Lễ Hằng Thuận - nơi cuộc sống gia đình được thắp lửa bởi giá trị, niềm tin Phật Pháp.
Ngày đăng: 09:52:06 07-10-2019 . Xem: 8045
Lễ Hằng Thuận một nét đẹp của người con Phật, những giá trị tốt đẹp của Phật Pháp được lan tỏa đến các cặp vợ chồng trẻ, nền tảng để bước vào cuộc sống hôn nhân được hạnh phúc. Sáng ngày 06/10/2019 (nhằm ngày 08/09 Kỷ Hợi), tại chùa Rừng Bà Giá huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã diễn ra lễ hằng thuận cho hai đôi tân lang và tân giai nhân trong niềm đại hoan hỷ.
Tân lang Bùi Văn Thanh - PD Chúc Thiện Minh sánh duyên cùng Tân giai nhân Đinh Thị Huệ - PD Chúc Diệu Hoa
Tân lang Bùi Xuân Dũng - PD Chúc Chí Hùng sánh duyên cùng Tân giai nhân Tiêu Thị Vân Anh - PD Chúc Diệu Tâm
Buổi lễ diễn ra dưới sự chứng minh của Đại Đức Thích Thiện Mỹ - Ủy viên Ban KTTC TƯGHPGVN, Phó trưởng phân ban Thanh thiếu nhi, Ban hoằng pháp TƯ GHPGVN, Phó trưởng ban Từ thiện đối ngoại TƯ GHPGVN, Phó chánh văn phòng kiêm trưởng ban TTTT GHPGVN Tỉnh Đồng Nai.Trụ trì chùa Viên Giác, Trúc Lâm Viên Nghiêm thành phố Biên Hòa, Đồng Nai cũng là vị Thầy Bổn sư truyền trao 5 giới cho 2 đôi tân hôn.
Nén hương lòng dâng lên Đức Phật
Nguyện dựng xây hạnh phúc lứa đôi
Sống bên nhau đạo nghĩa vợ chồng
Tình chung thủy tốt đời đẹp đạo.
Những lời cầu nguyện, những nén hương thơm, những đóa hoa ngát hương và ánh nến lung linh được đôi tân lang tân nương thành kính dâng lên cúng dường Tam Bảo, nguyện Đức Phật từ bi che chở và chắp cánh thêm cho hạnh phúc lứa đôi.
Nghĩa vợ tinh chồng gắn chặt bền lâu để cùng nhau dựng xây nên một tổ ấm, một gia đinh hạnh phúc. Khi tình yêu đôi lứa được cha mẹ hai bên gia đình tác hợp, có nhân duyên với Tam Bảo, được thắp sáng bởi ánh sáng nơi cửa Phật từ bi thì hạnh phúc ấy như được tăng lên gấp bội. Trong buổi lễ, để hiểu và có được nền tảng xây dựng hạnh phúc gia đình theo lời Phật dạy tân lang và tân nương đã được lắng nghe Đại Đức Thích Thiện Mỹ chia sẻ về 6 đức, bổn phận và trách nhiệm của người làm vợ, làm chồng và ý nghĩa chiếc nhẫn cưới thể hiện tinh thần hòa hợp, hứa hẹn đi cùng nhau suốt cuộc đời bất kể khó khăn vất vả.
1. Thân hòa đồng trụ: chung sống với nhau trong một gia đình thì phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
2. Khẩu hòa vô tránh: luôn nói những lời hay lẽ phải, tránh những lời nói xúc phạm, khó nghe, tranh cãi to tiếng, khuyến khích khuyên bảo nhau trong cuộc sống.
3. Ý hòa đồng duyệt: tôn trọng ý kiến của nhau, tâm ý vui vẻ hòa hợp khi chung sống với nhau
4. Giới hòa đồng tu: cùng nhau phát nguyện, thực tập những lời Phật dạy; giữ gìn giới luật.
5. Kiến hòa đồng giải: luôn phải giãi bày, chia sẻ ý kiến, sự hiểu biết với nhau.
6. Lợi hòa đồng quân: Bình đẳng và chia sẻ cùng nhau về tài sản, vật chất.
Cũng trong buổi lễ Hằng thuận, là cơ hội để cho các con nói lên lời phát nguyện sống trọn đời bên nhau, cùng nhau hướng thiện xây dựng đời sống gia đình tốt đẹp khi được lắng nghe những lời răn dạy của cha mẹ hai bên. Bao nhiêu năm từ lúc tấm bé đến ngày lớn khôn thành gia lập thất, trong buổi Hằng thuận dưới sự chứng minh của quý Thầy các con đã chí thành chí kính quỳ gối trước mẹ cha nói lên lời tri ân và sám hối. Những chén trà thơm dâng lên cha mẹ, cúi đầu sát đất lạy tạ ơn sinh thành dưỡng dục. Cả những giọt nước mắt sám hối muộn màng của những đứa con dù lập gia đình nhưng vẫn còn bé nhỏ, và niềm hạnh phúc của bố mẹ cũng như vỡ òa khi chứng kiến sự trưởng thành của các con. Và hạnh phúc hơn khi bắt đầu một cuộc sống mới các con được bắt đầu nơi buổi lễ trang nghiêm, ấm cúng, đầy xúc động.
Buổi lễ tràn ngập tình yêu thương của trên Chư tôn đức, bố mẹ, bà con và quý Phật tử xa gần tham dự yểm trợ và chúc phúc cho hai đôi vợ chồng trẻ sánh bước bên nhau.
Trăm năm tình viên mãn
Bạc đầu nghĩa phu thê. Đại diện bố, mẹ của hai tân langĐại diện bố mẹ của hai tân nương Đại diện tân lang dâng lời phát nguyện Đôi tân hôn lạy nhau
Bánh đây bánh nghĩa bánh tình
Nghĩa tình chung thủy giữa mình với ta