Voi - Lễ hội bản sắc văn hóa dân tộc xứ sở Đại Ngàn
Trong số đó, một buổi sáng tại quán cà phê Nguyên Chất Quân, đường chung cư A4, kế bên trường Hùng Vương, Huỳnh Thủy Nguyệt biên tập viên của trang Hoa Sen Đất Việt đã có buổi vô tình trong quán cà phê và gặp được nhà nhiếp ảnh Nguyễn Văn Thơi (chủ nhiệm câu lạc bộ nhiếp ảnh Đồng Nai), qua buổi chia sẻ về câu chuyện về Đua Voi ở Tây Nguyên, HSĐV xin giới thiệu đến quý độc giả gần xa bộ sưu tập Xứ Sở Đại Ngàn cùa nhiếp ảnh Nguyễn Văn Thơi.
Rất mong sự phản hồi đến quý độc giả.
Hội Đua Voi là một trong những hoạt động của Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn,tỉnh Đắk Lắk được tổ chức 02 năm 01 lần vào tháng 3 âm lịch. Là Tháng của những con ong rừng đi lấy mật và cũng là thời điểm bắt đầu làm nương rẫy.
Hội Đua Voi nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.Ngoài ra, du khách đến đây cũng được thưởng thức ẩm thực độc đáo, đậm đà bản sắc của các dân tộc tại chỗ và được cưỡi voi tham quan buôn làng, trải nghiệm với hành trình cưỡi Voi lội sông Sêrêpốk tham quan Rừng Yok Don.
Voi đã thuần hóa là con vật nuôi có ích và rất thân thiện với con người. Từ hàng nghìn năm nay, những chú voi đã được thuần hóa để làm những công việc như kéo gỗ, kéo cày, kéo cây và để biểu diễn trong các lễ hội. Voi là động vật thông minh nên có thể học và ghi nhớ rất nhanh các kỹ năng đơn giản. Người dân vùng Đông Á thường dùng voi để kéo các cây gỗ lớn mà xe ủi hoặc xe kéo không làm được. Người Châu Á cũng dùng voi để làm loài vật chiến đấu (voi trận) như Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia......