• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Đời Sống

  • Chia Sẻ

Lấy phước trời mà đong

Ngày đăng: 21:25:48 09-11-2014 . Xem: 2552

SVO - Chủ nhật tuần trước, tôi có dịp đến thăm gia đình một cậu học trò cũ sau mấy lần lỗi hẹn. Vợ chồng cậu đón tôi vui vẻ, bởi sau bao nhiêu năm thăng trầm, còn gặp lại nhau. 

Lúc chưa vào nhà, tôi đã nhìn thấy tấm bảng Hiệu cầm đồ Minh Phát, nên sau khi thăm hỏi về sinh hoạt gia đình, các con cháu - tôi hỏi: Em làm chủ hiệu Minh Phát? Cậu tâm sự: Đứa con trai giữa của em. Cháu bao nhiêu tuổi rồi vậy? Cậu trả lời: Thưa, hai mươi lăm.

Tôi cảm thấy có điều gì “chưa ổn” trong công việc làm rất phức tạp của một cậu chủ quá trẻ tuổi, nên thoáng cười, hỏi: Sao không cho cháu học tiếp? Cậu cho biết: Cháu thi đại học hai lần hỏng, bảo vào học cao đẳng, không chịu. Kêu đi học nghề chuyên môn, cũng không trả lời. Nó năn nỉ vợ chồng em cho vốn, để mở hiệu cầm đồ này đã hai năm.

Tôi hớp một ngụm trà, góp ý: Nghề nào cũng quý cả, cầm đồ cũng là một công việc giúp người trong cảnh ngặt nghèo, nhưng với tuổi của cháu, thầy nghĩ không thể tránh khỏi những sai sót, những va chạm rất phiền vì thiếu kinh nghiệm (và tính nóng nảy háo thắng - như em nói) sẽ ảnh hưởng không tốt không những chỉ ở hiện tại, mà còn ở cả tương lai lâu dài của gia đình cháu.

Cậu học trò giọng buồn buồn: Dạy nó không chịu nghe, đành “lấy phước trời mà đong” thôi thầy ạ! Cô vợ lo lắng: Cũng phải nhắm mắt lấy phước trời….

Tôi đã từng nghe nhiều lần, nhiều người đủ mọi lứa tuổi và trình độ, nói câu “lấy phước trời mà đong” khi đang ở vào tình trạng khó khăn, nan giải - và đã cảm thấy thất vọng. Nhưng với cậu học trò cũ, tôi không thể “nhắm mắt” mà nghe rồi bỏ qua được. Tôi đã kể lại câu chuyện gia đình của một người bạn đồng hương cho hai vợ chồng cậu ấy nghe: “Từ nhiều chục năm nay, vợ chồng và cả con cháu của người bạn đồng hương ấy đều kiên nhẫn mỗi ngày bỏ vào hộp một ngàn, đến vài ngàn bạc lẻ. Con nhỏ còn sống chung ngày nào có thì bỏ vào, ngày nào không thì thôi. Các con lớn, có gia đình riêng, đều có chiếc hộp như vậy, luôn nhớ bỏ tiền vào hộp mỗi sáng! Khi nhìn thấy hộp tiền đã gần đầy (hay có việc cần làm ngay như giúp cho người nghèo khó đau bệnh, kẻ hành khất già nua…) thì mở hộp lấy hết số tiền, hoan hỷ trao cho người! Nếu không gặp trường hợp cần gấp thì vào dịp rằm mua cá, cua, ếch, chim đem phóng sinh”.

Tôi cười, nói: Hai em thấy đó, việc làm nhỏ nhặt vậy thôi, nhưng là cách tốt nhất để gom góp phước đức cho mình và con cháu, đời này và đời sau. Sự bố thí và thực hành việc thiện để nuôi dưỡng tâm từ bi, giúp mình sống an vui, không đòi hỏi gì nhiều đâu, mà chỉ cần có tấm lòng thành. Đức Phật đã từng khuyến dạy: “Nếu đã làm việc lành, hãy nên tiếp làm mãi, nên vui làm việc lành, hễ chứa lành nhất định thọ lạc”(Kinh Pháp cú, kệ118).              

Nhìn thấy vợ chồng cậu học trò có vẻ đăm chiêu, tôi lại cười: Giống như người nông dân, muốn thu hoạch tốt thì phải bỏ nhiều công chăm sóc ruộng vườn, cây cối. Cũng vậy, phước đức không tự nhiên có “ở trên trời” để đến đó mà tự do “đong” về thoải mái! Phước đức (giống như lúa, khoai, bắp, cây trái…) của ai trồng, người ấy gặt hái.            

Cậu học trò áy náy hỏi: Thưa thầy, nhưng em vẫn thấy lắm người không gieo trồng phước đức gì cả, mà sao họ lại giàu sang quá cỡ vậy? Tôi trả lời: Sự giàu sang mà em và nhiều người nhìn thấy được có thể hiểu: Một là do “vốn liếng” họ đã tích cóp có từ nhiều kiếp - nay họ được thừa hưởng. Hai là “không có vốn liếng” gì nhưng đã làm điều ác, để thu góp của người làm của riêng mình. Hạng người thứ nhất, nếu phung phí, bạt mạng tiêu xài (mà không tiếp tục “gầy vốn thêm”) thì sẽ có ngày “hết vốn” - trắng tay, nghèo đói, khổ sở! Hạng thứ hai, lấy “vốn” của người làm “vốn” của mình - thì chắc chắn sẽ không lâu bền, vì giữ “vốn” ấy như giữ tai họa. Người vào nhà người khác để khiêng bao lúa, hay thúng khoai có thể “lọt” qua được mắt người khác, qua lưới pháp luật; nhưng người (bằng mọi cách) ngang nhiên “trộm” phước đức người khác, không tránh khỏi “mắt trời” và lưới nghiệp quả bao trùm bốn phương tám hướng đâu!

Đôi mắt người học trò chợt sáng lên: Em còn nhớ lời thầy giảng năm xưa. Ông trời không thể có quyền năng ban ân hay giáng họa cho ai cả - ân hay họa là do chính ta tạo ra, ta phải nhận lấy; không có ông bà cha mẹ nào có thể nhận thay cho ta cả! Tôi cười: Đã bao năm rồi mà em vẫn còn nhớ, thật quý hóa!

Thoáng nhìn đồng hồ thấy đã gần trưa, tôi đứng dậy bắt tay cậu học trò cũ chúc phúc và tạ từ. Cảm nhận được sự chuyển hóa trong nhận thức người học trò, lòng tôi thấy lâng lâng. 

Mang Viên Long
Theo GNO

 

Các Tin Khác
  • MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

    MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

  • TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

    TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

  • TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

    TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

  • NHỮNG ÂN TÌNH TRONG ĐỜI

    NHỮNG ÂN TÌNH TRONG ĐỜI

  • NGHĨ VỀ “PHƯỚC ĐỨC” TRONG NẠN ĐẠI DỊCH

    NGHĨ VỀ “PHƯỚC ĐỨC” TRONG NẠN ĐẠI DỊCH

Giới thiệu sách mới

Đức Dalai Lama phát hành album nhân khánh tuế thứ 85

Đức Dalai Lama phát hành album nhân khánh tuế thứ 85

  • 10 đầu sách hay về Phật Giáo nên đọc

    10 đầu sách hay về Phật Giáo nên đọc

  • Nói với tuổi 20 - Thích Nhất Hạnh

    Nói với tuổi 20 - Thích Nhất Hạnh

Danh Tăng

Nhà Tu Hành Yêu Nước Và Cách Mạng

Nhà Tu Hành Yêu Nước Và Cách Mạng

  • Thượng tọa TS Thích Nhuận Quang: Người nặng tình trách nhiệm với những mảnh đời nghèo khó

    Thượng tọa TS Thích Nhuận Quang: Người nặng tình trách nhiệm với những mảnh đời nghèo khó

  • Nghi vấn nhục thân trăm tuổi của Lạt Ma Phật giáo hồi sinh và đi lại trong tự viện Siberia

    Nghi vấn nhục thân trăm tuổi của Lạt Ma Phật giáo hồi sinh và đi lại trong tự viện Siberia

Nhân vật

Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)

Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)

  • Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên

    Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên

  • DANH SÁCH CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

    DANH SÁCH CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Sức khỏe

NẤM MỐI ĐEN VIMIXA -

NẤM MỐI ĐEN VIMIXA - "Thực Phẩm Giàu Dinh Dưỡng Cho Cuộc Sống Của Bạn"

  • Corona - Biến cố của thế kỷ

    Corona - Biến cố của thế kỷ

  • "Tận hưởng" những ngày tự cách ly

Công tác từ thiện

Đồng Nai: Chuyến thăm ấm lòng tại mái ấm chùa Linh Quang ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025

Đồng Nai: Chuyến thăm ấm lòng tại mái ấm chùa Linh Quang ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025

  • Đồng Nai: Chương trình thiện nguyện Cùng vui mùa Phật Đản đến với trẻ em vùng cao

    Đồng Nai: Chương trình thiện nguyện Cùng vui mùa Phật Đản đến với trẻ em vùng cao

  • Biên Hòa: Gia đình tuổi trẻ Sen Vàng Viên Phong tổ chức chương trình thiện nguyện Sen Vàng Xuống Phố lần 2.

    Biên Hòa: Gia đình tuổi trẻ Sen Vàng Viên Phong tổ chức chương trình thiện nguyện Sen Vàng Xuống Phố lần 2.

Nghệ thuật sống

Long An: Tổ chức nói chuyện chuyên đề

Long An: Tổ chức nói chuyện chuyên đề "Kỹ năng sống cho phụ nữ"

  • Dự án cộng đồng “Eva skill – kỹ năng sống dành cho phụ nữ” chính thức khởi động

    Dự án cộng đồng “Eva skill – kỹ năng sống dành cho phụ nữ” chính thức khởi động

  • Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

    Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sự kiện

Đồng Nai: Bế mạc trại huấn luyện Huynh trưởng liên trại Lộc Uyển V – A Dục IV

Đồng Nai: Bế mạc trại huấn luyện Huynh trưởng liên trại Lộc Uyển V – A Dục IV

  • Vận động ăn chay để bảo vệ môi trường từ Hội thảo “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững”

    Vận động ăn chay để bảo vệ môi trường từ Hội thảo “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững”

  • Lào: Trung ương GHPGVN phát 500 phần quà tri ân tại Viêng Chăn

    Lào: Trung ương GHPGVN phát 500 phần quà tri ân tại Viêng Chăn

Chia Sẻ

MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

  • TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

    TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

  • TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

    TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai