Thiên nhiên là liều thuốc nhiệm mầu cho trí não
Ngày đăng: 02:34:00 27-09-2017 . Xem: 15601
SVO - Nhiều bác sĩ từ Califonia đến Nam Hàn tin rằng họ tìm ra liều thuốc kỳ diệu cho não bộ, để chữa bệnh tâm thần, và có sức sáng tạo. Nhưng muốn tìm ra nó, bạn phải đến nơi nào có rừng cây, có công viên để tìm ra thuốc.
Đi chơi vùng sa mạc với ông David Strayer, bạn đừng ngạc nhiên khi ông đòi bạn phải gắn vào đầu những sợi dây đo điện cực (electrode). Ông Strayer là giáo sư tâm lý ở Trường Đại học Utah, đang nghiên cứu về khả năng suy nghĩ sáng suốt của trí não. Giáo sư Strayer hiểu rằng những sự chia trí liên tục trong cuộc sống hàng ngày khiến cho đầu óc của con người chúng ta bị thui chột. Là một người thích đi cắm trại ngoài thiên nhiên, ông tìm ra được liều thuốc làm cho não bộ được thư giãn.
Vào ngày thứ ba của chuyến đi cắm trại trong vùng núi gần Bluff, tiểu bang Utah, giáo sư Strayer mặc chiếc áo T-Shirt tả tơi, và da mặt nám nắng, mang trong ba-lô chiếc bánh nhân thịt gà, ông giải thích cho 22 sinh viên về hiệu quả của ba ngày đi cắm trại. Ông nói rằng não bộ của con người là một bộ máy chỉ nặng có 3 pounds, rất dễ bị mệt mỏi, suy yếu vì cuộc sống máy móc và thời mã số hiện nay. Nhưng khi chúng ta giảm bớt công việc bận rộn, tìm sự thư giãn ở gần thiên nhiên, chúng ta sẽ làm cho đầu óc được nghỉ ngơi, và giúp nó có thêm sức sáng tạo. Giáo sư Strayer hướng dẫn sinh viên đi cắm trại trong tổ chức tên là Outward Bound. Kết quả cuộc cắm trại là thành viên nhận thấy mình được tăng thêm 50% khả năng sáng tạo, và giải quyết công việc khéo léo hơn, sau ba ngày.
GS.Strayer phân tích: “Các bạn sẽ trải nghiệm sự khác biệt rõ ràng khi ở gần thiên nhiên trong hai hay ba ngày, nhất là về khả năng sáng tạo trong nếp suy nghĩ của mình”.
Luận thuyết của GS.Strayer cho rằng khi gần gũi với thiên nhiên, phần võ não bộ ở trước trán, nơi trung khu chỉ huy của não bộ, sẽ có dịp nghỉ ngơi và phục hồi, giống như khi bắp thịt bị sử dụng quá đáng, cần được nghỉ ngơi. Nếu luận thuyết của GS.Strayer đúng thì những đợt sóng từ trường trong não bộ sẽ trở nên bình lặng hơn. Ông buộc chúng tôi đeo dây đo điện cực gắn vào đầu để theo dõi hoạt động của sóng “theta” ở phía trước trán. Loại sóng này đo lường khả năng suy nghĩ, sự tập trung vào một vấn đề. Ông so sánh sự khác biệt khi chúng tôi ở gần thiên nhiên, khác với khi chúng tôi đứng ở một bãi đậu xe cộ ở Salt Lake City.
GS.Strayer yêu cầu sinh viên của ông đeo vào đầu tôi một cái nón chụp giống như nón che tóc khi tắm. Trong cái nón đó có 12 dây điện cực. Sau đó, họ lại gắn thêm sáu sợi dây khác vào mặt của tôi. Những sợi dây này sẽ gửi đi tín hiệu từ não bộ của tôi vào một máy ghi chép, phân tích. Với cảm giác như một con nhím biển, tôi đi chậm chạp dọc theo bờ sông San Juan River. Tôi được yêu cầu đừng suy nghĩ chuyện gì cả, chỉ ngắm nhìn dòng sông với nước chảy, uốn lượn quanh co. Trong vài ngày qua, tôi không hề đụng đến chiếc computer, hay điện thoại cell phone, do đó tôi dễ quên rằng tôi đã từng có những thứ ấy trong ít lâu.
Hồi năm 1865, kiến trúc sư về cảnh trí nổi tiếng Federic Law Olmsted đã phác họa ra công viên Central Park cho thành phố New York dựa vào những gì ông trông thấy ở Yosemite Valley. Ông yêu cảnh trí của thung lũng Yosemite này vô cùng, đến nỗi ông năn nỉ các nhà lập pháp của California chớ nên làm việc khai thác, phát triển khu này, cứ để nó được tự nhiên. Ông viết trong lá thư như sau: “Đây là chuyện khoa học, không phải là chuyện tưởng tượng, thỉnh thoảng chúng ta chỉ cần lặng yên, đứng ngắm cảnh thiên nhiên, nơi có khung cảnh hùng vĩ, gợi cảm sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe và nghị lực của con người”.
Cái điều kiến trúc sư Olmsted vừa nói có một lịch sử khá dài, xuất phát từ thời Đại đế Cyrus (vùng Ba Tư ngày xưa). Cách đây hơn 2.500 năm, ông đã buộc phải xây khu vườn thiên nhiên để làm chỗ thư giãn trong khung cảnh bận rộn của thủ đô nước Persia. Y sĩ thời thế kỷ XVI, người Thụy Sĩ, gốc Đức, ông Paracelsus từng viết như sau: “Nghệ thuật chữa lành bệnh đến từ thiên nhiên, chứ không phải đến từ người y sĩ”. Sang đến thế kỷ thứ XIX, hai nhân vật người Mỹ là Ralph Waldo Emerson và John Muir chứng minh điều này bằng cách đòi hỏi phải lập ra những khu công viên quốc gia cho thế giới. Họ cả quyết rằng thiên nhiên có khả năng phục hồi cho cả trí não lẫn thể xác. Hồi thời đó, người ta không tìm ra được bằng chứng cho luận thuyết này.
Ngày nay thì có đủ bằng chứng.
Nhiều nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa Exeter ở Anh quốc đã phân tích tài liệu thăm dò từ 10.000 cư dân thành phố, và tìm thấy rằng những người sống gần nơi có cây xanh ít bị buồn phiền về tinh thần, về lợi tức thu nhập, về hoàn cảnh gia đình và việc làm (tất cả những thứ này đều có liên hệ hỗ tương đến sức khỏe).
Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu Hòa Lan tìm thấy rằng những người sống gần thiên nhiên, trong khoảng nửa dặm, ít bị vướng phải 15 căn bệnh. Trong đó, kể ra gồm có bệnh trầm cảm, bệnh lo âu, bệnh nhức một nửa đầu (migraine). Bác sĩ Richard Mitchell, chuyên gia về Dịch tễ học, và cũng là một nhà địa dư ở Trường Đại học Glasgrow, Scotland tìm thấy số người chết ở vùng gần cây xanh ít hơn ở những nơi khác, mặc dù họ không sử dụng đến cây cỏ. Ông Mitchelle nói thêm rằng: “Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hiệu quả phục hồi của cây xanh, dù cho bạn có đi bộ trong rừng hay không cũng có cùng một kết quả”. Những người sống trong phòng có cửa sổ nhìn ra thấy cây xanh và cỏ, nếu ở trong bệnh viện sẽ phục hồi sức khỏe mau hơn, học khá hơn, nếu ở trong trường học thì học khá hơn, và không làm những hành vi bạo động.
Công trình nghiên cứu ở Nhật Bản, do hai giáo sư Bum Jin Park và Yoshifumi Miyazaki của Trường Đại học Chiba thực hiện, ước tính bằng số lượng hiệu quả của thiên nhiên trên não bộ bằng cách gửi đi 280 người đi bộ tại 24 khu rừng khác nhau. Trong lúc đó, họ cũng gửi một nhóm người khác đi bộ trong khu trung tâm thành phố. Kết quả cho thấy những người đi bộ trong khu rừng giảm được 16% chất cortisol gây ra phiền muộn, “Stress hormone cortisol”. Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc, qua thử nghiệm bằng fMRI, tìm thấy rằng não bộ của những tình nguyện viên đi bộ trong khu vực thành phố có lưu lượng máu chảy nhiều hơn nơi bán cầu màu xám của não bộ, gây ra sợ hãi, và lo âu. Ngược lại, khung cảnh thiên nhiên giúp khơi dậy chất kích thích trong não bộ đưa chúng ta đến sự đồng cảm và vị tha. Giáo sư Miyazaki tin rằng đầu óc và cơ thể chúng ta chắc chắn được thư giãn dễ hơn trong khung cảnh thiên nhiên bởi vì giác quan của chúng ta dễ dàng đón nhận, thích ứng với cây cỏ, và dòng suối hơn là xe cộ và cao ốc trong thành phố.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng hơn một phần tư người Mỹ trưởng thành chịu khó đi ra ngoài thiên nhiên được 30 phút mỗi ngày. Bà Lisa Nisbet, giáo sư phụ khảo về Tâm lý học ở Đại học Trent, Canada nhận xét: “Con người đánh giá thấp hiệu quả an lạc do thiên nhiên đem lại. Chúng ta không nghĩ rằng gần gũi với thiên nhiên là một cách làm gia tăng hạnh phúc. Chúng ta hay nghĩ đến điều khác như đi mua sắm, ngồi xem TV”. Bà nói thêm: “Chúng ta phát triển nhờ thiên nhiên. Thật là lạ lùng khi chúng ta xa lìa nó”.
Bác sĩ Nooshin Razani ở Bệnh viện Nhi đồng Benioff, ở Oakland, thuộc UCSF, California là một trong số những bác sĩ trên thế giới tìm cách nối lại mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên như một phương cách chữa bệnh lo âu, phiền muộn. Trong dự án khởi đầu, bà huấn luyện các bác sĩ nhi khoa bên ngoại chẩn phải khuyên bệnh nhân nhi đồng và gia đình chịu khó đi chơi ở công viên thường xuyên, chi phí di chuyển sẽ được tổ chức East Bay Regional Parks Districk (Sở Công viên Vùng Đông vịnh) đài thọ. Để hướng dẫn y sĩ và bệnh nhân về chữa trị, bà nhấn mạnh nên dùng công viên như một liệu pháp phục hồi. Bà cho họ bản đồ nơi nào có công viên để đưa bệnh nhân đến đó chơi, ngắm nhìn cảnh thiên nhiên, hoang dã.
Tại một số nước, thiên nhiên được lồng vào trong chính sách của chính phủ để chăm lo phần tinh thần của con người. Tại Viện Nghiên cứu Tài nguyên thiên nhiên ở Phần Lan, quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm, nghiện rượu và tự tử thấp nhất thế giới, người ta đề nghị phải cung cấp cho con người liều thuốc tối thiểu là phải ở gần thiên nhiên 5 giờ đồng hồ mỗi tháng với mục đích cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần của người dân. Giáo sư Tâm lý ở Trường Đại học Tampere, ông Kalevi Korpela nói rằng: “Chỉ cần đi bộ trong rừng cây khoảng 40 đến 50 phút là chúng ta có thể cảm nhận thấy sự thay đổi trong cơ thể về tâm trí và thể lực, cũng như cảm tính trong người, và sự tập trung suy nghĩ”. Ông đã đề nghị thiết lập một số con đường mòn đi bộ, để đạt được sự chánh niệm (mindfulness), và suy nghĩ sâu xa (reflection). Ông nói thêm: “Bạn có thể ngồi xuống bên gốc cây, cảm nhận như mình đang chuyện trò với cây cỏ”. Tất cả đều có ý nghĩa, rất tốt.
Chính phủ Hàn Quốc lập ra khu lâm viên Saneum Natural Recreation Forest để công chức đến đây tĩnh dưỡng, một vị được mệnh danh là “thầy chữa bệnh bằng cây rừng” cho tôi uống nước trà với vỏ cây “elm”, sau đó dẫn tôi đi ra dòng suối, đi bộ xuyên qua rừng cây với nhiều cây phong lá vàng, đỏ, cây sồi và cây thông. Chúng tôi đến một khoảng trống có nhiều ghế băng, và sân khấu bằng gỗ. Tại đây có khoảng 40 người lính chữa lửa, bị bệnh khủng hoảng tinh thần sau những vụ chữa cháy nguy hiểm đang ngồi nghỉ, và nói chuyện vãn với nhau. Họ đi từng đôi hai người, họ được chính phủ cho đến đây để tĩnh dưỡng, chữa bệnh tâm lý trong ba ngày. Một người trong nhóm là ông Kang Byoungwook, 46 tuổi từ Hán Thành đến đây. Ông vừa mới đi chữa cháy trong một vụ hỏa hoạn rất lớn ở Phi Luật Tân, trông ông hết sức mệt mỏi. Ông kể cho chúng tôi nghe: “Đời sống người lính chữa lửa hết sức căng thẳng, tôi muốn được nghỉ ngơi ở đây chừng một tháng”.
Tại khu công nghiệp Daejeon, Bộ trưởng Lâm nghiệp, ông Shin Won-Sop là một khoa học gia chuyên nghiên cứu về hiệu quả chữa trị của rừng cây đối với người bị bệnh nghiện rượu. Ông nói với tôi rằng sự an lạc của con người là mục tiêu chính thức trong kế hoạch lập ra khu lâm viên quốc gia. Với chính sách mới này, số du khách đến thăm những khu vườn nghỉ ngơi của Hàn Quốc tăng lên cao, từ 9,4 triệu trong năm 2010 lên đến 12.8 triệu du khách vào năm 2013. Ông Shin nói thêm: “Dĩ nhiên chúng tôi cũng dùng rừng để lấy gỗ. Nhưng tôi nghĩ rằng lãnh vực sức khỏe là kết quả trước mắt của rừng cây”.
Bộ Lâm nghiệp của ông Shin có những tài liệu chứng minh khả năng chữa bệnh của rừng cây. Nó giúp cắt giảm chi phí y tế, và đem lại ích lợi kinh tế cho địa phương. Theo ông Shin, hiện nay vẫn còn thiếu tài liệu xác định rõ những căn bệnh nào được hưởng lợi nhờ cây rừng. Lợi đến mức nào, và loại cây nào có lợi nhiều nhất.
Đầu óc thị thành của tôi, quanh năm chỉ ở vùng Hoa Thịnh Đốn, cho biết rằng tôi rất thích chuyến đi cắm trại ở vùng Utah. Ban ngày, chúng tôi đi leo dốc (hiking) trên những khúc đường có nhiều cây xương rồng. Buổi tối, chúng tôi ngồi quanh lửa trại, hát hò vui chơi. GS.Strayer nhận thấy sinh viên của ông có vẻ thoải mái, dễ hòa đồng với nhau hơn là ngồi trong lớp học. Họ có những lý luận nghe hợp lý nhiều hơn.
Chủ đề nghiên cứu của ông Strayer tập trung vào việc xét xem thiên nhiên giúp cải thiện khả năng giải quyết công việc ra sao. Dựa vào những gì có trong thiên nhiên như mặt trời lặn, dòng suối chảy róc rách, và bướm đủ màu bay lượn khắp nơi. Yếu tố nào giúp làm giảm “stress”, hay sự mệt mỏi về trí não. Khung cảnh thiên nhiên hết sức hấp dẫn, và không đòi hỏi nhiều là những yếu tố giúp cho trí não của chúng ta có cơ hội đi lang thang, nghỉ ngơi, và phục hồi.
Vài tháng sau ngày đi cắm trại ở Utah, nhóm đi chơi của GS.Strayer gởi cho tôi bản kết quả thử nghiệm bằng EEG. Đồ biểu nhiều màu cho thấy những đợt sóng trong não bộ của tôi lên xuống, nó được thư giãn rất nhiều khi tôi đến gần dòng sông San Juan. So sánh với những mẩu kết quả thử nghiệm thời gian sống ở thành phố, những dấu hiệu về độ “theta” của tôi rất thấp.
Cho đến nay, những kết quả nghiên cứu khác đều xác minh luận thuyết của GS.Strayer là đúng. Nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào khác giải thích rõ tương quan giữa não bộ và thiên nhiên, hình như vẫn còn nhiều bí mật chưa được khai tỏ. Có lẽ lời bình phẩm sau đây của GS.Strayer là đúng nhất: “Cuối cùng thì chúng ta rút ra được một kết luận là chúng ta đến gần với thiên nhiên chẳng phải là vì khoa học nói rằng thiên nhiên đem lại lợi ích cho chúng ta, song trước nhất là chúng ta cảm thấy thoải mái, và thư giãn”.
Ảnh minh họa
Đi chơi vùng sa mạc với ông David Strayer, bạn đừng ngạc nhiên khi ông đòi bạn phải gắn vào đầu những sợi dây đo điện cực (electrode). Ông Strayer là giáo sư tâm lý ở Trường Đại học Utah, đang nghiên cứu về khả năng suy nghĩ sáng suốt của trí não. Giáo sư Strayer hiểu rằng những sự chia trí liên tục trong cuộc sống hàng ngày khiến cho đầu óc của con người chúng ta bị thui chột. Là một người thích đi cắm trại ngoài thiên nhiên, ông tìm ra được liều thuốc làm cho não bộ được thư giãn.
Vào ngày thứ ba của chuyến đi cắm trại trong vùng núi gần Bluff, tiểu bang Utah, giáo sư Strayer mặc chiếc áo T-Shirt tả tơi, và da mặt nám nắng, mang trong ba-lô chiếc bánh nhân thịt gà, ông giải thích cho 22 sinh viên về hiệu quả của ba ngày đi cắm trại. Ông nói rằng não bộ của con người là một bộ máy chỉ nặng có 3 pounds, rất dễ bị mệt mỏi, suy yếu vì cuộc sống máy móc và thời mã số hiện nay. Nhưng khi chúng ta giảm bớt công việc bận rộn, tìm sự thư giãn ở gần thiên nhiên, chúng ta sẽ làm cho đầu óc được nghỉ ngơi, và giúp nó có thêm sức sáng tạo. Giáo sư Strayer hướng dẫn sinh viên đi cắm trại trong tổ chức tên là Outward Bound. Kết quả cuộc cắm trại là thành viên nhận thấy mình được tăng thêm 50% khả năng sáng tạo, và giải quyết công việc khéo léo hơn, sau ba ngày.
GS.Strayer phân tích: “Các bạn sẽ trải nghiệm sự khác biệt rõ ràng khi ở gần thiên nhiên trong hai hay ba ngày, nhất là về khả năng sáng tạo trong nếp suy nghĩ của mình”.
Luận thuyết của GS.Strayer cho rằng khi gần gũi với thiên nhiên, phần võ não bộ ở trước trán, nơi trung khu chỉ huy của não bộ, sẽ có dịp nghỉ ngơi và phục hồi, giống như khi bắp thịt bị sử dụng quá đáng, cần được nghỉ ngơi. Nếu luận thuyết của GS.Strayer đúng thì những đợt sóng từ trường trong não bộ sẽ trở nên bình lặng hơn. Ông buộc chúng tôi đeo dây đo điện cực gắn vào đầu để theo dõi hoạt động của sóng “theta” ở phía trước trán. Loại sóng này đo lường khả năng suy nghĩ, sự tập trung vào một vấn đề. Ông so sánh sự khác biệt khi chúng tôi ở gần thiên nhiên, khác với khi chúng tôi đứng ở một bãi đậu xe cộ ở Salt Lake City.
GS.Strayer yêu cầu sinh viên của ông đeo vào đầu tôi một cái nón chụp giống như nón che tóc khi tắm. Trong cái nón đó có 12 dây điện cực. Sau đó, họ lại gắn thêm sáu sợi dây khác vào mặt của tôi. Những sợi dây này sẽ gửi đi tín hiệu từ não bộ của tôi vào một máy ghi chép, phân tích. Với cảm giác như một con nhím biển, tôi đi chậm chạp dọc theo bờ sông San Juan River. Tôi được yêu cầu đừng suy nghĩ chuyện gì cả, chỉ ngắm nhìn dòng sông với nước chảy, uốn lượn quanh co. Trong vài ngày qua, tôi không hề đụng đến chiếc computer, hay điện thoại cell phone, do đó tôi dễ quên rằng tôi đã từng có những thứ ấy trong ít lâu.
Hồi năm 1865, kiến trúc sư về cảnh trí nổi tiếng Federic Law Olmsted đã phác họa ra công viên Central Park cho thành phố New York dựa vào những gì ông trông thấy ở Yosemite Valley. Ông yêu cảnh trí của thung lũng Yosemite này vô cùng, đến nỗi ông năn nỉ các nhà lập pháp của California chớ nên làm việc khai thác, phát triển khu này, cứ để nó được tự nhiên. Ông viết trong lá thư như sau: “Đây là chuyện khoa học, không phải là chuyện tưởng tượng, thỉnh thoảng chúng ta chỉ cần lặng yên, đứng ngắm cảnh thiên nhiên, nơi có khung cảnh hùng vĩ, gợi cảm sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe và nghị lực của con người”.
Cái điều kiến trúc sư Olmsted vừa nói có một lịch sử khá dài, xuất phát từ thời Đại đế Cyrus (vùng Ba Tư ngày xưa). Cách đây hơn 2.500 năm, ông đã buộc phải xây khu vườn thiên nhiên để làm chỗ thư giãn trong khung cảnh bận rộn của thủ đô nước Persia. Y sĩ thời thế kỷ XVI, người Thụy Sĩ, gốc Đức, ông Paracelsus từng viết như sau: “Nghệ thuật chữa lành bệnh đến từ thiên nhiên, chứ không phải đến từ người y sĩ”. Sang đến thế kỷ thứ XIX, hai nhân vật người Mỹ là Ralph Waldo Emerson và John Muir chứng minh điều này bằng cách đòi hỏi phải lập ra những khu công viên quốc gia cho thế giới. Họ cả quyết rằng thiên nhiên có khả năng phục hồi cho cả trí não lẫn thể xác. Hồi thời đó, người ta không tìm ra được bằng chứng cho luận thuyết này.
Ngày nay thì có đủ bằng chứng.
Nhiều nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y khoa Exeter ở Anh quốc đã phân tích tài liệu thăm dò từ 10.000 cư dân thành phố, và tìm thấy rằng những người sống gần nơi có cây xanh ít bị buồn phiền về tinh thần, về lợi tức thu nhập, về hoàn cảnh gia đình và việc làm (tất cả những thứ này đều có liên hệ hỗ tương đến sức khỏe).
Vào năm 2009, các nhà nghiên cứu Hòa Lan tìm thấy rằng những người sống gần thiên nhiên, trong khoảng nửa dặm, ít bị vướng phải 15 căn bệnh. Trong đó, kể ra gồm có bệnh trầm cảm, bệnh lo âu, bệnh nhức một nửa đầu (migraine). Bác sĩ Richard Mitchell, chuyên gia về Dịch tễ học, và cũng là một nhà địa dư ở Trường Đại học Glasgrow, Scotland tìm thấy số người chết ở vùng gần cây xanh ít hơn ở những nơi khác, mặc dù họ không sử dụng đến cây cỏ. Ông Mitchelle nói thêm rằng: “Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hiệu quả phục hồi của cây xanh, dù cho bạn có đi bộ trong rừng hay không cũng có cùng một kết quả”. Những người sống trong phòng có cửa sổ nhìn ra thấy cây xanh và cỏ, nếu ở trong bệnh viện sẽ phục hồi sức khỏe mau hơn, học khá hơn, nếu ở trong trường học thì học khá hơn, và không làm những hành vi bạo động.
Công trình nghiên cứu ở Nhật Bản, do hai giáo sư Bum Jin Park và Yoshifumi Miyazaki của Trường Đại học Chiba thực hiện, ước tính bằng số lượng hiệu quả của thiên nhiên trên não bộ bằng cách gửi đi 280 người đi bộ tại 24 khu rừng khác nhau. Trong lúc đó, họ cũng gửi một nhóm người khác đi bộ trong khu trung tâm thành phố. Kết quả cho thấy những người đi bộ trong khu rừng giảm được 16% chất cortisol gây ra phiền muộn, “Stress hormone cortisol”. Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc, qua thử nghiệm bằng fMRI, tìm thấy rằng não bộ của những tình nguyện viên đi bộ trong khu vực thành phố có lưu lượng máu chảy nhiều hơn nơi bán cầu màu xám của não bộ, gây ra sợ hãi, và lo âu. Ngược lại, khung cảnh thiên nhiên giúp khơi dậy chất kích thích trong não bộ đưa chúng ta đến sự đồng cảm và vị tha. Giáo sư Miyazaki tin rằng đầu óc và cơ thể chúng ta chắc chắn được thư giãn dễ hơn trong khung cảnh thiên nhiên bởi vì giác quan của chúng ta dễ dàng đón nhận, thích ứng với cây cỏ, và dòng suối hơn là xe cộ và cao ốc trong thành phố.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng hơn một phần tư người Mỹ trưởng thành chịu khó đi ra ngoài thiên nhiên được 30 phút mỗi ngày. Bà Lisa Nisbet, giáo sư phụ khảo về Tâm lý học ở Đại học Trent, Canada nhận xét: “Con người đánh giá thấp hiệu quả an lạc do thiên nhiên đem lại. Chúng ta không nghĩ rằng gần gũi với thiên nhiên là một cách làm gia tăng hạnh phúc. Chúng ta hay nghĩ đến điều khác như đi mua sắm, ngồi xem TV”. Bà nói thêm: “Chúng ta phát triển nhờ thiên nhiên. Thật là lạ lùng khi chúng ta xa lìa nó”.
