Nửa Miền Thương Nhớ
Ngày đăng: 03:31:53 02-10-2017 . Xem: 10129
“Tôi tự cho phép mình chia trái tim ra làm hai miền để nhớ thương. Một miền là mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên, cho tôi uống nguồn sữa non trưởng thành, còn mảnh đất còn lại là nơi đã cho tôi biết bao niềm lạc thú, khiến tôi dẫu đã trôi qua ngày ấy biết bao lần khi nhớ về hãy còn hấp dẫn say mê. Một mảnh đất là quê tôi, nửa miền nhớ thương còn lại là chốn thiêng Quảng Nam yêu dấu. Cứ nhớ về tôi lại thao thức bâng khuâng, tim đánh thành từng nhịp có phần đớn đau, bồi hồi, xúc động khi nhớ về nửa miền nhớ thương năm ấy...”
Bất giác ngày rời quê hương theo đoàn đi du lịch thực tế phục vụ cho môn học tới tận Quảng Nam làm tôi có hơi chững lại bởi độ xa của nó. Suốt chẳng đường dài tôi chưa bao giờ thôi suy nghĩ về cách làm sao hiểu những từ địa phương và ngay cả cái giọng địa phương cũng sẽ rất khó nghe nữa, và rồi cả cách để chủ nhà (nơi mình ở nhờ suốt quãng thời gian đó) có thiện cảm với mình, với một con bé khá tệ giao tiếp như tôi, thực là khó. Nó gần như chiếm lĩnh tâm trí tôi khi tôi băng qua cả đoạn đường dài suốt mấy tiếng.
Xe tôi dừng lại ở mảnh đất cạnh sông Thu Bồn hững hờ trôi ngày đêm, đang mùa nước dội. Thi thoảng những đợt gió lăn tăn khiến mặt sông trở mình gợn lăn tăn bên những bóng đò yên ả đang ngược xuôi chở người qua bến. Người dân nơi đây đón đoàn thực tế chúng tôi bằng đôi mắt tò mò lẫn có phần trìu mến. Cái nhìn của bọn trẻ thơ thì có phần rõ ràng hơn: có chút run sợ, có chút muốn khám phá, lại có gì như ngac nhiên lắm, hẳn là chúng phải ngạc nhiên khi có một đoàn đông người như thế, nói giọng hoàn toàn khác, lại tới “ quấy phá” cả làng quê yên ổn, và chẳng mấy chốc sẽ còn ở lại trong nhà chúng nữa. Lớp chúng tôi nhanh chóng được những người dân “chia ra” và “đưa đi” về nhà mình. Ngôi nhà tôi trú tạm chứa nhóm tôi có năm người.
Chúng tôi đi sưu tầm những văn hóa dân gian nơi đây, nơi mà mảnh đất giàu truyền thống này chứa đựng không biết bao nhiều là kho tàng dân gian vô cùng quý báu ấy. Nơi đây đón tôi bằng cái nắng trìu mến như nụ cười của những cụ già trong làng thi thoảng nhai những miếng trầu cau đỏ ối. Cô chủ nhà tôi có cái tên rất đẹp: Sương, cô trạc bốn mươi, gương mặt khắc khổ như hầu hết những người bán mặt cho đất, bán lung cho trời mùa đỏ nắng, và đôi mắt cô, nó chứa đựng một niềm yêu thương vời vợi, một nỗi nhớ nhưng người chồng đang làm ăn ở xa và đứa con đương học đại học chỉ thi thoảng về ít ngày kì tết.
- Mấy đứa nằm chỗ đó, bếp chỗ này, ăn thì lấy chỗ kia nghen, cứ tự nhiên nhen bây!
