tâm. Những thứ đang có, dù biết rằng ta phải rất cực khổ, đánh đổi rất nhiều để có được nên việc chúng ta trân quý nó là có thể hiểu và thông cảm. Nhưng hãy suy nghĩ cho thật kỹ càng liệu tiếc nuối, bám giữ vào những thứ như vậy có khi lại kéo mình vào một cuộc xoay vần khác, một vòng xoáy do chính ta tạo dựng và lao vào mà cuồng quay. Tự thân ta phải quán xét và đưa ra quyết định. Mọi sự đều có thể chọn lựa và không ai chọn lựa giùm cho chúng ta cả.

Khi một con thú bị thương, nó dành nhiều thì giờ để dưỡng thương hơn đi kiếm ăn. Dù có mất nhiều năm cho cuộc tịnh dưỡng này thì cũng đáng giá hơn rất nhiều so với việc đánh đổi sinh mệnh, cuộc đời mình cho những thứ hư phù.

Đông Phong - Nguồn: Giác Ngộ

Các Tin Khác
  • MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

    MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

  • TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

    TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

  • TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

    TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

  • NHỮNG ÂN TÌNH TRONG ĐỜI

    NHỮNG ÂN TÌNH TRONG ĐỜI

  • NGHĨ VỀ “PHƯỚC ĐỨC” TRONG NẠN ĐẠI DỊCH

    NGHĨ VỀ “PHƯỚC ĐỨC” TRONG NẠN ĐẠI DỊCH

Giới thiệu sách mới

Đức Dalai Lama phát hành album nhân khánh tuế thứ 85

Đức Dalai Lama phát hành album nhân khánh tuế thứ 85

  • 10 đầu sách hay về Phật Giáo nên đọc

    10 đầu sách hay về Phật Giáo nên đọc

  • Nói với tuổi 20 - Thích Nhất Hạnh

    Nói với tuổi 20 - Thích Nhất Hạnh

Danh Tăng

Nhà Tu Hành Yêu Nước Và Cách Mạng

Nhà Tu Hành Yêu Nước Và Cách Mạng

  • Thượng tọa TS Thích Nhuận Quang: Người nặng tình trách nhiệm với những mảnh đời nghèo khó

    Thượng tọa TS Thích Nhuận Quang: Người nặng tình trách nhiệm với những mảnh đời nghèo khó

  • Nghi vấn nhục thân trăm tuổi của Lạt Ma Phật giáo hồi sinh và đi lại trong tự viện Siberia

    Nghi vấn nhục thân trăm tuổi của Lạt Ma Phật giáo hồi sinh và đi lại trong tự viện Siberia

Nhân vật

Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)

Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)

  • Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên

    Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên

  • DANH SÁCH CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

    DANH SÁCH CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Sức khỏe

NẤM MỐI ĐEN VIMIXA -

NẤM MỐI ĐEN VIMIXA - "Thực Phẩm Giàu Dinh Dưỡng Cho Cuộc Sống Của Bạn"

  • Corona - Biến cố của thế kỷ

    Corona - Biến cố của thế kỷ

  • "Tận hưởng" những ngày tự cách ly

Công tác từ thiện

Đồng Nai: Chuyến thăm ấm lòng tại mái ấm chùa Linh Quang ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025

Đồng Nai: Chuyến thăm ấm lòng tại mái ấm chùa Linh Quang ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025

  • Đồng Nai: Chương trình thiện nguyện Cùng vui mùa Phật Đản đến với trẻ em vùng cao

    Đồng Nai: Chương trình thiện nguyện Cùng vui mùa Phật Đản đến với trẻ em vùng cao

  • Biên Hòa: Gia đình tuổi trẻ Sen Vàng Viên Phong tổ chức chương trình thiện nguyện Sen Vàng Xuống Phố lần 2.

    Biên Hòa: Gia đình tuổi trẻ Sen Vàng Viên Phong tổ chức chương trình thiện nguyện Sen Vàng Xuống Phố lần 2.

Nghệ thuật sống

Long An: Tổ chức nói chuyện chuyên đề

Long An: Tổ chức nói chuyện chuyên đề "Kỹ năng sống cho phụ nữ"

  • Dự án cộng đồng “Eva skill – kỹ năng sống dành cho phụ nữ” chính thức khởi động

    Dự án cộng đồng “Eva skill – kỹ năng sống dành cho phụ nữ” chính thức khởi động

  • Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

    Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sự kiện

Đồng Nai: Bế mạc trại huấn luyện Huynh trưởng liên trại Lộc Uyển V – A Dục IV

Đồng Nai: Bế mạc trại huấn luyện Huynh trưởng liên trại Lộc Uyển V – A Dục IV

  • Vận động ăn chay để bảo vệ môi trường từ Hội thảo “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững”

    Vận động ăn chay để bảo vệ môi trường từ Hội thảo “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững”

  • Lào: Trung ương GHPGVN phát 500 phần quà tri ân tại Viêng Chăn

    Lào: Trung ương GHPGVN phát 500 phần quà tri ân tại Viêng Chăn

Chia Sẻ

MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

  • TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

    TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

  • TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

    TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai