• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Đời Sống

  • Chia Sẻ

Mẹ là tình yêu

Ngày đăng: 23:12:09 01-07-2015 . Xem: 2949
SVO - Nghĩ đến mẹ là nghĩ đến cha. Cha là từ, mẹ là bi. Từ ở đây là vui khi thấy con được hạnh phúc, quyết làm cho con được hạnh phúc. Bi ở đây là khổ đau khi thấy con khổ đau, là quyết làm vơi tất cả những khổ đau của con. Từ và bi liên kết không rời, là hai mặt của một tình yêu thương vô lượng.

>> GIữ gìn truyền thống gia đình Việt Nam
>> Bí quyết cho giấc ngủ ngon

Mẹ tạo nên sự sống, hình hài, trí óc và trái tim con. Cái nguyên lý Mẹ bàng bạc khắp thiên nhiên, khắp cõi sống, đi vào trong cả huyền thoại, tôn giáo của loài người với ý nghĩa tình yêu, lòng bi mẫn, sự hy sinh, nhẫn nại, che chở trong suốt cuộc phiêu du huyền hoặc của bước chân con.
 
Từ khởi thủy, mẹ và con là một. Cho nên, em bé khóc thét lên khi chào đời phải rời xa bụng mẹ. Tiếng khóc vang lên khi em bé phải rời bầu vú mẹ khi đang bú mớm, hay phải tạm rời vòng tay mẹ trong những buổi đầu đến nhà trẻ. Và những thanh thiếu niên lầm lỡ theo chúng bạn, bị cuốn hút bởi những sa đọa của xã hội, lìa bỏ gia đình, xa mẹ mà lăn lóc trong sự ảo hóa quay cuồng của dục vọng đam mê u tối, hẳn phải có lúc trong sự ê chề, trống vắng, cảm thấy cái nguyên lý Mẹ thôi thúc tự đáy lòng, muốn quay về với mẹ. Có người thì quay trở về được, nhưng cũng có người đã không đủ sức đứng lên trong cơn lốc cuộc đời.
 
Người có lương tri, dù đã giữ đạo hiếu, nhưng khi mẹ mất đi cũng vô cùng thương tiếc, nghĩ mình vẫn chưa đền đáp bao nhiêu so với tấm lòng bao la của mẹ. Cái Một nguyên sơ của mẹ – con đã mất đi phân nửa, không còn nguyên vẹn nữa rồi. Trong khoảng vắng, đêm trường giữa cuộc sống bận rộn này có ai hướng về mẹ, tưởng niệm đấng sinh thành, những sinh linh rất mực yêu thương tha thiết đối với mình. 
 
Nghĩ đến mẹ là nghĩ đến cha. Cha là từ, mẹ là bi. Từ ở đây là vui khi thấy con được hạnh phúc, quyết làm cho con được hạnh phúc. Bi ở đây là khổ đau khi thấy con khổ đau, là quyết làm vơi tất cả những khổ đau của con. Từ và bi liên kết không rời, là hai mặt của một tình yêu thương vô lượng. Kinh dạy rằng cha mẹ là hai vị Phật ở trong nhà, rằng thời không có Phật thì thờ cha mẹ. Kinh Phạm Võng bảo: “Hiếu thuận là pháp chí đạo cho nên lấy hiếu làm giới”. Kinh Mạ Ý dạy: “Giữ giới chính là để hiếu thuận báo ơn cha mẹ”. Bồ tát giới ghi: “Quả báo của tội phạm giới nặng nề nhất là đến nổi trong hai hay ba kiếp không còn nghe được danh từ cha mẹ”. Chữ Hiếu được nâng lên thành giới, thành sự thể hiện đạo đức của con người; từ đó có thể dễ dàng thấy rằng các tội lỗi gây ra vì đã xa rời giới. Chính vì không giữ tròn đạo hiếu mà sinh ra các tội lỗi, gây khổ đau cho mình và cho đời.
 
Ngày nay, những thành tựu của văn minh khoa học kỹ thuật tác động vào xã hội tạo thành một nếp sống mới, nếp ứng xử văn hóa mới. Những thay đổi mới tạo nên một xã hội đa dạng với những sinh hoạt đa dạng. Người phụ nữ được giải phóng, tham gia vào sinh hoạt xã hội cùng với nam giới. Thời giờ hình như bị rút lại vì số lượng và chất lượng sinh hoạt tăng lên. Người cha, người mẹ ít có thời giờ gần gũi, chăm sóc nuôi dạy con cái. Bù lại, nhà giữ trẻ, sân chơi nhà trường, các tổ chức vì trẻ em được thiết lập, tạo môi trường tốt cho việc giáo dục thanh thiếu niên. Nhưng hiển nhiên, về mặt hiện tượng, nguyên lý Một của mẹ con, cha con đang bị che mờ và cái tình cảm gắn bó giữa cha mẹ và con cái khó được ấp ủ, bồi dưỡng, thể hiện.
 
Chúng ta có buồn không khi thấy đám trẻ lăn lóc bụi đời không nơi nương tựa, hoặc lận đận lao đao, cô đơn sầu khổ hoặc đi vào vòng tội lỗi, hủy hoại thân tâm? Chúng ta có buồn không khi nghĩ đến những bậc cha mẹ già nua phải sống âm thầm, lẻ loi trong một góc nhà, trong căn phòng nhỏ, hững hờ lặng lẽ, hay trong các nhà dưỡng lão để chết dần mòn trong khi người thân yêu nhất đang mải mê chạy theo vui buồn cùng cái xã hội rộn rịp xô bồ?
 
Hiển nhiên, trong hoàn cảnh xô bồ, bận bịu như hiện nay, các bậc cha mẹ đã nhiều khi cảm thấy một sự trắc ẩn vì không thể hiện đủ tình yêu thương đối với con cái; con cái cũng lắm khi cảm thấy cô đơn vì không nhận đủ sự đùm bọc chở che của hai đấng sinh thành. Làm sao thiết lập trở lại những thuận duyên để thể hiện ở mức tối đa mối liên hệ chức năng và tình cảm giữa cha mẹ và con cái? Các bậc cha mẹ có thể tìm mọi cách để giành thời giờ nghĩ đến con cái, thể hiện đầy đủ bổn phận mình đối với con cái không? Con cái có thể xa rời những thú vui vô bổ, những ý nghĩ, hành động hời hợt đẩy đưa mình xa rời cha mẹ không? Câu trả lời là có thể. Không ai có thể sống vững vàng, lành mạnh mà chỉ bằng công việc, bằng thú vui hay bằng sự đau khổ, chán chường. Hãy quay về vời nguyên lý Một, với mẹ cha-con cái. Đó là con đường căn bản trở về với cội nguồn văn hóa dân tộc và xây dựng nếp sống an lành trong hiện tại.
 
Mùa Vu lan nhắc nhở chúng ta về điều đó. ■
Trần Tuệ Nhẫn
 
Các Tin Khác
  • MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

    MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

  • TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

    TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

  • TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

    TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

  • NHỮNG ÂN TÌNH TRONG ĐỜI

    NHỮNG ÂN TÌNH TRONG ĐỜI

  • NGHĨ VỀ “PHƯỚC ĐỨC” TRONG NẠN ĐẠI DỊCH

    NGHĨ VỀ “PHƯỚC ĐỨC” TRONG NẠN ĐẠI DỊCH

Giới thiệu sách mới

Đức Dalai Lama phát hành album nhân khánh tuế thứ 85

Đức Dalai Lama phát hành album nhân khánh tuế thứ 85

  • 10 đầu sách hay về Phật Giáo nên đọc

    10 đầu sách hay về Phật Giáo nên đọc

  • Nói với tuổi 20 - Thích Nhất Hạnh

    Nói với tuổi 20 - Thích Nhất Hạnh

Danh Tăng

Nhà Tu Hành Yêu Nước Và Cách Mạng

Nhà Tu Hành Yêu Nước Và Cách Mạng

  • Thượng tọa TS Thích Nhuận Quang: Người nặng tình trách nhiệm với những mảnh đời nghèo khó

    Thượng tọa TS Thích Nhuận Quang: Người nặng tình trách nhiệm với những mảnh đời nghèo khó

  • Nghi vấn nhục thân trăm tuổi của Lạt Ma Phật giáo hồi sinh và đi lại trong tự viện Siberia

    Nghi vấn nhục thân trăm tuổi của Lạt Ma Phật giáo hồi sinh và đi lại trong tự viện Siberia

Nhân vật

Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)

Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)

  • Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên

    Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên

  • DANH SÁCH CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

    DANH SÁCH CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Sức khỏe

NẤM MỐI ĐEN VIMIXA -

NẤM MỐI ĐEN VIMIXA - "Thực Phẩm Giàu Dinh Dưỡng Cho Cuộc Sống Của Bạn"

  • Corona - Biến cố của thế kỷ

    Corona - Biến cố của thế kỷ

  • "Tận hưởng" những ngày tự cách ly

Công tác từ thiện

Đồng Nai: Chuyến thăm ấm lòng tại mái ấm chùa Linh Quang ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025

Đồng Nai: Chuyến thăm ấm lòng tại mái ấm chùa Linh Quang ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025

  • Đồng Nai: Chương trình thiện nguyện Cùng vui mùa Phật Đản đến với trẻ em vùng cao

    Đồng Nai: Chương trình thiện nguyện Cùng vui mùa Phật Đản đến với trẻ em vùng cao

  • Biên Hòa: Gia đình tuổi trẻ Sen Vàng Viên Phong tổ chức chương trình thiện nguyện Sen Vàng Xuống Phố lần 2.

    Biên Hòa: Gia đình tuổi trẻ Sen Vàng Viên Phong tổ chức chương trình thiện nguyện Sen Vàng Xuống Phố lần 2.

Nghệ thuật sống

Long An: Tổ chức nói chuyện chuyên đề

Long An: Tổ chức nói chuyện chuyên đề "Kỹ năng sống cho phụ nữ"

  • Dự án cộng đồng “Eva skill – kỹ năng sống dành cho phụ nữ” chính thức khởi động

    Dự án cộng đồng “Eva skill – kỹ năng sống dành cho phụ nữ” chính thức khởi động

  • Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

    Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sự kiện

Đồng Nai: Bế mạc trại huấn luyện Huynh trưởng liên trại Lộc Uyển V – A Dục IV

Đồng Nai: Bế mạc trại huấn luyện Huynh trưởng liên trại Lộc Uyển V – A Dục IV

  • Vận động ăn chay để bảo vệ môi trường từ Hội thảo “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững”

    Vận động ăn chay để bảo vệ môi trường từ Hội thảo “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững”

  • Lào: Trung ương GHPGVN phát 500 phần quà tri ân tại Viêng Chăn

    Lào: Trung ương GHPGVN phát 500 phần quà tri ân tại Viêng Chăn

Chia Sẻ

MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

  • TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

    TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

  • TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

    TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai