• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Đời Sống

  • Chia Sẻ

Quan hệ thầy trò trong kinh, luật Phật 

Ngày đăng: 03:45:01 16-09-2017 . Xem: 22434
Mối quan hệ thầy trò là một trong những mối quan hệ căn bản của con người có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến tri thức, tư tưởng, phẩm cách, đạo đức, v.v… và đặc biệt là trong Phật giáo, mối quan hệ thầy trò mang đậm tính cách kế thừa về tâm linh, về sự tu chứng, về đức hạnh, về hành Bồ tát đạo…

Để trở thành người đệ tử của Phật, điều đầu tiên và cần thiết là quy y Phật, Pháp, Tăng. Với sự nương tựa Tam bảo đầu tiên, thì Phật là vị Thầy dẫn đường vĩ đại nhất đối với người đệ tử, mà kinh điển thường gọi là vị đại Đạo sư, từ đây mối quan hệ thầy trò trong đạo được hình thành.

 
 
Ảnh minh họa
 
Ngày nay, đức Phật đã vắng bóng trên cuộc đời, trên bước đường tu học theo lời di huấn của Ngài, người đệ tử Phật được sự dạy dỗ, uốn nắn, giáo dưỡng của nhiều vị thầy như thầy truyền Tam quy Ngũ giới, thầy thế phát xuất gia, thầy giáo thọ, thầy A xà lê, v.v… Tuy nhiên, trong các vị thầy này, thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn được hàng đệ tử tôn kính và ngưỡng vọng như bậc thầy tối thượng, vì chính Đức Phật đã khai mở con đường cho mọi người thoát khỏi kiếp trầm luân sanh tử luân hồi, đến bến bờ giác ngộ, giải thoát trọn vẹn.

 
Theo Phật giáo, tri thức và đạo đức là hai điều cần thiết tối ưu mà một người thầy nhất định phải có. Vì có tri thức thì mới truyền trao tri thức cho người được và không phải chỉ có tri thức, điều quan trọng không kém là tri thức của người thầy trong đạo phải đặt nền tảng trên đời sống phạm hạnh. Thật vậy, theo kinh Cụ túc giới trong kinh Tăng chi, tiêu chuẩn trước tiên của một bậc thầy là phải thể hiện được giới hạnh trong cuộc sống của mình. Giới nói theo ngày nay là những nguyên tắc sống đạo đức căn bản theo thế gian và siêu xuất thế gian được mọi người kính phục. Đức Phật là bậc thầy điển hình vẹn toàn cả tri thức và đời sống thánh thiện tuyệt đối, cho nên Ngài giáo hóa thành công một cách nhẹ nhàng mọi người từ vua chúa cho đến hàng trưởng giả, hay thứ dân trong xã hội đương thời.
 
Chẳng những có tri thức và đạo đức, kinh điển ghi rõ phẩm chất của người thầy còn thể hiện tuyệt đối lòng từ bi vô ngã vị tha trong việc dạy dỗ, “Xem học trò như đứa con một của mình mà không cần sự trả ơn, không vì tiếng tăm, không vì lợi dưỡng, cũng không cầu sự vui cho chính mình” (Kinh Ưu bà tắc giới, phẩm 13, Thâu phục đệ tử, HT.Tịnh Nghiêm dịch). Điều này cho thấy tính cách thiêng liêng của tình Thầy trò trong đạo thật là cảm động.
 
Ngoài ra, để thành công trong việc dạy dỗ học trò, người thầy còn phải biết rõ căn tánh, hành nghiệp và khả năng của học trò, tức là biết rõ khả năng, tâm lý và động cơ phát xuất từ nội tâm của học trò. Điều này tất nhiên không đơn giản, vì căn tánh, hành nghiệp và khả năng của mỗi người học trò đều khác nhau. Và một khi đã hiểu rõ như vậy, thì người thầy sẽ có phương cách giáo hóa tương ưng, để bảo vệ Chánh pháp. Khi Phật tại thế, có một số người xấu ác len lỏi vào hàng cư sĩ tín tâm để chỉ trích, phá hoại sự hòa hợp của chư Tăng. Đức Thế Tôn đã kiên quyết đuổi họ ra khỏi đoàn thể. (Theo Đại tạng kinh Việt Nam, Tăng Chi Bộ IV, phẩm Niệm, phần Bình bát, VNCPHVN ấn hành 1997, trang 55). Chẳng những dạy dỗ về tri thức và đạo đức, Đức Thế Tôn còn chăm lo  sức khỏe và đời sống vật chất cho các Tỳ-kheo bệnh hoạn.
 
Cũng như người thầy có tri thức, người học trò cũng  phải gieo trồng và phát huy tri thức của mình bằng cách đặt hết tâm trí vào việc học tập; vì đi theo con đường Phật dạy thì trí tuệ là sự nghiệp của người tu. Chẳng những hiểu biết những gì người đời biết, mà còn phải nỗ lực tiến xa hơn, hiểu biết những gì mà chỉ có Thánh nhân và Phật biết.
 
Song song với việc mở mang trí tuệ, người  học trò phải tiếp nối được nếp sống đạo hạnh mà Phật và Thầy, Tổ đã thể hiện, nói lên tinh thần thừa kế chân chính là “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Thật vậy, khi ta có việc làm tương ưng với vị thân giáo sư, thì người thầy mới thích thú và truyền trao những điều sở trường để ta thừa kế tiếp sự nghiệp tinh thần mà cả một đời của thầy dày công xây dựng. Đó là kinh nghiệm của tôi khi trình luận án tiến sĩ với Giáo sư Viện trưởng Viện Đại học Rissho, Nhật Bản. Nhờ có mối quan hệ tri thức và tâm linh với vị thân giáo sư này, cho nên ông đã chỉ dạy tôi một cách tường tận phương hướng nghiên cứu và làm đạo sau này. Thầy trò có tâm đắc trong việc truyền trao và tiếp thu như vậy, nên ông hy sinh cả thì giờ quý báu để dạy tôi và còn dành cảm tình đặc biệt cho tôi vì đã tìm được người thừa kế được sự nghiệp của ông. Thiết nghĩ đó là tâm lý tự nhiên của tất cả giáo sư dù là đạo hay đời.
 
Tóm lại, mối quan hệ thầy trò hoàn toàn tốt đẹp qua chính tấm gương giáo hóa ngời sáng của Đức Phật và chư vị Thánh Tăng, chư vị Tổ sư còn lưu lại trong kinh điển đã nêu rõ tính chất hoàn mỹ của sự giáo dục theo Phật giáo. Điều này chẳng những có giá trị từ nghìn xưa mà cho đến ngày nay, nhất là trong thời hiện đại, mối quan hệ thầy trò trong đạo nói riêng và sự giáo dục theo Phật giáo nói chung, hẳn sẽ là đáp số vô cùng cần thiết cho những vụ việc phi đạo đức đang diễn ra như học trò chửi mắng thầy cô, học trò đánh thầy cô trọng thương, hoặc giáo viên uống rượu đánh nhau và những cảnh bạo lực trong học đường… đang gây nhiều bức xúc trong xã hội chúng ta.
 
 Thiết nghĩ cuộc sống con người có vô số mối tương quan tương duyên, mà trong đó, mối quan hệ thầy trò đóng vai trò quan trọng cho sự hình thành tư cách đạo đức và trí tuệ cho mỗi người, từ đó xây dựng được sự học tập tốt đẹp ở học đường, xây dựng được gia đình có nề nếp, hạnh phúc và tạo dựng được xã hội trật tự kỷ cương và phát triển bền vững. Để đạt được thành quả như vậy, thì mối quan hệ thầy trò theo Phật giáo là mô hình thực sự có giá trị đáng được quan tâm, học tập và làm theo trong thời đại ngày nay.
 
HT. Thích Trí Quảng
Nguồn: giacngo.vn
Các Tin Khác
  • MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

    MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

  • TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

    TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

  • TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

    TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

  • NHỮNG ÂN TÌNH TRONG ĐỜI

    NHỮNG ÂN TÌNH TRONG ĐỜI

  • NGHĨ VỀ “PHƯỚC ĐỨC” TRONG NẠN ĐẠI DỊCH

    NGHĨ VỀ “PHƯỚC ĐỨC” TRONG NẠN ĐẠI DỊCH

Giới thiệu sách mới

Đức Dalai Lama phát hành album nhân khánh tuế thứ 85

Đức Dalai Lama phát hành album nhân khánh tuế thứ 85

  • 10 đầu sách hay về Phật Giáo nên đọc

    10 đầu sách hay về Phật Giáo nên đọc

  • Nói với tuổi 20 - Thích Nhất Hạnh

    Nói với tuổi 20 - Thích Nhất Hạnh

Danh Tăng

Nhà Tu Hành Yêu Nước Và Cách Mạng

Nhà Tu Hành Yêu Nước Và Cách Mạng

  • Thượng tọa TS Thích Nhuận Quang: Người nặng tình trách nhiệm với những mảnh đời nghèo khó

    Thượng tọa TS Thích Nhuận Quang: Người nặng tình trách nhiệm với những mảnh đời nghèo khó

  • Nghi vấn nhục thân trăm tuổi của Lạt Ma Phật giáo hồi sinh và đi lại trong tự viện Siberia

    Nghi vấn nhục thân trăm tuổi của Lạt Ma Phật giáo hồi sinh và đi lại trong tự viện Siberia

Nhân vật

Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)

Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)

  • Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên

    Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên

  • DANH SÁCH CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

    DANH SÁCH CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Sức khỏe

NẤM MỐI ĐEN VIMIXA -

NẤM MỐI ĐEN VIMIXA - "Thực Phẩm Giàu Dinh Dưỡng Cho Cuộc Sống Của Bạn"

  • Corona - Biến cố của thế kỷ

    Corona - Biến cố của thế kỷ

  • "Tận hưởng" những ngày tự cách ly

Công tác từ thiện

Đồng Nai: Chuyến thăm ấm lòng tại mái ấm chùa Linh Quang ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025

Đồng Nai: Chuyến thăm ấm lòng tại mái ấm chùa Linh Quang ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025

  • Đồng Nai: Chương trình thiện nguyện Cùng vui mùa Phật Đản đến với trẻ em vùng cao

    Đồng Nai: Chương trình thiện nguyện Cùng vui mùa Phật Đản đến với trẻ em vùng cao

  • Biên Hòa: Gia đình tuổi trẻ Sen Vàng Viên Phong tổ chức chương trình thiện nguyện Sen Vàng Xuống Phố lần 2.

    Biên Hòa: Gia đình tuổi trẻ Sen Vàng Viên Phong tổ chức chương trình thiện nguyện Sen Vàng Xuống Phố lần 2.

Nghệ thuật sống

Long An: Tổ chức nói chuyện chuyên đề

Long An: Tổ chức nói chuyện chuyên đề "Kỹ năng sống cho phụ nữ"

  • Dự án cộng đồng “Eva skill – kỹ năng sống dành cho phụ nữ” chính thức khởi động

    Dự án cộng đồng “Eva skill – kỹ năng sống dành cho phụ nữ” chính thức khởi động

  • Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

    Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sự kiện

Đồng Nai: Bế mạc trại huấn luyện Huynh trưởng liên trại Lộc Uyển V – A Dục IV

Đồng Nai: Bế mạc trại huấn luyện Huynh trưởng liên trại Lộc Uyển V – A Dục IV

  • Vận động ăn chay để bảo vệ môi trường từ Hội thảo “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững”

    Vận động ăn chay để bảo vệ môi trường từ Hội thảo “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững”

  • Lào: Trung ương GHPGVN phát 500 phần quà tri ân tại Viêng Chăn

    Lào: Trung ương GHPGVN phát 500 phần quà tri ân tại Viêng Chăn

Chia Sẻ

MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

  • TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

    TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

  • TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

    TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai