Đồng Nai: Chùa Viên Giác tổ chức Lễ Hằng Thuận cho hai phật tử Chúc Thiên Phú và Chúc Nhuận Hòa.
Ngày đăng: 20:00:00 24-03-2022 . Xem: 1087
Sáng ngày 13/03/2022 (nhằm ngày 18/02 năm Nhâm Dần, chùa Viên Giác, thành phố Biên Hòa tổ chức lễ Hằng Thuận cho đôi tân lang và tân nương: chú rễ Nguyễn Văn Tài, pháp danh Chúc Thiên Phú sánh duyên cùng cô dâu Kim Hoàng Khánh, pháp danh Chúc Nhuận Hòa tại Đồi Tùng Quan Âm Viên Minh (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai).
Đôi bạn trẻ đến với nhau từ nhân duyên cùng tham gia sinh hoạt tại CLB Phật tử trẻ chùa Viên Giác với tên gọi Gia đình Tuổi trẻ Sen Vàng. Từ những buổi tham gia sinh hoạt cùng nhau tu tập, làm công quả, tham gia các chương trình thiện nguyện đã gắn kết hai bạn với nhau để rồi hôm nay đây, được sự cho phép của Cha mẹ hai bên tổ chức lễ Hằng Thuận, kết nạp lương duyên cho hai phật tử dưới sự chứng minh, cầu nguyện của Chư Tôn Đức cùng đông đủ quan viên hai họ chúc mừng cho đôi bạn trẻ.
Giữa chính điện uy nghi, tân lang, tân nương cùng quan viên hai họ chắp tay cung thỉnh chư Tăng Ni quang lâm Đại Hùng Bảo Điện chứng minh cho buổi lễ.
Trong màu huỳnh y giải thoát, Sư Phụ trụ trì - ĐĐ Thích Thiện Mỹ - cùng chư Tăng Ni dâng hương bạch Phật về duyên sự buổi lễ và thực hiện nghi thức lễ Phật cùng đại chúng.
Tiếp đến, tân lang, tân nương cùng nhau dâng Hương – Hoa - Đăng cúng dường Tam Bảo và được Sư Phụ tưới nước cam lồ chú nguyện cho hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.
Cảm động nhất trong lễ Hằng thuận có lẽ là khoảnh khắc tân lang, tân nương đối trước song thân của mình, lắng nghe lời dạy của Sư Phụ về mười công ơn của cha mẹ và đảnh lễ tạ ơn hai đấng sinh thành. Cha mẹ đôi bên, cô dâu, chú rể ai cũng nghẹn ngào, xúc động trong phút giây này, bởi trong cuộc đời mỗi người rất hiếm có dịp để mỗi người chúng ta đối trước mẹ cha bày tỏ sự biết ơn.
Cuộc sống hôn nhân không đơn thuần là những cảm xúc ngọt ngào như lúc mới yêu, thêm vào đó là những lúc giận hờn, cãi vã, có những lúc tưởng chừng như phải chia ly. Nhưng trách nhiệm, đạo đức và nghĩa tình là nhân tố để hai người có thể kiên nhẫn, bao dung đi cùng nhau đến trọn đời. Lời dạy của Sư Phụ trong buổi lễ Hằng thuận sẽ là hành trang quý giá cho đôi bạn trẻ khi xây dựng hạnh phúc gia đình.
Sau khi đôi tân duyên đón nhận những lời chỉ dạy tận tình cùa Sư phụ trụ trì thì giờ khắc quan trọng nhất mà mỗi cặp đôi đều mong chờ chính là nghi thức “trao nhẫn cưới thủy chung”. Chiếc nhẫn là vật đính ước mà mỗi người luôn phải mang theo bên mình, để khi nhìn thấy sẽ luôn nghĩ về nhau, để khắc ghi lời nguyện sống thủy chung với nhau. Chiếc nhẫn cũng tượng trưng cho sự gắn kết, gắn bó giữa hai người, như một lời nhắc nhở, có “nhẫn” thì mới có thể bao dung, dìu dắt nhau đi đến cuối đời...
Nghi lễ giao bái của đôi tân lang, tân nương diễn ra dưới sự chứng minh của hiện tiền chư Tôn Đức Tăng Ni và toàn thể quan viên hai họ. Nghi lễ thể hiện cho sự quý kính, tôn trọng giữa hai vợ chồng, mỗi lễ như hứa nguyện của cặp đôi, đó là: “Nguyện trọn đời sống thủy chung, yêu thương nhau; nguyện hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ hai bên; nguyện trọn đời sống yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ con cái nên người; nguyện sống chân thành, sẵn sàng giúp đỡ mọi người; nguyện sống tôn kính và hộ trì ngôi Tam Bảo trọn đời”. Luôn nhớ nghĩ và thực hành những lời nguyện tốt đẹp này, nghĩa là mỗi người sẽ làm tròn bổn phận làm chồng, làm vợ; vẹn tròn nghĩa vụ làm con, làm dâu, làm rể với cha mẹ đôi bên; trở thành người cha, người mẹ tốt của những đứa con trong tương lai.
Sau cùng là giây phút đón nhận bằng chứng nhận lễ hằng thuận từ Sư phụ trụ trì, từ đây nguyện cùng nhau vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống để cùng nhau xây dựng gia đình trăm năm hạnh phúc như tâm nguyện mà cô dâu chú rể mơ ước.
Để cuộc sống được hạnh phúc, mỗi người chúng ta đều phải có phước báu. Việc tổ chức lễ Hằng thuận sẽ mang lại phước báu không nhỏ cho các cặp đôi. Dưới sự chứng minh của Chư Tăng, đối trước ngôi Tam Bảo cao quý; tân lang, tân nương sẽ có được phước báu từ tâm quý kính ngôi Tam Bảo và cung kính các bậc chân tu. Những người có mặt tại buổi lễ Hằng thuận khởi tâm hoan hỷ khi được nghe lời Phật dạy cũng sẽ được kết duyên với Phật Pháp. Không những vậy, thay vì giết hại chúng sinh để đãi khách, chúc tụng rượu bia như một đám cưới tại gia, tổ chức cỗ chay tại chùa giúp các cặp đôi và gia đình mình tránh tạo nghiệp sát sinh, tránh tổn hao phước báo. Những gia đình phát tâm cúng dường trai viên cũng có được phước báu rất lớn từ việc cúng dường các bậc tu hành thanh tịnh. Ngoài ra, Phước báu cũng đến từ việc dâng trà cúng dường cha mẹ, nghĩ tưởng về công đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và ăn năn hối lỗi về những việc làm khiến cha mẹ phiền lòng. Tin chắc rằng những cặp đôi nên duyên vợ chồng dưới sự chứng minh của Sư Phụ và chư Tăng sẽ đồng lòng vững bước vượt qua khó khăn, thử thách phía trước.
Lễ Hằng Thuận là cầu nối giữa Đạo và Đời, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng những người tham dự. Những nghi thức Phật giáo trang nghiêm, những lời giáo huấn sâu sắc về đạo hiếu, về tình nghĩa vợ chồng, phút giây đôi bạn trẻ xúc động đối trước đấng sinh thành, khoảnh khắc thiêng liêng của tân lang, tân nương,... tất cả tạo nên một dấu ấn khó phai. Để rồi, khi mỗi buổi lễ qua đi, vẫn đọng lại trong lòng người những bài học quý giá, những cảm xúc ngọt ngào.
Đôi bạn trẻ đến với nhau từ nhân duyên cùng tham gia sinh hoạt tại CLB Phật tử trẻ chùa Viên Giác với tên gọi Gia đình Tuổi trẻ Sen Vàng. Từ những buổi tham gia sinh hoạt cùng nhau tu tập, làm công quả, tham gia các chương trình thiện nguyện đã gắn kết hai bạn với nhau để rồi hôm nay đây, được sự cho phép của Cha mẹ hai bên tổ chức lễ Hằng Thuận, kết nạp lương duyên cho hai phật tử dưới sự chứng minh, cầu nguyện của Chư Tôn Đức cùng đông đủ quan viên hai họ chúc mừng cho đôi bạn trẻ.
Giữa chính điện uy nghi, tân lang, tân nương cùng quan viên hai họ chắp tay cung thỉnh chư Tăng Ni quang lâm Đại Hùng Bảo Điện chứng minh cho buổi lễ.
Trong màu huỳnh y giải thoát, Sư Phụ trụ trì - ĐĐ Thích Thiện Mỹ - cùng chư Tăng Ni dâng hương bạch Phật về duyên sự buổi lễ và thực hiện nghi thức lễ Phật cùng đại chúng.
Tiếp đến, tân lang, tân nương cùng nhau dâng Hương – Hoa - Đăng cúng dường Tam Bảo và được Sư Phụ tưới nước cam lồ chú nguyện cho hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ.
Cảm động nhất trong lễ Hằng thuận có lẽ là khoảnh khắc tân lang, tân nương đối trước song thân của mình, lắng nghe lời dạy của Sư Phụ về mười công ơn của cha mẹ và đảnh lễ tạ ơn hai đấng sinh thành. Cha mẹ đôi bên, cô dâu, chú rể ai cũng nghẹn ngào, xúc động trong phút giây này, bởi trong cuộc đời mỗi người rất hiếm có dịp để mỗi người chúng ta đối trước mẹ cha bày tỏ sự biết ơn.
Cuộc sống hôn nhân không đơn thuần là những cảm xúc ngọt ngào như lúc mới yêu, thêm vào đó là những lúc giận hờn, cãi vã, có những lúc tưởng chừng như phải chia ly. Nhưng trách nhiệm, đạo đức và nghĩa tình là nhân tố để hai người có thể kiên nhẫn, bao dung đi cùng nhau đến trọn đời. Lời dạy của Sư Phụ trong buổi lễ Hằng thuận sẽ là hành trang quý giá cho đôi bạn trẻ khi xây dựng hạnh phúc gia đình.
Sau khi đôi tân duyên đón nhận những lời chỉ dạy tận tình cùa Sư phụ trụ trì thì giờ khắc quan trọng nhất mà mỗi cặp đôi đều mong chờ chính là nghi thức “trao nhẫn cưới thủy chung”. Chiếc nhẫn là vật đính ước mà mỗi người luôn phải mang theo bên mình, để khi nhìn thấy sẽ luôn nghĩ về nhau, để khắc ghi lời nguyện sống thủy chung với nhau. Chiếc nhẫn cũng tượng trưng cho sự gắn kết, gắn bó giữa hai người, như một lời nhắc nhở, có “nhẫn” thì mới có thể bao dung, dìu dắt nhau đi đến cuối đời...
Nghi lễ giao bái của đôi tân lang, tân nương diễn ra dưới sự chứng minh của hiện tiền chư Tôn Đức Tăng Ni và toàn thể quan viên hai họ. Nghi lễ thể hiện cho sự quý kính, tôn trọng giữa hai vợ chồng, mỗi lễ như hứa nguyện của cặp đôi, đó là: “Nguyện trọn đời sống thủy chung, yêu thương nhau; nguyện hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ hai bên; nguyện trọn đời sống yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ con cái nên người; nguyện sống chân thành, sẵn sàng giúp đỡ mọi người; nguyện sống tôn kính và hộ trì ngôi Tam Bảo trọn đời”. Luôn nhớ nghĩ và thực hành những lời nguyện tốt đẹp này, nghĩa là mỗi người sẽ làm tròn bổn phận làm chồng, làm vợ; vẹn tròn nghĩa vụ làm con, làm dâu, làm rể với cha mẹ đôi bên; trở thành người cha, người mẹ tốt của những đứa con trong tương lai.
Sau cùng là giây phút đón nhận bằng chứng nhận lễ hằng thuận từ Sư phụ trụ trì, từ đây nguyện cùng nhau vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống để cùng nhau xây dựng gia đình trăm năm hạnh phúc như tâm nguyện mà cô dâu chú rể mơ ước.
Để cuộc sống được hạnh phúc, mỗi người chúng ta đều phải có phước báu. Việc tổ chức lễ Hằng thuận sẽ mang lại phước báu không nhỏ cho các cặp đôi. Dưới sự chứng minh của Chư Tăng, đối trước ngôi Tam Bảo cao quý; tân lang, tân nương sẽ có được phước báu từ tâm quý kính ngôi Tam Bảo và cung kính các bậc chân tu. Những người có mặt tại buổi lễ Hằng thuận khởi tâm hoan hỷ khi được nghe lời Phật dạy cũng sẽ được kết duyên với Phật Pháp. Không những vậy, thay vì giết hại chúng sinh để đãi khách, chúc tụng rượu bia như một đám cưới tại gia, tổ chức cỗ chay tại chùa giúp các cặp đôi và gia đình mình tránh tạo nghiệp sát sinh, tránh tổn hao phước báo. Những gia đình phát tâm cúng dường trai viên cũng có được phước báu rất lớn từ việc cúng dường các bậc tu hành thanh tịnh. Ngoài ra, Phước báu cũng đến từ việc dâng trà cúng dường cha mẹ, nghĩ tưởng về công đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và ăn năn hối lỗi về những việc làm khiến cha mẹ phiền lòng. Tin chắc rằng những cặp đôi nên duyên vợ chồng dưới sự chứng minh của Sư Phụ và chư Tăng sẽ đồng lòng vững bước vượt qua khó khăn, thử thách phía trước.
Lễ Hằng Thuận là cầu nối giữa Đạo và Đời, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng những người tham dự. Những nghi thức Phật giáo trang nghiêm, những lời giáo huấn sâu sắc về đạo hiếu, về tình nghĩa vợ chồng, phút giây đôi bạn trẻ xúc động đối trước đấng sinh thành, khoảnh khắc thiêng liêng của tân lang, tân nương,... tất cả tạo nên một dấu ấn khó phai. Để rồi, khi mỗi buổi lễ qua đi, vẫn đọng lại trong lòng người những bài học quý giá, những cảm xúc ngọt ngào.
Chúc Mỹ Hoa - Ban TTTT PG Sen Vàng
Các Tin Khác