Nếu nhân loại đều biết sống theo pháp lục hòa
Ngày đăng: 17:49:31 17-11-2016 . Xem: 14193
Trong pháp Lục Hòa đức Phật cũng đã dạy :Khẩu hòa vô tranh-Lời nói hòa hiệp không tranh cãi nhau.Đó là một trong sáu điều giúp cho gia đình, quốc gia, thế giới được hòa bình an lạc.Thế nhưng, trong đời sống thực tế hằng ngày,để thực hiện điều này không phải dễ.
(Ảnh: Internet)
Bàn về cách ứng sử trong giao tiếp ông bà ta thường có câu :
Lại nói về những bài đăng trên Facebook với mục đích câu like, người ta bất chấp,dù biết rằng những hình ảnh và lời nói mình đưa lên làm xúc phạm tới nhiều người..Không ai là người con Phật mà không đau lòng khi thấy ai đó đưa lên mạng hình ảnh: một vị sư mặc áo cà sa ôm bình bát đi khất thực, một ông lão ngồi bên đường chìa tay xin và một người bán hàng rong.Hình như sợ mọi người không hiểu ý, người ta còn viết thêm :… “Ba hình ảnh và bắt đầu cho cuộc tranh luận”.Thế là bao nhiêu like, bao nhiêu comment với những câu nói tỏ ý thương hại ông lão ăn mày và người bán hàng rong .Còn những lời bình phẩm thô tục đầy ác ý dành hết cho vị sư.Người đăng bài đó không hiểu vì sao những bậc chân tu như các vị linh mục, các vị sư với lòng từ bi, bác ái ,trí tuệ cao siêu, phải từ bỏ thân phận cao quý của mình để dấn thân vào đời .Nếu không vì chúng sinh đau khổ quý Ngài đâu cần phải nhập thế,đâu phải đi làm từ thiện,đâu phải vất vả quyên góp xây dựng chùa, nhà thờ để mọi người có nơi tu học trở thành người tốt,cho xã hội bớt đi những tội phạm,những kẻ bất lương…Vì sao không đưa lên những hình ảnh thân thương như thế này… Ba viên gạch, bắc trên đó là một cái lon sữa bò, bên dưới là cây đèn cầy đang cháy kèm theo một câu: “ ai đã từng có tuổi thơ dữ dội này chưa?!”. Cũng bao nhiêu like, bao nhiêu comment nhưng toàn là những lời dễ thương khi hồi tưởng lại biết bao kỷ niêm thời ấu thơ trong sáng.Cảm giác thật là dễ chịu! Và nhất là không ai phải đau vì một lời nói!
Mùa bóng đá Euro năm 2016, do nước Pháp đăng cai đã qua đi bình yên. Không nghe nói đến khủng bố.Mọi người thở phào nhẹ nhõm .Nhưng khi người Pháp chưa kịp quên đi nỗi buồn mất chiếc cúp vàng vào tay người Bồ Đào Nha; thì vào ngày 14/7/2016, cả nước Pháp đã phải kinh hoàng với cảnh máu và xác người ngổn ngang ở Nice.Với những hình ảnh làm nao lòng người- giữa những ngưới chết, một người cha đang lặng lẽ ngồi bên xác đứa con bé nhỏ; mà có lẽ chỉ cách đó vài phút thôi, ông còn nghe tiếng con reo hò khi công kênh nó trên vai để ngắm nhìn cảnh pháo hoa rực rỡ trên bầu trời.Cách đó không xa,một con búp bê mũm mĩm nằm cạnh bên cái xác nhỏ nhắn quấn trong giấy gói quà.Tuy không thấy mặt, nhưng người ta cũng đoán được đó là một bé gái.Giờ em nằm cô đơn lạnh lẽo trên đất, vòng tay mãi mãi không ôm được con búp bê thân yêu-Ai đã gây nên thảm cảnh này?!.Câu trả lời …Lại là quân khủng bố.Mọi người đều lên án hành động dã man mất hết tính người.Tuy nhiên, việc gì cũng có nguyên nhân của nó.Chiến tranh tôn giáo, chiến tranh kỳ thị chủng tộc,chiến tranh giành đất đai,lãnh hải…Đều bắt nguồn từ lòng tham sân si,từ những lời châm chọc, khích bác nhau của một người ,một số người để rồi gây nên những hệ lụy kéo theo, biến trần gian thành địa ngục.
Đức Phật Thích Ca thấy chúng sinh đang đắm chìm trong bể khổ, nên ngài đã thị hiện ra trong cõi Ta bà để chỉ cho chúng sinh con đường thoát khổ.Đức Phật đã nhìn ra được một trong những nỗi thống khổ của nhân loại là khi chung sống với nhau mà bất hòa thì sẽ có cảnh chia ly, chiến tranh tang tóc .Nên Ngài đã chế ra pháp Lục hòa cho hàng Phật tử .
Theo bộ Phật học phổ thông của cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa biên soạn từ thập niên 60-70 của thế kỷ thứ XX từ trang309 đến trang315; Lục hòa gồm sáu điểm (Xin được trích một số ý) như sau:
1.Thân hòa cùng ở (Thân hòa đồng trú):
Nghĩa là cùng nhau ở dưới một mái nhà,trong một phạm vi,một tổ chức, hôm sớm có nhau,cùng ăn cung ngủ, cùng học cùng hành.
Khi đã sống chung đụng hằng ngày như thế thì phải hòa thuận với nhau, không dùng sức mạnh, võ lực để lấn hiếp, đánh đập nhau.Nếu là anh em, vợ chồng, con cái trong một gia đình,thì phải trên thuận dưới hòa, anh ra anh, em ra em,chồng ra chồng, vợ ra vợ, chứ không được lôn xộn vô trật tự, hiếp đáp, sát phạt nhau.
Nếu là những phật tử, cùng ở với nhau học tập dưới một mái chùa, thì tuy là không phải ruột thịt, nhưng cũng là những người con chung của đức Phật, cùng một lý tưởng mục đích, thì cũng phải lấy cái hòa khí làm đầu, không được chia phe phái, ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ thế hiếp cô, mạnh ai nấy được.
Nếu là đồng bào, cùng chung sống trong một quốc gia xã hội, thì phải lấy sự đoàn kết làm đầu, không được gây cảnh nồi da xáo thịt…
…Cũng thế, đã là nhân loại cùng chung sống trên quả địa cầu này, thì dù là da trắng, da đen, da vàng hay da đỏ cũng là “tứ hải giai huynh đệ”cả.Đã là giống người như nhau mà lại đem nhau ra chiến trường bắn giết nhau, tàn sát nhau, làm mồi cho súng đạn vô tri, thì thật là vô cùng phi lý……
2.Lời nói hòa hiệp không tranh cãi nhau (khẩu hòa vô tránh):
Muốn thân không đánh đập nhau, không đối chọi nhau, khi ở bên cạnh nhau, thì lời nói phải được giữ gìn cho được ôn hòa nhã nhặn; trong mọi trường hợp, nhất thiết không được rầy rà, cãi cọ nhau.
Có người thân hòa mà khẩu không hòa, ăn thua nhau từng câu nói,tìm cách mỉa mai châm chọc nhau, hạch hỏi nhau từng tiếng một, cuối cùng sanh ra ấu đả nhau.
Trong một gia đình, cũng vì một lời nói không hòa, mà nhiều khi anh em xa lìa nhau, vợ chồng ly tán nhau, cha con không thấy mặt nhau, trở thành những kẻ xa lạ thù hằn nhau.
Trong xã hội, cũng vì một lời nói không hòa, mà nhiều khi quốc gia phải lâm nạn chiến tranh, nhân loại phải bị đẩy vào lò sát sanh thảm khốc……..
3.Ý hòa cùng vui (Ý hòa đồng duyệt):
Duy thức học có nói : Ý là hệ trọng hơn hết, nó là động cơ thúc đẩy miệng và thân.Kể công thì nó đứng đầu, mà kết tội nó cũng đứng trước……
…Đức Phật đã thấu rõ như thế, nên Ngài dạy phải có tâm ý vui vẻ hòa hiệp trong khi chung sống với nhau.
Muốn được tâm ý hòa hiệp, phải tu hạnh hỉ xả. Hỉ xả nghĩa là bỏ ra ngoài những sự buồn phiền, hờn giận, không chấp nhặt trong lòng những lỗi lầm của kẻ khác. Có như thế, tâm hồn mới thư thái, vui vẻ được, và ý nghĩ mới trong sáng thanh tịnh được. Vậy Phật tử chúng ta phải cố gắng tu hạnh hỉ xả mới được.
4. Giới hòa cùng tu ( giới hòa đồng tu):
Trong một tổ chức, một đoàn thể nào có trật tự, tất đều có kỷ luật, qui củ hẳn hoi….
Dù đạo hay đời, nếu không cùng nhau giữ gìn giới điều, kỷ luật, quy tắc, thì chúng ta không bao giờ sống chúng với nhau được….
5.Thấy biết giải bày cho nhau hiểu( Kiến hòa đồng giải):
Trong sự sống chung, mỗi người hiểu biết được điều gì, khám phá được điểm gì, phải giải bày, chỉ bảo cho người khác hiểu.Như thế trình độ hiểu biết mới không chênh lệch, sự tu học mới tiến đều về tinh thần bình đẳng, mới dễ giữ vững giữa những người cùng ở một đoàn thể….
6.Lợi hòa cùng chia cân nhau (Lợi hòa đồng quân):
……..Trong xã hội sở dĩ có sự xung đột dữ dội, phân chia giai cấp, cũng do vì thiếu sự “Lợi hòa đồng quân” cả. Người giàu thì giàu quá, kẻ nghèo thì nghèo xơ….Do đó, không thể có hòa bình được…Nếu nhân loại thâm hiểu rằng : cuộc giàu sang phú quý trong nhân gian như hạt sương đọng trên cành hoa, công danh vinh hiển trên đời, như bọt nước nổi trên mặt biển, thì chắc sự chênh lệch giữa giàu nghèo sẽ bớt đi nhiều lắm, và nhân loại sẽ bớt xung đột nhau hơn.
Với một tinh thần bình đẳng lợi tha, từ bi cứu khổ, với một trí huệ soi thấu rõ sự vô thường, giả tạm của cuộc đời, Đức Phật đã dạy: “Có tài lợi, nên tùy phận chia sớt cho nhau”, hay triệt để hơn nữa : “ Lợi hòa đồng quân”…
Lời Phật dạy từ ngàn xưa đến nay về pháp Lục hòa mãi mãi là chân lý.
Nếu mọi người mọi nhà, mọi tổ chức, mọi quốc gia đều mang pháp Lục hòa áp dụng vào đời sống hằng ngày.Mọi người đều nói với nhau bằng những lời ái ngữ thì thế giới này sẽ sống trong cảnh thái bình tươi đẹp biết bao!
(Ảnh: Internet)
“Lời nói không mất tiền mua.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Có những người,khi tham gia giao thông trên đường, chỉ một va quẹt nhẹ, nhưng vì lời qua tiếng lại, không ai nhường ai và nhất là khi đã có một chút rượu vào là thế nào cũng có kẻ chết người vào tù, để lại biết bao đau buồn cho những người thân.Nếu lúc đó, cả đôi bên cùng cười ,cùng nói lời xin lỗi thì đã không có chuyện gì xảy ra.
Lại nói về những bài đăng trên Facebook với mục đích câu like, người ta bất chấp,dù biết rằng những hình ảnh và lời nói mình đưa lên làm xúc phạm tới nhiều người..Không ai là người con Phật mà không đau lòng khi thấy ai đó đưa lên mạng hình ảnh: một vị sư mặc áo cà sa ôm bình bát đi khất thực, một ông lão ngồi bên đường chìa tay xin và một người bán hàng rong.Hình như sợ mọi người không hiểu ý, người ta còn viết thêm :… “Ba hình ảnh và bắt đầu cho cuộc tranh luận”.Thế là bao nhiêu like, bao nhiêu comment với những câu nói tỏ ý thương hại ông lão ăn mày và người bán hàng rong .Còn những lời bình phẩm thô tục đầy ác ý dành hết cho vị sư.Người đăng bài đó không hiểu vì sao những bậc chân tu như các vị linh mục, các vị sư với lòng từ bi, bác ái ,trí tuệ cao siêu, phải từ bỏ thân phận cao quý của mình để dấn thân vào đời .Nếu không vì chúng sinh đau khổ quý Ngài đâu cần phải nhập thế,đâu phải đi làm từ thiện,đâu phải vất vả quyên góp xây dựng chùa, nhà thờ để mọi người có nơi tu học trở thành người tốt,cho xã hội bớt đi những tội phạm,những kẻ bất lương…Vì sao không đưa lên những hình ảnh thân thương như thế này… Ba viên gạch, bắc trên đó là một cái lon sữa bò, bên dưới là cây đèn cầy đang cháy kèm theo một câu: “ ai đã từng có tuổi thơ dữ dội này chưa?!”. Cũng bao nhiêu like, bao nhiêu comment nhưng toàn là những lời dễ thương khi hồi tưởng lại biết bao kỷ niêm thời ấu thơ trong sáng.Cảm giác thật là dễ chịu! Và nhất là không ai phải đau vì một lời nói!
Mùa bóng đá Euro năm 2016, do nước Pháp đăng cai đã qua đi bình yên. Không nghe nói đến khủng bố.Mọi người thở phào nhẹ nhõm .Nhưng khi người Pháp chưa kịp quên đi nỗi buồn mất chiếc cúp vàng vào tay người Bồ Đào Nha; thì vào ngày 14/7/2016, cả nước Pháp đã phải kinh hoàng với cảnh máu và xác người ngổn ngang ở Nice.Với những hình ảnh làm nao lòng người- giữa những ngưới chết, một người cha đang lặng lẽ ngồi bên xác đứa con bé nhỏ; mà có lẽ chỉ cách đó vài phút thôi, ông còn nghe tiếng con reo hò khi công kênh nó trên vai để ngắm nhìn cảnh pháo hoa rực rỡ trên bầu trời.Cách đó không xa,một con búp bê mũm mĩm nằm cạnh bên cái xác nhỏ nhắn quấn trong giấy gói quà.Tuy không thấy mặt, nhưng người ta cũng đoán được đó là một bé gái.Giờ em nằm cô đơn lạnh lẽo trên đất, vòng tay mãi mãi không ôm được con búp bê thân yêu-Ai đã gây nên thảm cảnh này?!.Câu trả lời …Lại là quân khủng bố.Mọi người đều lên án hành động dã man mất hết tính người.Tuy nhiên, việc gì cũng có nguyên nhân của nó.Chiến tranh tôn giáo, chiến tranh kỳ thị chủng tộc,chiến tranh giành đất đai,lãnh hải…Đều bắt nguồn từ lòng tham sân si,từ những lời châm chọc, khích bác nhau của một người ,một số người để rồi gây nên những hệ lụy kéo theo, biến trần gian thành địa ngục.
Đức Phật Thích Ca thấy chúng sinh đang đắm chìm trong bể khổ, nên ngài đã thị hiện ra trong cõi Ta bà để chỉ cho chúng sinh con đường thoát khổ.Đức Phật đã nhìn ra được một trong những nỗi thống khổ của nhân loại là khi chung sống với nhau mà bất hòa thì sẽ có cảnh chia ly, chiến tranh tang tóc .Nên Ngài đã chế ra pháp Lục hòa cho hàng Phật tử .
Theo bộ Phật học phổ thông của cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa biên soạn từ thập niên 60-70 của thế kỷ thứ XX từ trang309 đến trang315; Lục hòa gồm sáu điểm (Xin được trích một số ý) như sau:
1.Thân hòa cùng ở (Thân hòa đồng trú):
Nghĩa là cùng nhau ở dưới một mái nhà,trong một phạm vi,một tổ chức, hôm sớm có nhau,cùng ăn cung ngủ, cùng học cùng hành.
Khi đã sống chung đụng hằng ngày như thế thì phải hòa thuận với nhau, không dùng sức mạnh, võ lực để lấn hiếp, đánh đập nhau.Nếu là anh em, vợ chồng, con cái trong một gia đình,thì phải trên thuận dưới hòa, anh ra anh, em ra em,chồng ra chồng, vợ ra vợ, chứ không được lôn xộn vô trật tự, hiếp đáp, sát phạt nhau.
Nếu là những phật tử, cùng ở với nhau học tập dưới một mái chùa, thì tuy là không phải ruột thịt, nhưng cũng là những người con chung của đức Phật, cùng một lý tưởng mục đích, thì cũng phải lấy cái hòa khí làm đầu, không được chia phe phái, ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ thế hiếp cô, mạnh ai nấy được.
Nếu là đồng bào, cùng chung sống trong một quốc gia xã hội, thì phải lấy sự đoàn kết làm đầu, không được gây cảnh nồi da xáo thịt…
…Cũng thế, đã là nhân loại cùng chung sống trên quả địa cầu này, thì dù là da trắng, da đen, da vàng hay da đỏ cũng là “tứ hải giai huynh đệ”cả.Đã là giống người như nhau mà lại đem nhau ra chiến trường bắn giết nhau, tàn sát nhau, làm mồi cho súng đạn vô tri, thì thật là vô cùng phi lý……
2.Lời nói hòa hiệp không tranh cãi nhau (khẩu hòa vô tránh):
Muốn thân không đánh đập nhau, không đối chọi nhau, khi ở bên cạnh nhau, thì lời nói phải được giữ gìn cho được ôn hòa nhã nhặn; trong mọi trường hợp, nhất thiết không được rầy rà, cãi cọ nhau.
Có người thân hòa mà khẩu không hòa, ăn thua nhau từng câu nói,tìm cách mỉa mai châm chọc nhau, hạch hỏi nhau từng tiếng một, cuối cùng sanh ra ấu đả nhau.
Trong một gia đình, cũng vì một lời nói không hòa, mà nhiều khi anh em xa lìa nhau, vợ chồng ly tán nhau, cha con không thấy mặt nhau, trở thành những kẻ xa lạ thù hằn nhau.
Trong xã hội, cũng vì một lời nói không hòa, mà nhiều khi quốc gia phải lâm nạn chiến tranh, nhân loại phải bị đẩy vào lò sát sanh thảm khốc……..
3.Ý hòa cùng vui (Ý hòa đồng duyệt):
Duy thức học có nói : Ý là hệ trọng hơn hết, nó là động cơ thúc đẩy miệng và thân.Kể công thì nó đứng đầu, mà kết tội nó cũng đứng trước……
…Đức Phật đã thấu rõ như thế, nên Ngài dạy phải có tâm ý vui vẻ hòa hiệp trong khi chung sống với nhau.
Muốn được tâm ý hòa hiệp, phải tu hạnh hỉ xả. Hỉ xả nghĩa là bỏ ra ngoài những sự buồn phiền, hờn giận, không chấp nhặt trong lòng những lỗi lầm của kẻ khác. Có như thế, tâm hồn mới thư thái, vui vẻ được, và ý nghĩ mới trong sáng thanh tịnh được. Vậy Phật tử chúng ta phải cố gắng tu hạnh hỉ xả mới được.
4. Giới hòa cùng tu ( giới hòa đồng tu):
Trong một tổ chức, một đoàn thể nào có trật tự, tất đều có kỷ luật, qui củ hẳn hoi….
Dù đạo hay đời, nếu không cùng nhau giữ gìn giới điều, kỷ luật, quy tắc, thì chúng ta không bao giờ sống chúng với nhau được….
5.Thấy biết giải bày cho nhau hiểu( Kiến hòa đồng giải):
Trong sự sống chung, mỗi người hiểu biết được điều gì, khám phá được điểm gì, phải giải bày, chỉ bảo cho người khác hiểu.Như thế trình độ hiểu biết mới không chênh lệch, sự tu học mới tiến đều về tinh thần bình đẳng, mới dễ giữ vững giữa những người cùng ở một đoàn thể….
6.Lợi hòa cùng chia cân nhau (Lợi hòa đồng quân):
……..Trong xã hội sở dĩ có sự xung đột dữ dội, phân chia giai cấp, cũng do vì thiếu sự “Lợi hòa đồng quân” cả. Người giàu thì giàu quá, kẻ nghèo thì nghèo xơ….Do đó, không thể có hòa bình được…Nếu nhân loại thâm hiểu rằng : cuộc giàu sang phú quý trong nhân gian như hạt sương đọng trên cành hoa, công danh vinh hiển trên đời, như bọt nước nổi trên mặt biển, thì chắc sự chênh lệch giữa giàu nghèo sẽ bớt đi nhiều lắm, và nhân loại sẽ bớt xung đột nhau hơn.
Với một tinh thần bình đẳng lợi tha, từ bi cứu khổ, với một trí huệ soi thấu rõ sự vô thường, giả tạm của cuộc đời, Đức Phật đã dạy: “Có tài lợi, nên tùy phận chia sớt cho nhau”, hay triệt để hơn nữa : “ Lợi hòa đồng quân”…
Lời Phật dạy từ ngàn xưa đến nay về pháp Lục hòa mãi mãi là chân lý.
Nếu mọi người mọi nhà, mọi tổ chức, mọi quốc gia đều mang pháp Lục hòa áp dụng vào đời sống hằng ngày.Mọi người đều nói với nhau bằng những lời ái ngữ thì thế giới này sẽ sống trong cảnh thái bình tươi đẹp biết bao!
CHÚC DIỆU HỢP
Các Tin Khác