• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Đời Sống

  • Nhân vật

Hưng Hà, Thái Bình: Vùng đất 'Nữ nhi tam kiệt'

Ngày đăng: 10:27:09 15-03-2021 . Xem: 2314
Do đặc điểm giới tính, phân công tự nhiên và nhiều lý do khác, trong tiến trình lịch sử nhân loại, hình ảnh người phụ nữ có phần khiêm tốn hơn so với nam giới. Các thiên tài hầu hết đều là đàn ông. Không ít người ngộ nhận, cho rằng đàn ông có vẻ thông minh hơn phụ nữ và gánh các gần như toàn bộ trọng trách xã hội. 

Nghe chuyện, mẹ tôi chỉ tủm tỉm cười khó hiểu rồi phán “Mọi chuyện quan trọng trên đời, phụ nữ nhường hết cho đàn ông. Từ tướng lĩnh ưu tú cho đến các các khoa học xuất sắc trên mọi lĩnh vực. Bao đời nay, phụ nữ chỉ nhận nhiệm vụ đơn giản – sản sinh và nuôi dưỡng các thiên tài nhân loại”.

Lịch sử Việt Nam, hình ảnh phụ nữ luôn sát cánh với nam giới, từ thủa đất nước sơ khai cho đến tận hiện tại. Điều đáng buồn là lâu nay, việc đánh giá và nhìn nhận công trạng của phụ nữ còn chưa đầy đủ. Đền thờ các nữ kiệt có mặt rải rác khắp nơi, nhưng vùng quê Hưng Hà (Thái Bình) có “Nữ nhi tam kiệt”.

Huyện lúa Hưng Hà, vùng đất cổ sản sinh nhiều danh nhân, làm rạng rỡ lịch sử dân tộc. Nơi nhà Trần (1225 - 1400) khởi nghiệp, xây Hoàng thành, làm tôn miếu, dựng lăng tẩm. Xã Đoan Hùng, nơi Bát Nàn Vũ Thị Thục dấy binh khởi nghĩa cùng hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị. Xã Hồng Minh, từng là cứ địa kháng chiến của Lý Nam Đế (Lý Bôn 503 - 548) và Triệu Việt Vương (Triệu Quang Phục 524 - 571). Xã Liên Hiệp có Thái sư Trần Thủ Độ (1194 - 1264); Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung. 

Xã Canh Tân có hai anh em Thái phó Lưu Khánh Đàm, Thái úy Lưu Khánh Ba (nhà Lý). Xã Độc Lập có Tiến sỹ Lê Phú Thứ (1693 - 1783) và con trưởng là Bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784). Xã Tân Lễ có Tam nguyên Phạm Đôn Lễ (1457 - 1531), Lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ. Xã Hòa Tiến có Tiến sĩ Nguyễn Tông Quai (1692 - 1767). Xã Văn Cẩm có chí sỹ Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm (1875 - 1929) ...

Xã Đoan Hùng, có đền Tiên La, thờ Bát Nàn Vũ Thị Thục (Trinh Nương 17 - 43). Bà không chỉ xinh đẹp mà còn văn võ song toàn. Bị Tô Định giết cha và chồng, ép làm vợ lẻ, bà dấy binh khởi nghĩa cùng Trưng Trắc, Trưng Nhị, được giao quyền thống lĩnh các nữ tướng. Sau khi hạ được 65 thành trì, Trưng Trắc lên ngôi, xưng là Trưng Nữ vương, bà được phong làm Uy viễn đông nhung đại tướng quân.
Hưng Hà, Thái Bình: Vùng đất 'Nữ nhi tam kiệt'
Thi Pháo đất trong lễ hội Tiên La.
Sau 39 ngày bị vây hãm và giáp công quyết tử, ngày 17/3/43 (Quý Mão), bà tả xung hữu đột, phá được vòng vây và chạy đến Gò Kim Quy (đền Tiên La ngày nay) mình đầy thương tích. Bà xuống ngựa rồi tự vẫn, không để giặc bắt. Người dân xót thương chôn giấu thi hài bà cùng ngựa chiến tại Gò Kim Quy và dựng đền thờ bằng tranh tre trên mộ, nhiều đời sau thay bằng gỗ và đá.
Hưng Hà, Thái Bình: Vùng đất 'Nữ nhi tam kiệt' 1
Thi giã Bánh dày trong lễ hội Tiên La.
Bà được tôn thờ là Thượng Đẳng Phúc Thánh, Tối linh, Tối cao. Tương truyền trong tâm linh người Việt Nam là bà hiển linh kiêm cả ba ngôi vị Thánh Mẫu Thượng Thiên, Thánh Mẫu Thượng Ngàn, Thánh Mẫu Thoải Phủ trong trong Đạo Thánh Mẫu Việt Nam.

Xã Tân Lễ có “Nữ học sĩ linh từ” (Đền thiêng Nữ học sĩ), thờ Nguyễn Thị Lộ (? - 1442). Bà nổi tiếng xinh đẹp, thông minh, giỏi thơ văn của làng chiếu Hải Triều. Giai thoại đối đáp khẩu khí bài thơ Chiếu Gon với Nguyễn Trãi đã se duyên bà với danh nhân văn hóa thế giới sau này. Dù “Xuất đối dị, đối đối nan” (ra đối dễ, đối lại khó) nhưng bà vẫn đối lại ngay, cực chuẩn, khiến Nguyễn Trãi nể phục.
Hưng Hà, Thái Bình: Vùng đất 'Nữ nhi tam kiệt' 2
Tượng Đức bà Lê nghi Học sĩ Nguyễn Thị Lộ.
Vạn Xuân, tác phẩm nổi tiếng hơn 1.200 trang của nữ nhà văn Pháp - bà Yveline Feray viết về Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ, trong đó 211 trang về thảm án “Tấn bi kịch vườn Lệ Chi - một vĩ nhân sống trong một xã hội quá ư bé nhỏ và chật hẹp”.
Hưng Hà, Thái Bình: Vùng đất 'Nữ nhi tam kiệt' 3
Chính điện thờ Đức bà Nguyễn Thị Lộ.
Hưng Hà, Thái Bình: Vùng đất 'Nữ nhi tam kiệt' 4
Ban thờ Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ.
Bà là “Lê triều Lễ nghi học sĩ, Nữ lưu đệ nhất công thần”, người phụ nữ đầu tiên dạy học cho hoàng tộc phong kiến Việt Nam. Bà cũng là người tài hoa trong văn học, sắc sảo trong chính trị, chu đáo trong ứng xử và thủy chung trong tình nghĩa. Lớn lao hơn, bà còn là người đã dâng trọn cuộc đời phục vụ cho sự bền vững của vương triều Lê và sự phồn vinh của non sông Đại Việt.
 
Xã Canh Tân có đền thờ Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung (? – 1259). Vốn là người thông minh, sắc sảo, xinh đẹp, nhưng cuộc đời bà đầy sóng gió và chịu nhiều thành kiến của xã hội. Từng là nguyên phi, xuống ngự nữ, lên làm hoàng hậu rồi hoàng thái hậu, xuống làm công chúa, sau được sắc phong là Quốc mẫu. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, bà đều biết cách vượt qua, đặt lợi ích quốc gia làm trọng, sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng tư.
Vùng đất nữ nhi tam kiệt
Hồ bán nguyệt trước đền thờ Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung.
Đánh giá chung về bà, sử gia Ngô Sĩ Liên nhận xét, “Trời sinh ra Linh từ để mở nghiệp nhà Trần”. Bà được đánh giá với 3 cống hiến lớn: Một là góp phần lập vương triều Trần, hai là dàn xếp những mâu thuẫn nội bộ hoàng tộc, ba là sơ tán hoàng tộc ra khỏi Kinh đô Thăng Long, thu gom nông cụ rèn đúc vũ khí, góp sức cùng Thái sư Trần Thủ Độ và quân dân Đại Việt, làm nên chiến thắng Nguyên Mông oanh liệt (1258).
Hưng Hà, Thái Bình: Vùng đất 'Nữ nhi tam kiệt' 6
Ban thờ Linh Từ Quốc Mẫu
Cuộc đời của Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung, xưa nay chưa thấy. Một huyện có tới 3 nữ kiệt lừng danh, theo hiểu biết của tôi, cả thế giới cũng chưa nước nào có.

Ngoài nữ nhi tam kiệt vừa kể, Hưng Hà hiện có 667 di tích lịch sử văn hóa, trong đó khu lăng mộ và đền thờ các vua Trần là di tích quốc gia đặc biệt; có 26 di tích di tích quốc gia; 89 di tích tỉnh; 138 đình, gần 170 đền, chùa; trên 30 phủ, đường; 25 lăng, văn chỉ… và hàng trăm lễ hội. 

Huyện còn lưu giữ nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như thi cỗ cá, tế cá, kéo lửa nấu cơm cần, vật lầu, thả diều, đánh gậy, chọi gà, đi cầu kiều, chơi đu, pháo đất, bắt vịt, vật võ, cờ biển, cờ người, gói bánh chưng,...

Huyện có 53 làng và 4 xã nghề gồm 20 làng dệt khăn, 21 làng dệt chiếu, 5 làng mây tre đan, 3 làng bún bánh, 2 làng mộc, 2 làng làm hương với giá trị sản xuất hàng ngàn tỷ. Huyện dẫn đầu tỉnh về năng suất lúa với những cánh đồng xanh mát hữu cơ, đan xen những vườn cây trái đặc sản như nhãn, cam đường, bưởi, cây cảnh,…

Tiềm năng du lịch ngồn ngộn và chỉ cách Hà Nội 80km, du lịch Hưng Hà gần như chưa có gì.

Hưng Hà ba mặt giáp sông Hồng, cùng hai phân lưu là sông Luộc và sông Trà Lý với mạng lưới các sông nhỏ và kênh rạch đến tận nhiều xã. Nếu biết cách làm, du lịch đường thủy từ Hà Nội và các tỉnh phụ cận về Hưng Hà sẽ là điểm nhấn độc đáo. Trong khi chờ những khách sạn có sao, các làng xã nông thôn mới, có thể làm du lịch cộng đồng theo chuẩn quốc gia. Không làm kiểu phong trào, lấy số lượng để báo cáo.

Hãy bắt đầu từ những homestay thoáng đãng, chân quê, sạch đẹp, tiện nghị cạnh những di tích lịch sử, bờ sông, giữa các làng nghề hay đồng lúa, vườn cây, sẽ từng bước đưa Hưng Hà vào bản đồ du lịch Việt Nam với những trải nghiệm và khám phá bất ngờ, kỳ thú.

Rất nhiều việc phải làm. Tiền, nhân lực, giao thông không phải là chuyện khó. Khó nhất là thay đổi cách nghĩ về du lịch, đoạn tuyệt với tư duy cũ, dám phá cách và làm mới, bắt đầu từ lãnh đạo cho đến từng người dân.

Nguồn: https://theleader.vn/hung-ha-thai-binh-vung-dat-nu-nhi-tam-kiet-1587876328884.htm 
Các Tin Khác
  • Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)

    Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)

  • Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên

    Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên

  • DANH SÁCH CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

    DANH SÁCH CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

  • Những doanh nhân Việt nổi tiếng đều theo đạo Phật: Họ tìm thấy gì từ Phật giáo và ứng dụng vào kinh doanh ra sao?

    Những doanh nhân Việt nổi tiếng đều theo đạo Phật: Họ tìm thấy gì từ Phật giáo và ứng dụng vào kinh doanh ra sao?

