DÂNG ĐỜI NHỮNG HẠNH PHÚC GIẢN ĐƠN
Ngày đăng: 18:25:38 05-10-2021 . Xem: 742
Tôi là một tu sĩ Phật giáo xuất thân từ mảnh đất khô cằn nắng và gió của tỉnh Bình Thuận. Noi theo hạnh đức từ bi của chư Phật cùng lòng từ dạy dỗ của Thầy tổ, đã hun đúc trong tôi chí nguyện được cống hiến cho đời bằng tất cả những gì mình có được, để đem hạnh phúc, sự bình an đến tất cả mọi người.
Giữa những ngày dịch bệnh Covid diễn ra căng thẳng, tôi đọc được thông tin Đại Đức Thích Thiện Mỹ - Trưởng Ban Tuyển Tình Nguyện Viên Phật Giáo tỉnh Đồng Nai kêu gọi các tăng, ni tình nguyện lên đường vào “tâm dịch” chung sức cùng đội ngũ tuyến đầu chống dịch. Tôi đã không ngần ngại nhanh chóng đăng ký tham gia vào Đồng Nai, tích cực đóng góp vào công cuộc phòng chống dịch COVID-19.
Đoạn đường từ Bình Thuận vào Đồng Nai xa xôi cách trở, giấy tờ đi lại cũng khó khăn do giữa lúc dịch bệnh, các tỉnh thành đang thực hiện giãn cách xã hội, nhưng với lòng từ bi và sự hỗ trợ nhiệt tình, đã hết lòng giúp đỡ tôi của Đại Đức Thích Thiện Mỹ và BTS Phật Giáo tỉnh Đồng Nai, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể đóng góp được sức mình trong công cuộc phục vụ tuyến đầu chống dịch tại tỉnh Đồng Nai.
Tôi còn nhớ rất rõ đó là một buổi chiều mưa lất phất, tôi vào đến Đồng Nai và sau đó được hướng dẫn vào khu cách ly để nhận nhiệm vụ. Trước mắt tôi là hình ảnh các anh chiến sỹ bộ đội trong bộ đồ bảo hộ đang phát cơm cho các bệnh nhân không may bị nhiễm bệnh đang được cách ly tại đây. Các Tăng thân pháp lữ của TNV Phật giáo lấp ló màu áo nâu sòng trong lớp áo bảo hộ đẫm mồ hôi. Ánh mắt thân thiện với những dòng chữ “A Di Đà Phật“ trên những chiếc áo bảo hộ. Niềm vui lấp lánh dâng đầy trong khóe mắt của các y bác sỹ chào đón tôi, nụ cười hồn nhiên của các bé nhỏ trong khu cách ly nhìn tôi qua hàng rào sắt. Những ấn tượng ấy tôi không bao giờ quên khi lần đầu tiên vào tuyến đầu chống dịch...
Những ngày sau đó khi ở cùng các anh em bộ đội và y bác sĩ, được cùng đồng hành, phục vụ cho các bệnh nhân. Khoảnh khắc tôi khoác lên mình bộ đồ bảo hộ mới cảm nhận được sự phi thường và kiên cường của các y bác sĩ và TNV phải chịu đựng cái nóng và mồ hôi rơi tầm tã khi mặc đồ bảo hộ.
Bước vào khu cách ly tôi không khỏi xót xa khi nhìn thấy các bệnh nhân đang oằn mình thở từng nhịp thở để cố chống chọi với con virut quái ác kia. Chúng tôi chỉ biết lặng người để cố hết sức mình khi có thể, để giành lại từng nhịp thở bình thường cho bệnh nhân. Họ đang rất lo lắng nhưng khi nhìn thấy các tình nguyện viên phật giáo, họ luôn mỉm cười và giảm đi phần nào nỗi lo lắng. Những câu hỏi vô tư “khi nào con được về“ khiến chúng tôi lặng người, những lúc như thế chúng tôi chỉ biết động viên, khích lệ tinh thần bệnh nhân để mọi người an tâm hơn, đồng thời nhắc nhở họ phải luôn tuân thủ tuyệt đối quy trình, phác đồ điều trị của bác sỹ.
Rồi lại có những khoảnh khắc không gian như ấm lại bằng những tiếng cười rộn rã, với những ánh mắt đầy tình thương và niềm khát khao được khỏi bệnh của các bệnh nhân. Niềm hạnh phúc dâng trào hơn nữa khi đọc thông báo xuất viện, những nụ cười, những cái vỗ tay sung sướng của các bệnh nhân khi được bước ra khỏi khu cách ly, cái vẫy tay chào tạm biệt các y bác sĩ và TNV cùng với những lời tri ân dành cho đội ngũ tuyến đầu, làm cảm xúc của tôi không thể nói thành lời khi nhìn thấy những hình ảnh giản dị ấy.
Nơi đây vừa là tuyến đầu căng thẳng chống dịch, vừa như một đại gia đình đoàn kết, không phân biệt tôn giáo, xuất thân từ đâu đến, tất cả chúng tôi đều cùng chung một tâm niệm luôn cống hiến hết sức mình, giúp cho bệnh nhân sớm được khỏe mạnh trở về đoàn tụ với gia đình.
Khi xã hội đang lắng chìm trong sự yên lặng của dịch bệnh. Không chỉ tại các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly mà ngoài kia những chiếc áo xanh trắng vẫn đang ngày đêm không kể cả tính mạng của mình, đối mặt với những nguy hiểm lây nhiễm, xông pha đối mặt với con virut để trả lại sự bình thường của thiên nhiên, sự bình yên cho nhân loại. Những hình ảnh đẹp của các tu sĩ phật giáo “tạm gác lại lời kinh tiếng kệ, mang lên mình những bộ đồ bảo hộ, lao mình vào hiểm nguy để giành lại nhịp thở bình thường, trả cho đời cuộc sống bình an”
Đó những đóa hoa thơm giản dị và nhỏ bé dâng tặng cuộc đời. Xin tri ân những tấm lòng cao thượng, xa gia đình vì nước vì dân, chịu bao khổ cực không bao giờ than thở, chỉ luôn nở nụ cười trên môi, luôn nhiệt huyết tràn đầy của tuổi trẻ để dâng cho đời những hạnh phúc giản đơn.
Giữa những ngày dịch bệnh Covid diễn ra căng thẳng, tôi đọc được thông tin Đại Đức Thích Thiện Mỹ - Trưởng Ban Tuyển Tình Nguyện Viên Phật Giáo tỉnh Đồng Nai kêu gọi các tăng, ni tình nguyện lên đường vào “tâm dịch” chung sức cùng đội ngũ tuyến đầu chống dịch. Tôi đã không ngần ngại nhanh chóng đăng ký tham gia vào Đồng Nai, tích cực đóng góp vào công cuộc phòng chống dịch COVID-19.
Đoạn đường từ Bình Thuận vào Đồng Nai xa xôi cách trở, giấy tờ đi lại cũng khó khăn do giữa lúc dịch bệnh, các tỉnh thành đang thực hiện giãn cách xã hội, nhưng với lòng từ bi và sự hỗ trợ nhiệt tình, đã hết lòng giúp đỡ tôi của Đại Đức Thích Thiện Mỹ và BTS Phật Giáo tỉnh Đồng Nai, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể đóng góp được sức mình trong công cuộc phục vụ tuyến đầu chống dịch tại tỉnh Đồng Nai.
Tôi còn nhớ rất rõ đó là một buổi chiều mưa lất phất, tôi vào đến Đồng Nai và sau đó được hướng dẫn vào khu cách ly để nhận nhiệm vụ. Trước mắt tôi là hình ảnh các anh chiến sỹ bộ đội trong bộ đồ bảo hộ đang phát cơm cho các bệnh nhân không may bị nhiễm bệnh đang được cách ly tại đây. Các Tăng thân pháp lữ của TNV Phật giáo lấp ló màu áo nâu sòng trong lớp áo bảo hộ đẫm mồ hôi. Ánh mắt thân thiện với những dòng chữ “A Di Đà Phật“ trên những chiếc áo bảo hộ. Niềm vui lấp lánh dâng đầy trong khóe mắt của các y bác sỹ chào đón tôi, nụ cười hồn nhiên của các bé nhỏ trong khu cách ly nhìn tôi qua hàng rào sắt. Những ấn tượng ấy tôi không bao giờ quên khi lần đầu tiên vào tuyến đầu chống dịch...
Những ngày sau đó khi ở cùng các anh em bộ đội và y bác sĩ, được cùng đồng hành, phục vụ cho các bệnh nhân. Khoảnh khắc tôi khoác lên mình bộ đồ bảo hộ mới cảm nhận được sự phi thường và kiên cường của các y bác sĩ và TNV phải chịu đựng cái nóng và mồ hôi rơi tầm tã khi mặc đồ bảo hộ.
Bước vào khu cách ly tôi không khỏi xót xa khi nhìn thấy các bệnh nhân đang oằn mình thở từng nhịp thở để cố chống chọi với con virut quái ác kia. Chúng tôi chỉ biết lặng người để cố hết sức mình khi có thể, để giành lại từng nhịp thở bình thường cho bệnh nhân. Họ đang rất lo lắng nhưng khi nhìn thấy các tình nguyện viên phật giáo, họ luôn mỉm cười và giảm đi phần nào nỗi lo lắng. Những câu hỏi vô tư “khi nào con được về“ khiến chúng tôi lặng người, những lúc như thế chúng tôi chỉ biết động viên, khích lệ tinh thần bệnh nhân để mọi người an tâm hơn, đồng thời nhắc nhở họ phải luôn tuân thủ tuyệt đối quy trình, phác đồ điều trị của bác sỹ.
Rồi lại có những khoảnh khắc không gian như ấm lại bằng những tiếng cười rộn rã, với những ánh mắt đầy tình thương và niềm khát khao được khỏi bệnh của các bệnh nhân. Niềm hạnh phúc dâng trào hơn nữa khi đọc thông báo xuất viện, những nụ cười, những cái vỗ tay sung sướng của các bệnh nhân khi được bước ra khỏi khu cách ly, cái vẫy tay chào tạm biệt các y bác sĩ và TNV cùng với những lời tri ân dành cho đội ngũ tuyến đầu, làm cảm xúc của tôi không thể nói thành lời khi nhìn thấy những hình ảnh giản dị ấy.
Nơi đây vừa là tuyến đầu căng thẳng chống dịch, vừa như một đại gia đình đoàn kết, không phân biệt tôn giáo, xuất thân từ đâu đến, tất cả chúng tôi đều cùng chung một tâm niệm luôn cống hiến hết sức mình, giúp cho bệnh nhân sớm được khỏe mạnh trở về đoàn tụ với gia đình.
Khi xã hội đang lắng chìm trong sự yên lặng của dịch bệnh. Không chỉ tại các bệnh viện dã chiến, các khu cách ly mà ngoài kia những chiếc áo xanh trắng vẫn đang ngày đêm không kể cả tính mạng của mình, đối mặt với những nguy hiểm lây nhiễm, xông pha đối mặt với con virut để trả lại sự bình thường của thiên nhiên, sự bình yên cho nhân loại. Những hình ảnh đẹp của các tu sĩ phật giáo “tạm gác lại lời kinh tiếng kệ, mang lên mình những bộ đồ bảo hộ, lao mình vào hiểm nguy để giành lại nhịp thở bình thường, trả cho đời cuộc sống bình an”
Đó những đóa hoa thơm giản dị và nhỏ bé dâng tặng cuộc đời. Xin tri ân những tấm lòng cao thượng, xa gia đình vì nước vì dân, chịu bao khổ cực không bao giờ than thở, chỉ luôn nở nụ cười trên môi, luôn nhiệt huyết tràn đầy của tuổi trẻ để dâng cho đời những hạnh phúc giản đơn.
Quang Tâm – TNV Phật giáo tuyến đầu tỉnh Đồng Nai
Các Tin Khác