Tấm lòng của chàng trai 27 tuổi ở Hà Tĩnh hiến tạng cứu người
Nguyễn Tiến Vĩnh, hiện đang là Phó Giám đốc Công ty CP Xây dựng V&C tại TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Ở lứa tuổi 30, Vĩnh có sự nghiệp, có tuổi trẻ, thế nhưng cách đây 3 năm, anh đã làm một hành động không ai ngờ tới: Đăng ký hiến tạng khi mới 27 tuổi.
Có thể cứu người, cớ sao ta lại không làm?
Chàng trai trẻ Nguyễn Tiến Vĩnh.
Vĩnh không chỉ thành công trong sự nghiệp, chàng trai trẻ còn gây bất ngờ với nhiều người bởi triết lý sống sâu xa và hành động đầy ý nghĩa. Nhớ lại 3 năm trước, Vĩnh gửi lá đơn đăng ký hiến tạng tới Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia Hà Nội (VNCCHOT), khi thấy hành động của chàng trai trẻ, nhiều người còn nói thẳng “Mày bị điên à?”, “Muốn chết để người ta phanh thây ra sao?”.
Bài liên quanNam sinh tình nguyện hiến tạng và triết lý “Hãy sống như ngày cuối cùng ta sống"
Khi hỏi về lí do vì sao Vĩnh lại đăng ký hiến tạng khi còn quá trẻ thì câu trả lời của chàng trai trẻ khiến nhiều người phải suy nghĩ: “Được mang lại sự sống cho biết bao người đó mới là cuộc đời có ý nghĩa…”
Vĩnh chia sẻ thêm, nguyên nhân anh quyết định hiến tạng cũng thật tình cờ. Một lần xem thời xự, thấy rất nhiều người đang cần hiến tạng, thế nhưng nguồn hiến tạng lại khan hiếm. Chẳng kịp suy nghĩ nhiều, Vĩnh ngay lập tức điện thoại gọi tới Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia Hà Nội.
Nói trên Báo Hà Tĩnh, chàng trai 30 tuổi khiến nhiều người cảm phục: “Thông thường người trẻ đang khỏe mạnh, yêu đời và đang hưởng thụ cuộc sống, thì việc nghĩ đến sẽ cho người lạ một phần cơ thể mình là rất khó. Thời điểm cầm bút điền vào tất cả những nội dung mình muốn hiến tặng, cảm giác rất khó tả, phải qua quá trình dài đấu tranh tâm lý, tìm hiểu kỹ lưỡng. Nhưng khi cầm tấm thẻ cấp cho người đăng ký hiến tạng, trong lòng nhen lên cảm giác ấm áp”.
Chiếc thẻ ghi nhận hiến tạng 3 năm trước đã sờn cũ. Ảnh: BHT.
Người thân từ phản đối đến đồng cảm
Bài liên quanNgười chồng trẻ viết tiếp câu chuyện hiến tạng cứu người
Quyết định cách đây 3 năm của chàng trai trẻ không chỉ khiến người xung quanh băn khoăn, có lẽ sốc nhất chính là người thân trong gia đình anh. Những rào cản quan niệm cũ khiến bố mẹ Vĩnh không thể chấp nhận được việc này. Vĩnh nhớ như in ngày đó: “Mẹ phản đối vì khó chấp nhận việc đứa con mình đứt ruột đẻ ra không còn nguyên vẹn sau khi hiến tặng cơ thể; còn bố chỉ im lặng, cũng đủ hiểu rằng ông chưa chấp nhận việc này…”.
Chuỗi ngày sau đó, anh phải đối diện với sự lo lắng, kèm theo trách móc của gia đình. Nhiều lúc, Vĩnh cảm thấy bối rối, nhưng anh không hề hối hận về quyết định của mình. Vậy là, Chàng trai trẻ quyết định tìm cách thuyết phục bố mẹ và người thân.
Vĩnh hiện đang khá thành công trong sự nghiệp. Ảnh: BHT
Theo thời gian, những câu chuyện Vĩnh kể đã lay động đến bố mẹ. Thêm đó, những thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng dần khiến gia đình bị thuyết phục. “Bất ngờ và vui nhất có lẽ là việc chính bố mình hỏi về thủ tục để giúp ông đăng ký hiến tạng” – chàng trai mỉm cười chia sẻ. Mỗi lần nói về việc hiến tạng, trên mặt Vĩnh lúc nào cũng tươi cười rạng rỡ.
Với anh, vui nhất vì quyết định của mình đang dần được người thân ủng hộ, thấu hiểu và đồng hành.
Hiến tạng cứu người: Công đức vô lượng
Phật giáo là một tôn giáo từ bi vô ngã, khuyến khích những người thực hành sự bố thí ba la mật (dana). Hiến tạng là một hành động cao thượng và rất đáng được khuyến khích. Nếu người hiến tạng có từ tâm muốn tặng “một món quà của cuộc sống”, người đó sẽ đồng ý chấp nhận phẫu thuật khi chết não, tùy thuộc vào quyết định của gia đình bệnh nhân. Vì vậy, khi một người đã đăng ký hiến tặng nội tạng, thẻ hiến tạng như một lời nhắc nhở về sự vô thường.
Chúng ta cần phải thức tỉnh và thực hành đối mặt với cái chết mỗi ngày để chuẩn bị cho cuộc hành trình cuối cùng của đời người.
Linh Tâm - Nguồn: Phật giáo Việt Nam