Xuân chốn cửa Thiền - Chùa Thiên Quang
Ngày đăng: 09:39:40 27-01-2017 . Xem: 7273
Xuân Trong Lòng Của Dân Tộc
Trong tâm thức của người Việt, mùa xuân được coi là mùa của sự khởi đầu, của sự phát triển, sự hồi sinh của cuộc sống mới và một chu kỳ sống mới lại bắt đầu, mặc dù mùa đông ở Việt Nam không quá lạnh giá và khắc nghiệt như ở một số nước ở hai đầu địa cực nhưng mùa đông cũng được xem là mùa sự kết thúc, của u buồn bởi sự sống của muôn vật dường như ngưng trệ trong chu kỳ này của thời gian.
Chính vì vậy mà người Việt chúng ta tổ chức lễ đón mừng năm mới vào Tiết Nguyên Đán, mà dần dà bị biến âm thành Tết Nguyên Đán hay Tết, là lễ chào đón tân niên và bắt đầu cho một mùa lễ hội mới: Mùa Xuân.
Cũng bởi tâm thức này mà ngay khi vừa giành được độc lập ngắn ngủi, thoát khỏi ách thống trị của Nhà Lương là Lương Vũ Đế vào tháng 2 năm 544, Lý Bí đã xưng là Lý Nam Đế và đặt quốc hiệu là Vạn Xuân với ước vọng đất nước chúng ta trường tồn mãi mãi.
Tất nhiên sự trường tồn của đất nước, của dân tộc không chỉ là ước vọng riêng của vị Hoàng Đế khai sáng nhà tiền Lý, mà đó cũng là ước vọng của toàn dân Việt. Cũng bởi ước vọng đó về một đất nước Vạn Xuân, mà bao thế hệ cha ông chúng ta đã không tiếc máu xương, đã ngã xuống, vì nền độc lập, vì sự trường tồn của nòi giống.
Dù thời gian có âm thâm lặng lẻ trôi qua thì người con Việt suốt 4000 ngàn năm văn hiến, 2000 năm lịch sử vẫn đón Xuân ý nghĩa đậm chất văn hóa dân tộc.
Chùa Thiên Quang, Ấp 5, xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Chùa Thiên Quang, 30, tháng Chạp, Bính Thân
27.01.2017
Thích Nhật Chiếu
Thông tin về tác giả: Đại Đức Thích Nhật Chiếu - Mail: thichnhatchieu@gmail.com - ĐT: 0937.370.386 - ADMIN CHIA SẺ
Trong tâm thức của người Việt, mùa xuân được coi là mùa của sự khởi đầu, của sự phát triển, sự hồi sinh của cuộc sống mới và một chu kỳ sống mới lại bắt đầu, mặc dù mùa đông ở Việt Nam không quá lạnh giá và khắc nghiệt như ở một số nước ở hai đầu địa cực nhưng mùa đông cũng được xem là mùa sự kết thúc, của u buồn bởi sự sống của muôn vật dường như ngưng trệ trong chu kỳ này của thời gian.
Chính vì vậy mà người Việt chúng ta tổ chức lễ đón mừng năm mới vào Tiết Nguyên Đán, mà dần dà bị biến âm thành Tết Nguyên Đán hay Tết, là lễ chào đón tân niên và bắt đầu cho một mùa lễ hội mới: Mùa Xuân.
Cũng bởi tâm thức này mà ngay khi vừa giành được độc lập ngắn ngủi, thoát khỏi ách thống trị của Nhà Lương là Lương Vũ Đế vào tháng 2 năm 544, Lý Bí đã xưng là Lý Nam Đế và đặt quốc hiệu là Vạn Xuân với ước vọng đất nước chúng ta trường tồn mãi mãi.
Tất nhiên sự trường tồn của đất nước, của dân tộc không chỉ là ước vọng riêng của vị Hoàng Đế khai sáng nhà tiền Lý, mà đó cũng là ước vọng của toàn dân Việt. Cũng bởi ước vọng đó về một đất nước Vạn Xuân, mà bao thế hệ cha ông chúng ta đã không tiếc máu xương, đã ngã xuống, vì nền độc lập, vì sự trường tồn của nòi giống.
Dù thời gian có âm thâm lặng lẻ trôi qua thì người con Việt suốt 4000 ngàn năm văn hiến, 2000 năm lịch sử vẫn đón Xuân ý nghĩa đậm chất văn hóa dân tộc.
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông
Nếp sống muôn đời của tổ tông
Chùa Thiên Quang, Ấp 5, xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Chùa Thiên Quang, 30, tháng Chạp, Bính Thân
27.01.2017
Thích Nhật Chiếu
Thông tin về tác giả: Đại Đức Thích Nhật Chiếu - Mail: thichnhatchieu@gmail.com - ĐT: 0937.370.386 - ADMIN CHIA SẺ
Các Tin Khác