Áo ấm mùa Xuân
Ngày đăng: 06:42:32 15-12-2017 . Xem: 26651
SVO - Trong những lần về một ngôi chùa thuộc tỉnh Tiền Giang làm Phật sự. Con gặp Bà Cô tuổi đã ngoài 70, bà vẫn xuống bếp nấu cơm cho đoàn ăn. Ôi ! Cao quý thay tấm lòng của vị ấy. Tuổi đã cao mà Bà Cô vẫn vì Phật pháp không ngại không sợ gian khó. Chợt trong vóc dáng ấy, lưng cong cong, làng da rạm màu sương khói….con chợt nhớ tới Bà Ngoại con. Ngày ấy, ở chốn quê xa, giữa đồng trống, một căn nhà lá nhỏ đơn sơ, cạnh rặng trâm bầu, cứ ngày Tết gần kề Ngoại chống gậy ra đầu ngõ ….trông nhìn từng đứa cháu thơ chưa về.
Con chợt nhận ra, người già lúc nào họ cũng rất cần sự quan tâm, chia sẻ, rất cần sự ấm áp. Hãy làm một điều gì đó trong khả năng của mình và mang một hơi ấm, một làng gió mát tưới tẩm những tâm hồn đã xế chiều. Chính vì thế, con dành ra một buổi chiều đi hết Thành phố để tìm mua và cuối cùng tại một cửa hàng xuất khẩu con đã tìm ra một chiếc áo ấm. Trời đã sụp tối và chiếc áo ấm ấy con đặt tên là “áo ấm mùa xuân”. Để mùa nào trong “đời tu” cũng là mùa xuân hết. Dù rằng có những mùa đông lạnh buốt, mùa mưa tầm tã, mùa hạ nắng nóng gay gắt….Nhưng rồi cái lạnh cũng qua, mưa cũng tạnh, nắng cũng thôi gay gắt….để mùa xuân….sự ngự trị, sự an lạc…..vẫn tồn tại.
Một nụ cười của Bà Cô khi nhận được quà như một hạnh phúc vô biên lan tỏa. Khép lại những sầu bi- xua tan những phiền não….để con mãi nhận được sự chan chứa yêu thương . Một nụ cười trong trẻo. Dù cảm giác ấy ngắn ngủi đi thôi. Nhưng chắc hẳn người ra về vẫn hạnh phúc. Người ở lại vẫn vui. Vì cuộc đời người, vật chất không hẳn quan trọng hơn “tình thương giữa cuộc đời” . “ Áo ấm mùa xuân” vật tuy nhỏ…nhưng các Phật tử, bạn trẻ biết không? Người làm Cha Mẹ cần quý Phật tử ở chỗ nào? Không phải một khối tiền đồ sộ? Không phải một căn nhà bạc tỷ? Mà là một sự ấm áp yêu thương tuổi già. Tuổi già sợ lẻ loi, sợ mất mát, sợ tình thương bị san sẻ không trọn vẹn….Do đó, làm gì được để người lớn tuổi vui lòng con hay làm ….cũng để cho mình mai này già rồi còn một chút yêu thương (nếu còn sống tới ngày ấy).
Con lại chợt nhớ về câu chuyện “Gió lạnh đầu mùa” của tác giả Thạch Lam mà thời học sinh đã học. Chuyện cho mượn áo ấm giữa mùa đông đến đột ngột làm cho những bạn trẻ nghèo chịu rét, chịu lạnh. Vậy mà Mẹ của Hiên (người được Sơn cho mượn áo) vẫn đem trả áo vì biết rằng Sơn chưa xin phép Mẹ. Chuyện cho mượn áo và trả áo đã ca ngợi giá trị sống đầy nhân văn, cao cả và sống không tham lam. Dù “nghèo cho sạch, rách cho thơm”….con chợt nhận ra hạnh phúc của cuộc đời vẫn tồn tại và xung quanh con biết có bao con người sống biểu trưng, đại diện cho giá trị đạo đức.
Chuyện “áo ấm mùa xuân” - một câu chuyện có thực của tình huống số phận con người. Ai sống cũng muốn có “mùa xuân” hết. Vậy tại sao không mang “hơi ấm mùa xuân” đi khắp thế gian, bạn nhỉ?
Con chợt nhận ra, người già lúc nào họ cũng rất cần sự quan tâm, chia sẻ, rất cần sự ấm áp. Hãy làm một điều gì đó trong khả năng của mình và mang một hơi ấm, một làng gió mát tưới tẩm những tâm hồn đã xế chiều. Chính vì thế, con dành ra một buổi chiều đi hết Thành phố để tìm mua và cuối cùng tại một cửa hàng xuất khẩu con đã tìm ra một chiếc áo ấm. Trời đã sụp tối và chiếc áo ấm ấy con đặt tên là “áo ấm mùa xuân”. Để mùa nào trong “đời tu” cũng là mùa xuân hết. Dù rằng có những mùa đông lạnh buốt, mùa mưa tầm tã, mùa hạ nắng nóng gay gắt….Nhưng rồi cái lạnh cũng qua, mưa cũng tạnh, nắng cũng thôi gay gắt….để mùa xuân….sự ngự trị, sự an lạc…..vẫn tồn tại.
Một nụ cười của Bà Cô khi nhận được quà như một hạnh phúc vô biên lan tỏa. Khép lại những sầu bi- xua tan những phiền não….để con mãi nhận được sự chan chứa yêu thương . Một nụ cười trong trẻo. Dù cảm giác ấy ngắn ngủi đi thôi. Nhưng chắc hẳn người ra về vẫn hạnh phúc. Người ở lại vẫn vui. Vì cuộc đời người, vật chất không hẳn quan trọng hơn “tình thương giữa cuộc đời” . “ Áo ấm mùa xuân” vật tuy nhỏ…nhưng các Phật tử, bạn trẻ biết không? Người làm Cha Mẹ cần quý Phật tử ở chỗ nào? Không phải một khối tiền đồ sộ? Không phải một căn nhà bạc tỷ? Mà là một sự ấm áp yêu thương tuổi già. Tuổi già sợ lẻ loi, sợ mất mát, sợ tình thương bị san sẻ không trọn vẹn….Do đó, làm gì được để người lớn tuổi vui lòng con hay làm ….cũng để cho mình mai này già rồi còn một chút yêu thương (nếu còn sống tới ngày ấy).
Con lại chợt nhớ về câu chuyện “Gió lạnh đầu mùa” của tác giả Thạch Lam mà thời học sinh đã học. Chuyện cho mượn áo ấm giữa mùa đông đến đột ngột làm cho những bạn trẻ nghèo chịu rét, chịu lạnh. Vậy mà Mẹ của Hiên (người được Sơn cho mượn áo) vẫn đem trả áo vì biết rằng Sơn chưa xin phép Mẹ. Chuyện cho mượn áo và trả áo đã ca ngợi giá trị sống đầy nhân văn, cao cả và sống không tham lam. Dù “nghèo cho sạch, rách cho thơm”….con chợt nhận ra hạnh phúc của cuộc đời vẫn tồn tại và xung quanh con biết có bao con người sống biểu trưng, đại diện cho giá trị đạo đức.
Chuyện “áo ấm mùa xuân” - một câu chuyện có thực của tình huống số phận con người. Ai sống cũng muốn có “mùa xuân” hết. Vậy tại sao không mang “hơi ấm mùa xuân” đi khắp thế gian, bạn nhỉ?
Liên Hiền
Ảnh: minh họa sưu tầm
Ảnh: minh họa sưu tầm
Các Tin Khác