  • Khát Vọng Người Tu Sĩ Nơi Tuyến Đầu Chống Dịch

    Khát Vọng Người Tu Sĩ Nơi Tuyến Đầu Chống Dịch

Giới thiệu sách mới

Đức Dalai Lama phát hành album nhân khánh tuế thứ 85

Đức Dalai Lama phát hành album nhân khánh tuế thứ 85

  • 10 đầu sách hay về Phật Giáo nên đọc

    10 đầu sách hay về Phật Giáo nên đọc

  • Nói với tuổi 20 - Thích Nhất Hạnh

    Nói với tuổi 20 - Thích Nhất Hạnh

Danh Tăng

Nhà Tu Hành Yêu Nước Và Cách Mạng

Nhà Tu Hành Yêu Nước Và Cách Mạng

  • Thượng tọa TS Thích Nhuận Quang: Người nặng tình trách nhiệm với những mảnh đời nghèo khó

    Thượng tọa TS Thích Nhuận Quang: Người nặng tình trách nhiệm với những mảnh đời nghèo khó

  • Nghi vấn nhục thân trăm tuổi của Lạt Ma Phật giáo hồi sinh và đi lại trong tự viện Siberia

    Nghi vấn nhục thân trăm tuổi của Lạt Ma Phật giáo hồi sinh và đi lại trong tự viện Siberia

Nhân vật

Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)

Hòa thượng Thích Mật Nguyện (1911 - 1972)

  • Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên

    Cuộc đời và hành trạng hoằng hóa thầm lặng của Ni Trưởng Bửu Liên

  • DANH SÁCH CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

    DANH SÁCH CHƯ TÔN ĐỨC GIÁO PHẨM THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

Sức khỏe

NẤM MỐI ĐEN VIMIXA -

NẤM MỐI ĐEN VIMIXA - "Thực Phẩm Giàu Dinh Dưỡng Cho Cuộc Sống Của Bạn"

  • Corona - Biến cố của thế kỷ

    Corona - Biến cố của thế kỷ

  • "Tận hưởng" những ngày tự cách ly

Công tác từ thiện

Đồng Nai: Chuyến thăm ấm lòng tại mái ấm chùa Linh Quang ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025

Đồng Nai: Chuyến thăm ấm lòng tại mái ấm chùa Linh Quang ngày đầu xuân mới Ất Tỵ 2025

  • Đồng Nai: Chương trình thiện nguyện Cùng vui mùa Phật Đản đến với trẻ em vùng cao

    Đồng Nai: Chương trình thiện nguyện Cùng vui mùa Phật Đản đến với trẻ em vùng cao

  • Biên Hòa: Gia đình tuổi trẻ Sen Vàng Viên Phong tổ chức chương trình thiện nguyện Sen Vàng Xuống Phố lần 2.

    Biên Hòa: Gia đình tuổi trẻ Sen Vàng Viên Phong tổ chức chương trình thiện nguyện Sen Vàng Xuống Phố lần 2.

Nghệ thuật sống

Long An: Tổ chức nói chuyện chuyên đề

Long An: Tổ chức nói chuyện chuyên đề "Kỹ năng sống cho phụ nữ"

  • Dự án cộng đồng “Eva skill – kỹ năng sống dành cho phụ nữ” chính thức khởi động

    Dự án cộng đồng “Eva skill – kỹ năng sống dành cho phụ nữ” chính thức khởi động

  • Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

    Buông bỏ căng thẳng - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sự kiện

Đồng Nai: Bế mạc trại huấn luyện Huynh trưởng liên trại Lộc Uyển V – A Dục IV

Đồng Nai: Bế mạc trại huấn luyện Huynh trưởng liên trại Lộc Uyển V – A Dục IV

  • Vận động ăn chay để bảo vệ môi trường từ Hội thảo “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững”

    Vận động ăn chay để bảo vệ môi trường từ Hội thảo “Ứng dụng GIS cho đô thị thông minh hướng tới phát triển bền vững”

  • Lào: Trung ương GHPGVN phát 500 phần quà tri ân tại Viêng Chăn

    Lào: Trung ương GHPGVN phát 500 phần quà tri ân tại Viêng Chăn

Chia Sẻ

MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

MÙA XUÂN NƠI TUYẾN ĐẦU...

  • TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

    TRÁI TIM NGƯỜI CON PHẬT NƠI TUYẾN ĐẦU CHỐNG DỊCH

  • TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

    TÂM SỰ NGƯỜI TU SỸ DẤN THÂN PHỤC VỤ KHU CÁCH LY

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai