Trúc Lâm Yên Tử: Đường về cõi tâm
Ngày đăng: 07:55:08 25-01-2018 . Xem: 33017
SVO - Trải dài chặng đường khoảng 20 km từ chùa Bí Thượng hay còn gọi chùa Trình (cạnh QL 18 A) đến ngôi chùa Đồng trên đỉnh núi Yên Tử ( cao 1.068 m) so với mực nước biển, hàng chục ngôi chùa và địa danh di tích lịch sử - di tích thắng cảnh nổi tiếng Miền Đông Bắc, khu du lịch tâm linh liêng thiêng, cái noi dòng thiền Trúc lâm Yên Tử, một Trung tâm văn hóa, Kinh đô Phật giáo quốc gia Đại Việt. Với hành trình trở về chính mình, Yên Tử là điểm hướng tâm quay về cõi Phật, cõi tâm. Theo Ca Dao Đời Trần:
Truyền thuyết về Rồng linh Yên Tử :
Dãy núi Yên Tử được xem như vòng cung Đông Triều như một con rồng vươn mình ra biển lớn, đỉnh cao Yên Tử ví như cái đầu Rồng ngoảnh lại, chầu về hướng Thủ đô, đuôi rồng ở Côn Sơn một dẻ núi thuộc Chí Linh ( tỉnh Hải Dương). Chuyện xưa kể vào đời Vua Hùng Vương thứ nhất đất nước bị ngoại bang xâm lấn. Thế giặc mạnh như thác lũ, quân ta không cự nỗi quân thù tiến đến Kinh Đô Phong Châu.Trong cơn nguy cấp, Vua Hùng gọi tên Lạc Long Quân và Âu Cơ. Theo truyền thuyết, nơi Rồng đáp xuống giúp nhân dân Văn Lang chống giặc là Hạ Long, việc xong Rồng bay lên là Thăng Long. Từ đó các địa danh được hình thành và tên núi, tên sông….đều mang giống Rồng.
Và vòng cung Đông Triều là….cả mắt rồng, thân rồng và đuôi rồng từ ngàn xửa ngàn xưa đến nay. Nhân gian lưu truyền như thế, Tam Tổ Sơ Thiền Phái Trúc Lâm là Phật Hoàng Trần Nhân Tông có Tháp an vị ở hàm Rồng, đệ nhị Pháp Loa an vị ở thân Rồng, đệ tam Huyền Quang ở đuôi Rồng.
Với khách thập phương và du khách nước ngoài mỗi khi về Yên Tử là về đất Phật, chốn Tổ, về cõi thiêng….nên luôn cảm nhận bao điều tốt đẹp lạ kỳ và huyền bí.
Chùa Động Rồng (Chùa Lân) nay là Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử:
Chùa tọa lạc nơi triền núi. Giống như con kỳ Lân nằm phủ phục và những câu chuyện tương truyền về con nhiều Rồng trú ngụ. Nơi đây, ngày xưa Phật Hoàng đã dạy Tăng chúng. Hai câu đối ở Cổng chùa thể hiện lòng từ bi và trí tuệ:
Chánh điện uy nghi trân bậc thềm hoa trưng bày dấu tích chùa thời Trần. Chính điện thờ tượng Phật Tổ Thích Ca tay nâng hoa sen vàng mới nở thấu tỏ cõi nhân thiên. Trước chính điện là quả cầu như ý báo ân Phật Tổ (bằng đá hoa cương) nặng 6,5 tấn được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục là quả cầu như ý lớn nhất Việt Nam. Hai bên tả hữu là lầu chuông, lầu trống. Kế sau Chính điện là nhà tổ thờ Tam Tổ Trúc Lâm với câu đối chữ Việt:
So với các Chùa khác, Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử có diện tích mặt bằng rộng rãi và đẹp tựa bài thơ “lầu son mấy nóc rộng thênh thênh”. Ngoài ra, còn có hồ tĩ nh tâm, bia đá khác những bài thơ giải thoát, chú mục đồng cưỡi trâu, cây đa cổ thụ bảy trăm tuổi tán lá xum xuê rợp cả sân chùa hay hình ảnh cây đa bao trùm gốc cây thị như một chứng tích lịch sử. Bài thơ Hương Xuân miêu tả vẻ đẹp:
Bảo tượng Phật Hoàng là hệ thống các công trình kiến trúc của Yên Tử với vị thế đặc biệt là điểm tụ tâm linh văn hóa, kỷ lục về tượng đồng đúc liền khối tại độ cao 900 m so với mực nước biển. Tượng đúc đồng 138 tấn đồng được xây dựng trên diện tích ngàn mét vuông có sân hành lễ, cấu trúc tượng đài gồm Đài Sen và tượng Phật Hoàng, khánh thành vào tháng 12 năm 2013.
Tư thế pho tượng ngồi tĩnh tọa trên đỉnh thiêng Yên Tử với vẻ ung dung, thư thái và tự tại với ý nghĩa Ngài luôn độ trì cho “quốc thái, dân an”:
Vua Phật
Lời đồng vọng trên đỉnh non thiêng:
Trải qua bao binh lửa và chiến tranh tàn khốc, non thiêng Yên Tử vẫn trường tồn, uy nghi, vươn dậy. Mỗi độ Xuân về, du khách có dịp về đây như trở về chốn bình yên, hành trình tìm lại chính mình. Với cảnh vật kỳ thú của Khu rừng Quốc Gia Yên Tử với hàng chục cây tùng xích đỏ (700 tuổi) cây sung, cây vã, cây trám, cây chè…và hàng vạn cây trúc thiên nhiên hoang dã. Và sự tích bí ẩn về nhân vật lương y An Kỳ Sinh được Vua Tần Thủy Hoàng ra lệnh tìm cây thuốc trường sinh bất tử lên tới Yên Tử đã hóa đá, hay câu chuyện chùa Cầm Thực khi Phật Hoàng cùng Tăng chúng đi hành đạo gặp toán cướp đã nhườn thức ăn cho chúng. Hay chuyện về Suối Giải Oan có miếu thờ các thị hầu, cung phi thể hiện lòng trung trinh với Điều Ngự Giác Hoàng. Chùa Một Mái (còn gọi là Am Ly Trần) nơi Phật Hoàng đọc sách, soạn kinh….
Và tọa lạc trên đỉnh là ngôi chùa Đồng với diện tích 16,56 mét vuông, đúc bằng đồng nặng 70 tấn, cao 1.068 m so với mực nước biển là một ngôi chùa nhỏ nhắn còn có tên “Thiên Trúc Tự” mang tên đất nước của Phật Tử Như Lai. Ngoài thờ Tam Tổ Trúc Lâm, chùa khắc hoa văn hình cuốn Chữ Hán “Thiên Nhân Sư” chỉ Phật Thích ca và chạm khắc tượng Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát ….và hình long, lân, quy, phụng tượng trưng cho tín ngưỡng Việt Nam. Trước Chùa có Bia Phật có một phiến đá bằng phẳng gọi là Bàn Cờ Tiên (chuẩn bị lễ nghi dâng cúng Chùa Đồng).