Cô chào đón chúng tôi bằng nụ cười hiền, làn da rớm nắng và thái độ vội vã vì
Đương buổi ra đồng. Làng quê Quảng Nam yên ả lắm và khoác lên mình một vè buồn thăm thẳm của những cánh đống xanh tit tắp thẳng cánh cò bay. Những buổi sớm tôi hay dậy từ khi gà còn chưa gáy, bởi nhịp sống ở miền quê bắt đầu khi hãy còn tinh sương, tôi nhẹ nhàng ra thềm ngồi, và ngắm nhìn cô Sương đang quét vội mảnh sân trước nhà, cho lũ gà ăn rôi cầm cày cuốc ra đồng. Khi chưa bắt đầu công việc của mình tôi vẫn hay theo cô ra đồng. Cánh đồng rộng lắm, dường như không thể nào thấy điểm đến, từng cánh đồng này nối tiếp cánh đồng kia cứ như những mảng màu trên một bức tranh từng ô, từng ô đầy tính phác họa. Nước từ sông Thu Bồn chảy trực tiếp vào cánh đồng, một nguồn nước dồi dào yên ả. Trên những cánh đồng bắt đầu thưa thớt người rồi ngày một đông hơn, và khi gà bắt đầu gáy những tiếng đầu tiên, người dân đã ra đồng gần hết. Họ chăm chú làm công việc của mình tới đỗi không để ý có một cô bé đang thơ thẩn phía xa xa nhìn những giọt mồ hôi họ rơi xuống. Tôi quay về với công việc của mình, đi cùng nhóm tìm những cụ già hỏi về những câu ca dao, những bài hò chèo mà ghi chép lại.
Miền quê này là miền quê của những anh hùng, hầu như trước nhà đều có những tấm bảng ghi thật to “không có gì quý hơn độc lập tự do”, còn nhà hầu như có rất ít thanh niên trai tráng, chủ yếu là những cụ già, hoặc những người phụ nữ trung niên như cô Sương. Có lẽ mảnh đất quê nghèo khiến họ bôn ba dùng sức mình đi tìm kế sinh nhai nơi xa xôi nào đó. Người dân, họ rất tận tình với chúng tôi, có vài người sẵn sàng hát những điệu hò khoan cho chúng tôi ghi âm lại, có người lại dành thời gian đọc cho chúng tôi chép nữa. Lại có bác tổ trưởng, đạp xe từ đầu xóm tới cuối xóm mượn cho chúng tôi được quyển lục bát dân gian để chúng tôi tiếp thu cho kì được…Họ giành cho chúng tôi những niềm vui, giống như những người chủ nhà cảm thấy vui vì có khách đến, vui vì những người khách này trân trọng văn hóa quê hương mình và cả vui vì chốn làng quê yên ả bỗng nhiên tíu tít cười nói, tò mò của những người khách lạ.
Cô đi làm về trời đã quá trưa, thấy chúng tôi vẫn đương ngồi bên bàn ăn , cô quẫy:
- Chừ tụi bây làm cái gì? Sao chưa ăn?
- Tụi con đợi cô ăn chung cô ơi!
- Không đợi chi hết, lần sau ăn trước đi nghe chửa?
Chúng tôi chỉ cười cười nhưng đột nhiên hôm sau cô về sớm hơn mọi bữa. Có lẽ
Cô biết lũ chúng tôi vẫn sẽ đợi cô về ăn. Lại có bận nhà hết gạo, chúng tôi chia nhau đi chợ, đi mua cả đồ ăn, cô về nhìn thấy, đột nhiên giận chúng tôi ra mặt:
- cô giận tụi bây rồi đấy!
- Hơ? Sao cô lại giận?
- Hết gạo thì nói cô mua, cô đi làm quá có để ý gì tới gạo đâu? Tụi bây có bao nhiêu tiền đâu mà mua, hỉ?
Tự nhiên chúng tôi cười xòa mà ai cũng rưng rưng nước mắt vì tấm chân tình của
Người dân quê nghèo xứ Quảng. Chúng tôi tới đây đương mùa lễ hội sông, cô quyết định nghỉ một ngày dẫn chúng tôi qua bên kia sông xem lễ hội sông Thu Bồn đương mùa nước nổi. Cái cảm giác bồng bềnh trên ghe nó thú vi lắm, chúng tôi tạt nước qua lại làm ướt cả áo cô nhưng cô cười xòa rồi trách nhe nhàng mấy đứa. Lễ hội đong đầy những người, chúng tôi mua cho mình đầy những túi bòn bon, thứ trái chua ngọt chấm muối ớt thì rất tuyệt và cũng là đặc sản của những người dân nơi đây. Lễ hội đông nghịt người, họ dựng những cái trại trang hoàng rất đẹp, cả bán buôn và mặt ai cũng cười tươi vui vẻ. Chúng tôi còn mua những chiếc mặt nạ đeo rồi choảng nhau í ới. Cái khung cảnh đua ghe mới thực là thích, những chiếc ghe lao nhanh trên mặt nước trong tiếng hò reo của người dân, và khi dù một chiếc nào thắng cũng nhận được sự hò reo khích lệ của họ. Ngay cả tôi cũng thấy vui sướng lây như những người thắng cuộc.
Mùa lễ hội xe cộ đông nghịt, tôi vô ý đế một chiếc xe cán qua chân, rách toạc cả da. Đám bạn cùng nhà xuýt xoa thôi rồi còn cô thì gần như thức trắng. Thi thoảng quên cả cơn đau, tôi chìm trong cơn mê vì mệt mỏi, bất giác thấy một bóng dáng cao gầy đi vào phòng, nâng chân tôi lên, xoa chút dầu thơm thơm, và cứ lấy đèn pin soi chân tôi, thi thoảng lại sờ tay lên trán tôi xem tôi có bị vết thương hành cho sốt không. Sáng hôm sau, mấy cô nhà kế bên còn đem qua nhà tôi những cái lá gì đó nhai bã ra rồi đắp vào vết thương nữa. Tình cảm của họ làm tôi chợt xúc động, tôi nhớ lại khi chúng tôi mệt lả sau chuyến đi dài, ủy ban xã là nơi chúng tôi dừng đầu tiên, đứa nào cũng muốn lăn ra ngủ, các anh bộ đội đã nhường chỗ của mình cho chúng tôi ngả lưng…
Chúng tôi đặc biệt thích những trái bòn bon, nhai rất vui miệng, cứ mỗi chiều, khi đợi cô đi làm đồng về chúng tôi hay lấy ra chấm muối ớt ăn rất ngon, đứa nào đứa nấy xuýt xoa vì có khi trúng trái chua lè nhưng rất…đã. Nhưng bòn bon chỉ bán bên kia sông nên khi cần chúng tôi lại phải gọi đò sang đấy. Ngày chúng tôi về sau cả tháng trời gần gũi nhớ thương, hầu hết người dân đi tiễn. Tôi ngoái nhìn tìm cô nhưng không thấy, bên xe, thấy vài nước mắt lã chã rơi của con nhỏ bạn đang tiễn cô chủ nhà của nó, thấy tiếng í ới hứa sẽ quay lại vào một ngày nào đó không xa của những đứa khác, thấy tiếng dặn dò của bà con, thấy cả bác tổ trưởng dúi vào tay một đứa lớp tôi một tập sách dày cộm… Xe lăn bánh, mới ngồi yên vị tôi đã nghe tiếng cô Sương, cô chạy với theo rồi dúi qua khung cửa xe một bọc lớn màu đen rồi thở hì hục : “ Gớm, phải đợi đò sớm, không tiễn lũ bay được rồi”… mà tôi mở ra là cả kí bòn bon còn xanh non nớt…
Tôi tự cho phép mình chia trái tim ra làm hai miền để nhớ thương. Một miền là mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên, cho tôi uống nguồn sữa non trưởng thành, còn mảnh đất còn lại là nơi đã cho tôi biết bao niềm lạc thú, khiến tôi dẫu đã trôi qua ngày ấy biết bao lần khi nhớ về hãy còn hấp dẫn say mê. Một mảnh đất là quê tôi, nửa miền nhớ thương còn lại là chốn thiêng Quảng Nam yêu dấu. Cứ nhớ về tôi lại thao thức bâng khuâng, tim đánh thành từng nhịp có phần đớn đau, bồi hồi, xúc động khi nhớ về nửa miền nhớ thương năm ấy...
(thương tặng Quảng Nam)
Bất giác ngày rời quê hương theo đoàn đi du lịch thực tế phục vụ cho môn học tới tận Quảng Nam làm tôi có hơi chững lại bởi độ xa của nó. Suốt chẳng đường dài tôi chưa bao giờ thôi suy nghĩ về cách làm sao hiểu những từ địa phương và ngay cả cái giọng địa phương cũng sẽ rất khó nghe nữa, và rồi cả cách để chủ nhà (nơi mình ở nhờ suốt quãng thời gian đó) có thiện cảm với mình, với một con bé khá tệ giao tiếp như tôi, thực là khó. Nó gần như chiếm lĩnh tâm trí tôi khi tôi băng qua cả đoạn đường dài suốt mấy tiếng.
Xe tôi dừng lại ở mảnh đất cạnh sông Thu Bồn hững hờ trôi ngày đêm, đang mùa nước dội. Thi thoảng những đợt gió lăn tăn khiến mặt sông trở mình gợn lăn tăn bên những bóng đò yên ả đang ngược xuôi chở người qua bến. Người dân nơi đây đón đoàn thực tế chúng tôi bằng đôi mắt tò mò lẫn có phần trìu mến. Cái nhìn của bọn trẻ thơ thì có phần rõ ràng hơn: có chút run sợ, có chút muốn khám phá, lại có gì như ngac nhiên lắm, hẳn là chúng phải ngạc nhiên khi có một đoàn đông người như thế, nói giọng hoàn toàn khác, lại tới “ quấy phá” cả làng quê yên ổn, và chẳng mấy chốc sẽ còn ở lại trong nhà chúng nữa. Lớp chúng tôi nhanh chóng được những người dân “chia ra” và “đưa đi” về nhà mình. Ngôi nhà tôi trú tạm chứa nhóm tôi có năm người.
Chúng tôi đi sưu tầm những văn hóa dân gian nơi đây, nơi mà mảnh đất giàu truyền thống này chứa đựng không biết bao nhiều là kho tàng dân gian vô cùng quý báu ấy. Nơi đây đón tôi bằng cái nắng trìu mến như nụ cười của những cụ già trong làng thi thoảng nhai những miếng trầu cau đỏ ối. Cô chủ nhà tôi có cái tên rất đẹp: Sương, cô trạc bốn mươi, gương mặt khắc khổ như hầu hết những người bán mặt cho đất, bán lung cho trời mùa đỏ nắng, và đôi mắt cô, nó chứa đựng một niềm yêu thương vời vợi, một nỗi nhớ nhưng người chồng đang làm ăn ở xa và đứa con đương học đại học chỉ thi thoảng về ít ngày kì tết.
- Mấy đứa nằm chỗ đó, bếp chỗ này, ăn thì lấy chỗ kia nghen, cứ tự nhiên nhen bây!
Cô chào đón chúng tôi bằng nụ cười hiền, làn da rớm nắng và thái độ vội vã vì
Đương buổi ra đồng. Làng quê Quảng Nam yên ả lắm và khoác lên mình một vè buồn thăm thẳm của những cánh đống xanh tit tắp thẳng cánh cò bay. Những buổi sớm tôi hay dậy từ khi gà còn chưa gáy, bởi nhịp sống ở miền quê bắt đầu khi hãy còn tinh sương, tôi nhẹ nhàng ra thềm ngồi, và ngắm nhìn cô Sương đang quét vội mảnh sân trước nhà, cho lũ gà ăn rôi cầm cày cuốc ra đồng. Khi chưa bắt đầu công việc của mình tôi vẫn hay theo cô ra đồng. Cánh đồng rộng lắm, dường như không thể nào thấy điểm đến, từng cánh đồng này nối tiếp cánh đồng kia cứ như những mảng màu trên một bức tranh từng ô, từng ô đầy tính phác họa. Nước từ sông Thu Bồn chảy trực tiếp vào cánh đồng, một nguồn nước dồi dào yên ả. Trên những cánh đồng bắt đầu thưa thớt người rồi ngày một đông hơn, và khi gà bắt đầu gáy những tiếng đầu tiên, người dân đã ra đồng gần hết. Họ chăm chú làm công việc của mình tới đỗi không để ý có một cô bé đang thơ thẩn phía xa xa nhìn những giọt mồ hôi họ rơi xuống. Tôi quay về với công việc của mình, đi cùng nhóm tìm những cụ già hỏi về những câu ca dao, những bài hò chèo mà ghi chép lại.
Miền quê này là miền quê của những anh hùng, hầu như trước nhà đều có những tấm bảng ghi thật to “không có gì quý hơn độc lập tự do”, còn nhà hầu như có rất ít thanh niên trai tráng, chủ yếu là những cụ già, hoặc những người phụ nữ trung niên như cô Sương. Có lẽ mảnh đất quê nghèo khiến họ bôn ba dùng sức mình đi tìm kế sinh nhai nơi xa xôi nào đó. Người dân, họ rất tận tình với chúng tôi, có vài người sẵn sàng hát những điệu hò khoan cho chúng tôi ghi âm lại, có người lại dành thời gian đọc cho chúng tôi chép nữa. Lại có bác tổ trưởng, đạp xe từ đầu xóm tới cuối xóm mượn cho chúng tôi được quyển lục bát dân gian để chúng tôi tiếp thu cho kì được…Họ giành cho chúng tôi những niềm vui, giống như những người chủ nhà cảm thấy vui vì có khách đến, vui vì những người khách này trân trọng văn hóa quê hương mình và cả vui vì chốn làng quê yên ả bỗng nhiên tíu tít cười nói, tò mò của những người khách lạ.
Cô đi làm về trời đã quá trưa, thấy chúng tôi vẫn đương ngồi bên bàn ăn , cô quẫy:
- Chừ tụi bây làm cái gì? Sao chưa ăn?
- Tụi con đợi cô ăn chung cô ơi!
- Không đợi chi hết, lần sau ăn trước đi nghe chửa?
Chúng tôi chỉ cười cười nhưng đột nhiên hôm sau cô về sớm hơn mọi bữa. Có lẽ
Cô biết lũ chúng tôi vẫn sẽ đợi cô về ăn. Lại có bận nhà hết gạo, chúng tôi chia nhau đi chợ, đi mua cả đồ ăn, cô về nhìn thấy, đột nhiên giận chúng tôi ra mặt:
- cô giận tụi bây rồi đấy!
- Hơ? Sao cô lại giận?
- Hết gạo thì nói cô mua, cô đi làm quá có để ý gì tới gạo đâu? Tụi bây có bao nhiêu tiền đâu mà mua, hỉ?
Tự nhiên chúng tôi cười xòa mà ai cũng rưng rưng nước mắt vì tấm chân tình của
Người dân quê nghèo xứ Quảng. Chúng tôi tới đây đương mùa lễ hội sông, cô quyết định nghỉ một ngày dẫn chúng tôi qua bên kia sông xem lễ hội sông Thu Bồn đương mùa nước nổi. Cái cảm giác bồng bềnh trên ghe nó thú vi lắm, chúng tôi tạt nước qua lại làm ướt cả áo cô nhưng cô cười xòa rồi trách nhe nhàng mấy đứa. Lễ hội đong đầy những người, chúng tôi mua cho mình đầy những túi bòn bon, thứ trái chua ngọt chấm muối ớt thì rất tuyệt và cũng là đặc sản của những người dân nơi đây. Lễ hội đông nghịt người, họ dựng những cái trại trang hoàng rất đẹp, cả bán buôn và mặt ai cũng cười tươi vui vẻ. Chúng tôi còn mua những chiếc mặt nạ đeo rồi choảng nhau í ới. Cái khung cảnh đua ghe mới thực là thích, những chiếc ghe lao nhanh trên mặt nước trong tiếng hò reo của người dân, và khi dù một chiếc nào thắng cũng nhận được sự hò reo khích lệ của họ. Ngay cả tôi cũng thấy vui sướng lây như những người thắng cuộc.
Mùa lễ hội xe cộ đông nghịt, tôi vô ý đế một chiếc xe cán qua chân, rách toạc cả da. Đám bạn cùng nhà xuýt xoa thôi rồi còn cô thì gần như thức trắng. Thi thoảng quên cả cơn đau, tôi chìm trong cơn mê vì mệt mỏi, bất giác thấy một bóng dáng cao gầy đi vào phòng, nâng chân tôi lên, xoa chút dầu thơm thơm, và cứ lấy đèn pin soi chân tôi, thi thoảng lại sờ tay lên trán tôi xem tôi có bị vết thương hành cho sốt không. Sáng hôm sau, mấy cô nhà kế bên còn đem qua nhà tôi những cái lá gì đó nhai bã ra rồi đắp vào vết thương nữa. Tình cảm của họ làm tôi chợt xúc động, tôi nhớ lại khi chúng tôi mệt lả sau chuyến đi dài, ủy ban xã là nơi chúng tôi dừng đầu tiên, đứa nào cũng muốn lăn ra ngủ, các anh bộ đội đã nhường chỗ của mình cho chúng tôi ngả lưng…
Chúng tôi đặc biệt thích những trái bòn bon, nhai rất vui miệng, cứ mỗi chiều, khi đợi cô đi làm đồng về chúng tôi hay lấy ra chấm muối ớt ăn rất ngon, đứa nào đứa nấy xuýt xoa vì có khi trúng trái chua lè nhưng rất…đã. Nhưng bòn bon chỉ bán bên kia sông nên khi cần chúng tôi lại phải gọi đò sang đấy. Ngày chúng tôi về sau cả tháng trời gần gũi nhớ thương, hầu hết người dân đi tiễn. Tôi ngoái nhìn tìm cô nhưng không thấy, bên xe, thấy vài nước mắt lã chã rơi của con nhỏ bạn đang tiễn cô chủ nhà của nó, thấy tiếng í ới hứa sẽ quay lại vào một ngày nào đó không xa của những đứa khác, thấy tiếng dặn dò của bà con, thấy cả bác tổ trưởng dúi vào tay một đứa lớp tôi một tập sách dày cộm… Xe lăn bánh, mới ngồi yên vị tôi đã nghe tiếng cô Sương, cô chạy với theo rồi dúi qua khung cửa xe một bọc lớn màu đen rồi thở hì hục : “ Gớm, phải đợi đò sớm, không tiễn lũ bay được rồi”… mà tôi mở ra là cả kí bòn bon còn xanh non nớt…
Tôi tự cho phép mình chia trái tim ra làm hai miền để nhớ thương. Một miền là mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên, cho tôi uống nguồn sữa non trưởng thành, còn mảnh đất còn lại là nơi đã cho tôi biết bao niềm lạc thú, khiến tôi dẫu đã trôi qua ngày ấy biết bao lần khi nhớ về hãy còn hấp dẫn say mê. Một mảnh đất là quê tôi, nửa miền nhớ thương còn lại là chốn thiêng Quảng Nam yêu dấu. Cứ nhớ về tôi lại thao thức bâng khuâng, tim đánh thành từng nhịp có phần đớn đau, bồi hồi, xúc động khi nhớ về nửa miền nhớ thương năm ấy...
(thương tặng Quảng Nam)
Lê Hứa Huyền Trân
Theo: daophatngaynay.com
Theo: daophatngaynay.com
Các Tin Khác