Khát Vọng Người Tu Sĩ Nơi Tuyến Đầu Chống Dịch
Ngày đăng: 18:53:31 26-09-2021 . Xem: 983
Từ sớm hôm cho đến tối muộn, từ những ngày nắng nóng hừng hực cho đến lúc mưa dầm dề, những tình nguyện viên vẫn luôn sát cánh với tuyến đầu trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19. Bởi trong mỗi con người ấy, luôn có trái tim dạt dào thương yêu…
Trong cuộc sống, ai cũng có những khát vọng riêng để hướng đến, thúc giục chúng ta cố gắng vượt qua mọi trở ngại để đạt được mục tiêu, tạo nên những việc hữu ích và lớn lao cho bản thân, cộng đồng và cho đất nước.
Những người tu sỹ phật giáo chúng tôi cũng không ngoại lệ… Khát vọng khao khát cống hiến cho đời, cho cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn. Đó là niềm khát vọng chân chính của chúng tôi khi dấn thân vào nơi tuyến đầu chống dịch...
Những ngày qua, khi cả nước đang gồng mình chống dịch, giữa lúc dịch bệnh căng thẳng, số ca nhiễm Covid-19 ngày càng tăng, các bệnh viện dã chiến phải cơi nới thêm giường bệnh, làm việc xuyên suốt, quên ngày đêm... nhiều bệnh nhân không khỏi hoang mang, lo lắng. Đứng trước tình thế nguy cấp đó, giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phát động phong trào “Cởi áo cà sa khoác áo blouse trắng tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch”, anh em tu sỹ trẻ chúng tôi lại có cơ hội được phụng sự, cống hiến cho đời.
Có tham gia cùng với các y bác sỹ trong tuyến đầu chống dịch rồi mới thấy “cuộc chạy đua” bên trong những căn phòng điều trị Covid-19. Có những bệnh nhân mắc Covid-19 không có biểu hiện nhưng nồng độ oxy trong máu lại thấp. Đó là một quá trình diễn tiến im lặng. Mốc thời gian 7-10 ngày sau nhiễm, bệnh nhân bắt đầu trở mệt, tiên lượng nặng. Trong gian phòng cấp cứu, các bác sĩ bắt đầu “chạy đua” với thời gian, tìm mọi cách tăng nồng độ oxy trong máu bệnh nhân lên chỉ số an toàn. Một cuộc chạy đua với thời gian để đưa bệnh nhân ra khỏi lằn ranh sinh tử vô cùng khốc liệt, để rồi khi bước ra khỏi cuộc chiến, cơ thể của mỗi người trong ê-kíp như rã rời. Trong bộ đồ bảo hộ kín mít, chúng tôi chỉ nhận ra nhau bằng cái tên được viết trên lưng áo…
Thế mới biết đời người mong manh tạm bợ, chỉ ngưng một nhịp thở là kết thúc một cuộc đời. Cái quý nhất của con người là sự sống và đời người chỉ sống có một lần, vậy tại sao chúng ta không sống vì nhau, cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng trân quý…
Chúng ta có thể làm việc nhiều, ước mơ nhiều, tích góp nhiều để mong có được cuộc sống ấm êm, nhưng rồi khi dịch bệnh đến, có bao giờ bạn tự hỏi chúng ta cần gì từ cuộc sống?
"Ta chỉ có một cuộc đời để sống, để cống hiến và hãy sống xứng đáng với cuộc đời ấy", chúng tôi luôn giữ câu nói này trong tim để động viên mình luôn tiến về phía trước.
Chúng tôi muốn mang sự khát vọng đầy nhiệt huyết từ trái tim của mình để sưởi ấm những bệnh nhân kém may mắn, mong rằng họ sẽ được tiếp thêm ngọn lửa chiến đấu giành lại sự sống. Bởi một ánh lửa sẻ chia, là một ánh lửa lan tỏa, một đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười, bàn tay có mở rộng thì mới thấy được sự yêu thương.
Đối với người tu sĩ như chúng tôi, luôn thực hành theo lời Đức Phật chỉ dạy: " Phụng Sự Chúng Sanh Là Cúng Dường Chư Phật". Thiết nghĩ là người con Phật phải lấy từ bi làm gốc, với tinh thần của Phật Giáo Việt Nam là: "Hộ Quốc An Dân ", "Lợi Đạo, Ích Đời". Chính vì thế, chúng tôi luôn "cháy" hết mình với khát vọng sống cao đẹp, xin dâng lên mọi người những gì tốt đẹp nhất . Như trong đoạn thơ của bài thơ " Mùa Xuân Nho Nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải:
Chúng tôi chỉ là những hạt cát nhỏ trong toàn bộ công cuộc nỗ lực dập dịch của các y bác sĩ, nhân viên y tế nhưng chúng tôi luôn khát vọng được cống hiến cho đến tận giây phút cuối cùng và xem đó là lý tưởng, lẽ sống của chúng tôi. Chỉ cần có niềm tin chiến thắng đại dịch thì tất cả mọi khó khăn phía trước không có gì là không thể, đó là điều mà tất cả mọi người chúng ta đều hướng tới.
Trong bối cảnh đất nước đang phải gồng mình với dịch bệnh như hiện tại. Chúng tôi thấy được tình đồng đội ,tình đoàn kết giữa những người con Việt, ôi thật đẹp làm sao! Mệt mỏi, rã rời, kiệt sức... nhưng vẫn luôn cố gắng, động viên nhau. Điều này đã thắp lên những niềm tin lấp lánh cho mỗi người chúng tôi, rằng Việt Nam rồi sẽ trở lại nhịp sống "bình thường mới". Rồi những con đường vắng lặng sẽ đông đúc xe cộ, hàng quán lại sáng đèn, tiếng nói cười sẽ ngập tràn những căn nhà nhỏ...
Mong rằng mọi người đều được bình an và dịch bệnh sớm qua mau để tất cả được trở về cuộc sống như bình thường .!
TNV Thích Minh Lực & Nhóm TNV Phật giáo tuyến đầu tỉnh Đồng Nai
Trong cuộc sống, ai cũng có những khát vọng riêng để hướng đến, thúc giục chúng ta cố gắng vượt qua mọi trở ngại để đạt được mục tiêu, tạo nên những việc hữu ích và lớn lao cho bản thân, cộng đồng và cho đất nước.
Những người tu sỹ phật giáo chúng tôi cũng không ngoại lệ… Khát vọng khao khát cống hiến cho đời, cho cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn. Đó là niềm khát vọng chân chính của chúng tôi khi dấn thân vào nơi tuyến đầu chống dịch...
Những ngày qua, khi cả nước đang gồng mình chống dịch, giữa lúc dịch bệnh căng thẳng, số ca nhiễm Covid-19 ngày càng tăng, các bệnh viện dã chiến phải cơi nới thêm giường bệnh, làm việc xuyên suốt, quên ngày đêm... nhiều bệnh nhân không khỏi hoang mang, lo lắng. Đứng trước tình thế nguy cấp đó, giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phát động phong trào “Cởi áo cà sa khoác áo blouse trắng tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch”, anh em tu sỹ trẻ chúng tôi lại có cơ hội được phụng sự, cống hiến cho đời.
Có tham gia cùng với các y bác sỹ trong tuyến đầu chống dịch rồi mới thấy “cuộc chạy đua” bên trong những căn phòng điều trị Covid-19. Có những bệnh nhân mắc Covid-19 không có biểu hiện nhưng nồng độ oxy trong máu lại thấp. Đó là một quá trình diễn tiến im lặng. Mốc thời gian 7-10 ngày sau nhiễm, bệnh nhân bắt đầu trở mệt, tiên lượng nặng. Trong gian phòng cấp cứu, các bác sĩ bắt đầu “chạy đua” với thời gian, tìm mọi cách tăng nồng độ oxy trong máu bệnh nhân lên chỉ số an toàn. Một cuộc chạy đua với thời gian để đưa bệnh nhân ra khỏi lằn ranh sinh tử vô cùng khốc liệt, để rồi khi bước ra khỏi cuộc chiến, cơ thể của mỗi người trong ê-kíp như rã rời. Trong bộ đồ bảo hộ kín mít, chúng tôi chỉ nhận ra nhau bằng cái tên được viết trên lưng áo…
Thế mới biết đời người mong manh tạm bợ, chỉ ngưng một nhịp thở là kết thúc một cuộc đời. Cái quý nhất của con người là sự sống và đời người chỉ sống có một lần, vậy tại sao chúng ta không sống vì nhau, cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng trân quý…
Chúng ta có thể làm việc nhiều, ước mơ nhiều, tích góp nhiều để mong có được cuộc sống ấm êm, nhưng rồi khi dịch bệnh đến, có bao giờ bạn tự hỏi chúng ta cần gì từ cuộc sống?
"Ta chỉ có một cuộc đời để sống, để cống hiến và hãy sống xứng đáng với cuộc đời ấy", chúng tôi luôn giữ câu nói này trong tim để động viên mình luôn tiến về phía trước.
Chúng tôi muốn mang sự khát vọng đầy nhiệt huyết từ trái tim của mình để sưởi ấm những bệnh nhân kém may mắn, mong rằng họ sẽ được tiếp thêm ngọn lửa chiến đấu giành lại sự sống. Bởi một ánh lửa sẻ chia, là một ánh lửa lan tỏa, một đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười, bàn tay có mở rộng thì mới thấy được sự yêu thương.
Đối với người tu sĩ như chúng tôi, luôn thực hành theo lời Đức Phật chỉ dạy: " Phụng Sự Chúng Sanh Là Cúng Dường Chư Phật". Thiết nghĩ là người con Phật phải lấy từ bi làm gốc, với tinh thần của Phật Giáo Việt Nam là: "Hộ Quốc An Dân ", "Lợi Đạo, Ích Đời". Chính vì thế, chúng tôi luôn "cháy" hết mình với khát vọng sống cao đẹp, xin dâng lên mọi người những gì tốt đẹp nhất . Như trong đoạn thơ của bài thơ " Mùa Xuân Nho Nhỏ" của nhà thơ Thanh Hải:
"Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc "
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc "
Chúng tôi chỉ là những hạt cát nhỏ trong toàn bộ công cuộc nỗ lực dập dịch của các y bác sĩ, nhân viên y tế nhưng chúng tôi luôn khát vọng được cống hiến cho đến tận giây phút cuối cùng và xem đó là lý tưởng, lẽ sống của chúng tôi. Chỉ cần có niềm tin chiến thắng đại dịch thì tất cả mọi khó khăn phía trước không có gì là không thể, đó là điều mà tất cả mọi người chúng ta đều hướng tới.
Trong bối cảnh đất nước đang phải gồng mình với dịch bệnh như hiện tại. Chúng tôi thấy được tình đồng đội ,tình đoàn kết giữa những người con Việt, ôi thật đẹp làm sao! Mệt mỏi, rã rời, kiệt sức... nhưng vẫn luôn cố gắng, động viên nhau. Điều này đã thắp lên những niềm tin lấp lánh cho mỗi người chúng tôi, rằng Việt Nam rồi sẽ trở lại nhịp sống "bình thường mới". Rồi những con đường vắng lặng sẽ đông đúc xe cộ, hàng quán lại sáng đèn, tiếng nói cười sẽ ngập tràn những căn nhà nhỏ...
Mong rằng mọi người đều được bình an và dịch bệnh sớm qua mau để tất cả được trở về cuộc sống như bình thường .!
TNV Thích Minh Lực & Nhóm TNV Phật giáo tuyến đầu tỉnh Đồng Nai
Các Tin Khác