Vào những ngày sương mùa, chùa Đồng như đứng trên bồng đảo chênh vênh giữa hư không, bốn bề gió thổi ùa vào kẽ đá phát ra tiếng nhạc trầm bỗng….xua tan những ưu phiền. Dù những cụ già, ngoài 90 tuổi vẫn cố gắng thượng sơn lên chùa và ngày xưa tới giờ chưa có một tai nạn nào xảy ra trên đường đi hiểm trở này, như có Phật độ. Những áng văn tương truyền:
“Dù ai quyết chí tu hành
Có về Yên Tử mới đành lòng ta
Trăng thanh gió mát bốn mùa
Trúc Lâm Tam Tổ từ xưa còn truyền”
Non thiêng Yên Tử vẫn sừng sững uy nghi, vẫn trường tồn, vươn dậy giữa ở Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Trải dài lộ trình hành hương dài 16.954km : chùa Bí Thượng, chùa Suối Tắm, chùa Cầm Thực, chùa Lân, chùa Giải Oan, dốc Hạ Kiệu, Đường Tùng, Hòn Ngọc, Tháp Tổ Phật Hoàng, chùa Hoa Yên, Am Dược, Am Hoa, Am Thiền Định, chùa Một Mái, Chùa Bảo Sái, Vân Tiêu, Tượng An Kỳ Sinh, Chùa Đồng.Có về Yên Tử mới đành lòng ta
Trăng thanh gió mát bốn mùa
Trúc Lâm Tam Tổ từ xưa còn truyền”
Truyền thuyết về Rồng linh Yên Tử :
Dãy núi Yên Tử được xem như vòng cung Đông Triều như một con rồng vươn mình ra biển lớn, đỉnh cao Yên Tử ví như cái đầu Rồng ngoảnh lại, chầu về hướng Thủ đô, đuôi rồng ở Côn Sơn một dẻ núi thuộc Chí Linh ( tỉnh Hải Dương). Chuyện xưa kể vào đời Vua Hùng Vương thứ nhất đất nước bị ngoại bang xâm lấn. Thế giặc mạnh như thác lũ, quân ta không cự nỗi quân thù tiến đến Kinh Đô Phong Châu.Trong cơn nguy cấp, Vua Hùng gọi tên Lạc Long Quân và Âu Cơ. Theo truyền thuyết, nơi Rồng đáp xuống giúp nhân dân Văn Lang chống giặc là Hạ Long, việc xong Rồng bay lên là Thăng Long. Từ đó các địa danh được hình thành và tên núi, tên sông….đều mang giống Rồng.
Và vòng cung Đông Triều là….cả mắt rồng, thân rồng và đuôi rồng từ ngàn xửa ngàn xưa đến nay. Nhân gian lưu truyền như thế, Tam Tổ Sơ Thiền Phái Trúc Lâm là Phật Hoàng Trần Nhân Tông có Tháp an vị ở hàm Rồng, đệ nhị Pháp Loa an vị ở thân Rồng, đệ tam Huyền Quang ở đuôi Rồng.
Với khách thập phương và du khách nước ngoài mỗi khi về Yên Tử là về đất Phật, chốn Tổ, về cõi thiêng….nên luôn cảm nhận bao điều tốt đẹp lạ kỳ và huyền bí.
Chùa Động Rồng (Chùa Lân) nay là Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử:
Chùa tọa lạc nơi triền núi. Giống như con kỳ Lân nằm phủ phục và những câu chuyện tương truyền về con nhiều Rồng trú ngụ. Nơi đây, ngày xưa Phật Hoàng đã dạy Tăng chúng. Hai câu đối ở Cổng chùa thể hiện lòng từ bi và trí tuệ:
“ Thế Tôn lìa Đông cung bỏ điện ngọc đến Bồ Đề thành Chánh Giác
Giác Hoàng ở ngai vàng lìa ngôi báu lên Yên Tử dạy chúng Tăng”.
Vào năm 2002, Hòa Thượng Thích Thanh Từ cùng Phật tử đạo tâm đã làm lễ đặt đá xây dựng chùa Lân với quy mô và tên mới được đặt là Thiện Viện Trúc Lâm Yên Tử.Giác Hoàng ở ngai vàng lìa ngôi báu lên Yên Tử dạy chúng Tăng”.
Chánh điện uy nghi trân bậc thềm hoa trưng bày dấu tích chùa thời Trần. Chính điện thờ tượng Phật Tổ Thích Ca tay nâng hoa sen vàng mới nở thấu tỏ cõi nhân thiên. Trước chính điện là quả cầu như ý báo ân Phật Tổ (bằng đá hoa cương) nặng 6,5 tấn được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục là quả cầu như ý lớn nhất Việt Nam. Hai bên tả hữu là lầu chuông, lầu trống. Kế sau Chính điện là nhà tổ thờ Tam Tổ Trúc Lâm với câu đối chữ Việt:
“Yên Tử non cao Chư Tổ mồi đèn truyền tâm ấn
Trúc Lâm rừng vắng Điều Ngự nối đuốc lập tong phong”
Đôi bên thảm đá vào Cổng Chùa là hai hàng tháp Tổ và hàng chục ngôi tháp Cổ chủ yếu thời Lê. Trong đó, ngôi tháp nổi tiếng là Tịch Quang Kim Tháp được Triều đình nhà Lê ban sắc chỉ xây dựng năm 1726 thờ xá lợi của Tuệ Đăng Hòa thượng Tổ Chân Nguyên một bậc Đại Giác Huệ được Triều Lê sắc phong Tăng thống Chính giác Hòa Thượng.Trúc Lâm rừng vắng Điều Ngự nối đuốc lập tong phong”
So với các Chùa khác, Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử có diện tích mặt bằng rộng rãi và đẹp tựa bài thơ “lầu son mấy nóc rộng thênh thênh”. Ngoài ra, còn có hồ tĩ nh tâm, bia đá khác những bài thơ giải thoát, chú mục đồng cưỡi trâu, cây đa cổ thụ bảy trăm tuổi tán lá xum xuê rợp cả sân chùa hay hình ảnh cây đa bao trùm gốc cây thị như một chứng tích lịch sử. Bài thơ Hương Xuân miêu tả vẻ đẹp:
“ Rợp bóng chùa Lân hoa mơ nở
Hoa bưởi xòa, tung cánh trắng ngần
Mai vàng rơi sắc hương xuân đến
Khói biếc mây vàng cả vuông sân”
( Thi Vân Yên Tử)
Tượng đài Vua Phật- Ông Vua hóa Phật:Hoa bưởi xòa, tung cánh trắng ngần
Mai vàng rơi sắc hương xuân đến
Khói biếc mây vàng cả vuông sân”
( Thi Vân Yên Tử)
Bảo tượng Phật Hoàng là hệ thống các công trình kiến trúc của Yên Tử với vị thế đặc biệt là điểm tụ tâm linh văn hóa, kỷ lục về tượng đồng đúc liền khối tại độ cao 900 m so với mực nước biển. Tượng đúc đồng 138 tấn đồng được xây dựng trên diện tích ngàn mét vuông có sân hành lễ, cấu trúc tượng đài gồm Đài Sen và tượng Phật Hoàng, khánh thành vào tháng 12 năm 2013.
Tư thế pho tượng ngồi tĩnh tọa trên đỉnh thiêng Yên Tử với vẻ ung dung, thư thái và tự tại với ý nghĩa Ngài luôn độ trì cho “quốc thái, dân an”:
“ Minh quân Hoàng đế Trần Nhân Tông
Đức Vua hiển Phật đời nhà Trần
Thắng giặc Nguyên-Mông tu cõi Phật
Lưu đời đệ nhất Tổ Trúc Lâm”
( Tổ Trúc Lâm)
Phật Hoàng sinh ra và lớn lên tại kinh đô Thăng Long, từ nhỏ Ngài đã bao phen xuất gia tu học nhưng bị Vua Cha ngăn cản vì sứ mệnh chăm dân. Vì thế, sau khi lãnh đạo toàn dân đánh đuổi giặc ngoại xâm, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Ngài từ bỏ ngai vàng sau khi truyền ngôi cho Trần Anh Tông được hơn một năm, vào Yên Tử tu tập khổ hạnh đầu đà và hiển Phật.Đức Vua hiển Phật đời nhà Trần
Thắng giặc Nguyên-Mông tu cõi Phật
Lưu đời đệ nhất Tổ Trúc Lâm”
( Tổ Trúc Lâm)
Vua Phật
Được làm Vua chăn dân trăm họ
Được làm Phật cứu độ muôn loài
Ngạn Cổ ngàn xưa đâu có sai
Linh Sơn Yên Tử đạo Phật Đài
Vua Trần đã biến thành Vua Phật
Tây Phương kề cận Phật Như Lai
( Thi Vân Yên Tử)
Ngài viên tịch am Ngọa Vân, thi hài được hỏa táng và Vua Trần Anh Tông rước một phần xá lợi thờ ở trước đường vào Chùa Hoa Yên đặt tên Tháp là Huệ Quang Kim Tháp (ánh sáng trí tuệ). Xung quanh Tháp Phật Hoàng có gần 100 ngôi Tháp Cổ của các Thiền Sư đạo cao đức trọng và Tháp của các Cung phi Phủ Chúa Trịnh, Cung phi Triều Lê xuất gia tu học ở núi Yên Tử này.Được làm Phật cứu độ muôn loài
Ngạn Cổ ngàn xưa đâu có sai
Linh Sơn Yên Tử đạo Phật Đài
Vua Trần đã biến thành Vua Phật
Tây Phương kề cận Phật Như Lai
( Thi Vân Yên Tử)
Lời đồng vọng trên đỉnh non thiêng:
Trải qua bao binh lửa và chiến tranh tàn khốc, non thiêng Yên Tử vẫn trường tồn, uy nghi, vươn dậy. Mỗi độ Xuân về, du khách có dịp về đây như trở về chốn bình yên, hành trình tìm lại chính mình. Với cảnh vật kỳ thú của Khu rừng Quốc Gia Yên Tử với hàng chục cây tùng xích đỏ (700 tuổi) cây sung, cây vã, cây trám, cây chè…và hàng vạn cây trúc thiên nhiên hoang dã. Và sự tích bí ẩn về nhân vật lương y An Kỳ Sinh được Vua Tần Thủy Hoàng ra lệnh tìm cây thuốc trường sinh bất tử lên tới Yên Tử đã hóa đá, hay câu chuyện chùa Cầm Thực khi Phật Hoàng cùng Tăng chúng đi hành đạo gặp toán cướp đã nhườn thức ăn cho chúng. Hay chuyện về Suối Giải Oan có miếu thờ các thị hầu, cung phi thể hiện lòng trung trinh với Điều Ngự Giác Hoàng. Chùa Một Mái (còn gọi là Am Ly Trần) nơi Phật Hoàng đọc sách, soạn kinh….
Và tọa lạc trên đỉnh là ngôi chùa Đồng với diện tích 16,56 mét vuông, đúc bằng đồng nặng 70 tấn, cao 1.068 m so với mực nước biển là một ngôi chùa nhỏ nhắn còn có tên “Thiên Trúc Tự” mang tên đất nước của Phật Tử Như Lai. Ngoài thờ Tam Tổ Trúc Lâm, chùa khắc hoa văn hình cuốn Chữ Hán “Thiên Nhân Sư” chỉ Phật Thích ca và chạm khắc tượng Phật A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát ….và hình long, lân, quy, phụng tượng trưng cho tín ngưỡng Việt Nam. Trước Chùa có Bia Phật có một phiến đá bằng phẳng gọi là Bàn Cờ Tiên (chuẩn bị lễ nghi dâng cúng Chùa Đồng).
Vào những ngày sương mùa, chùa Đồng như đứng trên bồng đảo chênh vênh giữa hư không, bốn bề gió thổi ùa vào kẽ đá phát ra tiếng nhạc trầm bỗng….xua tan những ưu phiền. Dù những cụ già, ngoài 90 tuổi vẫn cố gắng thượng sơn lên chùa và ngày xưa tới giờ chưa có một tai nạn nào xảy ra trên đường đi hiểm trở này, như có Phật độ. Những áng văn tương truyền:
“Tu tây tu đông
Chưa lên chùa Đồng chưa đắc quả tu”.
Chưa lên chùa Đồng chưa đắc quả tu”.
Một số hình ảnh ở núi Yên Tử:
Suối giải oan
Tháp Tổ Phật Hoàng
Đường lên Yên Tử
Chùa Đồng
Chùa Một Mái
Rừng Trúc Lâm
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử
Tượng A Kỳ Sinh
Suối giải oan
Tháp Tổ Phật Hoàng
Đường lên Yên Tử
Chùa Đồng
Chùa Một Mái
Rừng Trúc Lâm
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử
Tượng A Kỳ Sinh
Hoa Hương