Bác sĩ Nooshin Razani ở Bệnh viện Nhi đồng Benioff, ở Oakland, thuộc UCSF, California là một trong số những bác sĩ trên thế giới tìm cách nối lại mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên như một phương cách chữa bệnh lo âu, phiền muộn. Trong dự án khởi đầu, bà huấn luyện các bác sĩ nhi khoa bên ngoại chẩn phải khuyên bệnh nhân nhi đồng và gia đình chịu khó đi chơi ở công viên thường xuyên, chi phí di chuyển sẽ được tổ chức East Bay Regional Parks Districk (Sở Công viên Vùng Đông vịnh) đài thọ. Để hướng dẫn y sĩ và bệnh nhân về chữa trị, bà nhấn mạnh nên dùng công viên như một liệu pháp phục hồi. Bà cho họ bản đồ nơi nào có công viên để đưa bệnh nhân đến đó chơi, ngắm nhìn cảnh thiên nhiên, hoang dã.
Tại một số nước, thiên nhiên được lồng vào trong chính sách của chính phủ để chăm lo phần tinh thần của con người. Tại Viện Nghiên cứu Tài nguyên thiên nhiên ở Phần Lan, quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm, nghiện rượu và tự tử thấp nhất thế giới, người ta đề nghị phải cung cấp cho con người liều thuốc tối thiểu là phải ở gần thiên nhiên 5 giờ đồng hồ mỗi tháng với mục đích cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần của người dân. Giáo sư Tâm lý ở Trường Đại học Tampere, ông Kalevi Korpela nói rằng: “Chỉ cần đi bộ trong rừng cây khoảng 40 đến 50 phút là chúng ta có thể cảm nhận thấy sự thay đổi trong cơ thể về tâm trí và thể lực, cũng như cảm tính trong người, và sự tập trung suy nghĩ”. Ông đã đề nghị thiết lập một số con đường mòn đi bộ, để đạt được sự chánh niệm (mindfulness), và suy nghĩ sâu xa (reflection). Ông nói thêm: “Bạn có thể ngồi xuống bên gốc cây, cảm nhận như mình đang chuyện trò với cây cỏ”. Tất cả đều có ý nghĩa, rất tốt.
Chính phủ Hàn Quốc lập ra khu lâm viên Saneum Natural Recreation Forest để công chức đến đây tĩnh dưỡng, một vị được mệnh danh là “thầy chữa bệnh bằng cây rừng” cho tôi uống nước trà với vỏ cây “elm”, sau đó dẫn tôi đi ra dòng suối, đi bộ xuyên qua rừng cây với nhiều cây phong lá vàng, đỏ, cây sồi và cây thông. Chúng tôi đến một khoảng trống có nhiều ghế băng, và sân khấu bằng gỗ. Tại đây có khoảng 40 người lính chữa lửa, bị bệnh khủng hoảng tinh thần sau những vụ chữa cháy nguy hiểm đang ngồi nghỉ, và nói chuyện vãn với nhau. Họ đi từng đôi hai người, họ được chính phủ cho đến đây để tĩnh dưỡng, chữa bệnh tâm lý trong ba ngày. Một người trong nhóm là ông Kang Byoungwook, 46 tuổi từ Hán Thành đến đây. Ông vừa mới đi chữa cháy trong một vụ hỏa hoạn rất lớn ở Phi Luật Tân, trông ông hết sức mệt mỏi. Ông kể cho chúng tôi nghe: “Đời sống người lính chữa lửa hết sức căng thẳng, tôi muốn được nghỉ ngơi ở đây chừng một tháng”.
Tại khu công nghiệp Daejeon, Bộ trưởng Lâm nghiệp, ông Shin Won-Sop là một khoa học gia chuyên nghiên cứu về hiệu quả chữa trị của rừng cây đối với người bị bệnh nghiện rượu. Ông nói với tôi rằng sự an lạc của con người là mục tiêu chính thức trong kế hoạch lập ra khu lâm viên quốc gia. Với chính sách mới này, số du khách đến thăm những khu vườn nghỉ ngơi của Hàn Quốc tăng lên cao, từ 9,4 triệu trong năm 2010 lên đến 12.8 triệu du khách vào năm 2013. Ông Shin nói thêm: “Dĩ nhiên chúng tôi cũng dùng rừng để lấy gỗ. Nhưng tôi nghĩ rằng lãnh vực sức khỏe là kết quả trước mắt của rừng cây”.
Bộ Lâm nghiệp của ông Shin có những tài liệu chứng minh khả năng chữa bệnh của rừng cây. Nó giúp cắt giảm chi phí y tế, và đem lại ích lợi kinh tế cho địa phương. Theo ông Shin, hiện nay vẫn còn thiếu tài liệu xác định rõ những căn bệnh nào được hưởng lợi nhờ cây rừng. Lợi đến mức nào, và loại cây nào có lợi nhiều nhất.
Đầu óc thị thành của tôi, quanh năm chỉ ở vùng Hoa Thịnh Đốn, cho biết rằng tôi rất thích chuyến đi cắm trại ở vùng Utah. Ban ngày, chúng tôi đi leo dốc (hiking) trên những khúc đường có nhiều cây xương rồng. Buổi tối, chúng tôi ngồi quanh lửa trại, hát hò vui chơi. GS.Strayer nhận thấy sinh viên của ông có vẻ thoải mái, dễ hòa đồng với nhau hơn là ngồi trong lớp học. Họ có những lý luận nghe hợp lý nhiều hơn.
Chủ đề nghiên cứu của ông Strayer tập trung vào việc xét xem thiên nhiên giúp cải thiện khả năng giải quyết công việc ra sao. Dựa vào những gì có trong thiên nhiên như mặt trời lặn, dòng suối chảy róc rách, và bướm đủ màu bay lượn khắp nơi. Yếu tố nào giúp làm giảm “stress”, hay sự mệt mỏi về trí não. Khung cảnh thiên nhiên hết sức hấp dẫn, và không đòi hỏi nhiều là những yếu tố giúp cho trí não của chúng ta có cơ hội đi lang thang, nghỉ ngơi, và phục hồi.
Vài tháng sau ngày đi cắm trại ở Utah, nhóm đi chơi của GS.Strayer gởi cho tôi bản kết quả thử nghiệm bằng EEG. Đồ biểu nhiều màu cho thấy những đợt sóng trong não bộ của tôi lên xuống, nó được thư giãn rất nhiều khi tôi đến gần dòng sông San Juan. So sánh với những mẩu kết quả thử nghiệm thời gian sống ở thành phố, những dấu hiệu về độ “theta” của tôi rất thấp.
Cho đến nay, những kết quả nghiên cứu khác đều xác minh luận thuyết của GS.Strayer là đúng. Nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào khác giải thích rõ tương quan giữa não bộ và thiên nhiên, hình như vẫn còn nhiều bí mật chưa được khai tỏ. Có lẽ lời bình phẩm sau đây của GS.Strayer là đúng nhất: “Cuối cùng thì chúng ta rút ra được một kết luận là chúng ta đến gần với thiên nhiên chẳng phải là vì khoa học nói rằng thiên nhiên đem lại lợi ích cho chúng ta, song trước nhất là chúng ta cảm thấy thoải mái, và thư giãn”.
Nguyễn Minh Tâm dịch
(theo Reader’s Digest, 4-2017)
(theo Reader’s Digest, 4-2017)
Các Tin Khác