Những đóa hoa vàng
Ngày đăng: 23:22:50 07-01-2016 . Xem: 28800
Phần Lan đang ở vào cuối mùa đông nên rất lạnh,mới ba giờ chiều mà đã không còn nắng, Diệp Khanh ngồi bên ô cửa nhìn ra ngoài trời- một màu tuyết trắng nhờ nhờ- càng làm tăng thêm nỗi nhớ nhà ; nhớ ngôi chùa bé nhỏ rêu phong đã gắn bó với cô suốt quãng đời thơ ấu .Cô chợt hồi tưởng lại, cũng thời gian này, năm ngoái, vào kỳ nghỉ đông được về ăn Tết ở quê nhà, cô đã theo mẹ và chị đến chùa làm công quả rất vui.
Hôm đó là ngày 14 âm lịch - Chị gái của Diệp Khanh là phật tử thuần thành của chùa, chị đảm nhận làm bếp chính cho một trong số nhiều làng chay, nên chị muốn giới thiệu cho Diệp Khanh biết thêm một mảng hoạt động của chùa( làng chay được thầy mở ra với mục đích khuyến khích mọi người nên ăn chay, trước nhất để bảo vệ sức khỏe,bảo vệ môi trường,tránh sát sanh. Mục đích kế tiếp là lấy lợi nhuận thu được từ các làng chay để làm công tác từ thiện. Như: xây nhà tình thương, giúp đỡ đồng bào nghèo, những trẻ em mồ côi, khuyết tật, mua áo ấm sách vở cho các em học sinh ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa hoặc để trùng tu xây dựng chùa….)-Diệp Khanh đã được đến với bếp ăn của làng chay trong hoàn cảnh như thế.
Từ tờ mờ sáng, các chị và các dì đã đến để chuẩn bị nấu hai nồi nước lèo bán buổi sáng gồm có nấm và các loại rau củ quả ….Mỗi người một việc: quét sân, lau bàn,chuẩn bị ly, nước uống cho khách, nhặt rau, bào bắp cải, nhặt hành hẹ,rửa rau,thái hành,bào ớt…xắt chả chay,ngâm hủ tíu khô,sắp bún ra rổ.Ai nấy đều làm việc rất khẩn trương vì vào những ngày 14, 15, 30 mùng 1 lượng khách đến ăn rất sớm và rất đông .Ăn xong còn mua mang về.Tâm lý ai cũng muốn được phục vụ trước, được ưu tiên về sớm ,nên áp lực càng đè nặng lên mọi người.
Trời chưa sáng rõ, đã có một số khách đến ăn sớm để đi làm, đi học.Dần dần, lượng khách tăng lên theo cấp số nhân, làm mọi người tất bật. Mấy cái vợt trụng bún, trụng hủ tíu giá hẹ tung lên hụp xuống nồi nước sôi như múa .Tay xếp chả,bò viên chay,hoành thánh rắc hành tiêu trên mặt bún cứ thoăn thoắt.Tay múc nước lèo chan vào tô,vào túi ny lông không ngừng nghỉ.Số lượng rau dọn ra dĩa và rau bọc sẵn cho khách mang về đã hết sạch.Phân công một người tính tiền tại bàn dường như không đủ đáp ứng , nên một số khách phải mang tiền đến tận chỗ quầy bán để đưa,tiện thể đứng chờ mua mang về nhà, càng làm cho quầy bán tất bật thêm với việc tính và trả lại tiền cho khách.Diệp Khanh lúc đó thấy mình quan trọng hẳn lên; vì tuy là “lính mới” nhưng cô tỏ ra khá linh hoạt nên được nhiều người nhờ vả. Nào là nhặt,bào và rửa thêm rau,xắt thêm chả, bỏ hành vào túi ny lông, vào tô; chạy qua bếp bên trong lấy chả cây,chả chiên để bán cho khách mang về; vớt hủ tíu ngâm từ trong chậu mang vào bếp ; bưng tô đến bàn cho khách(cái việc mà ở nhà chỉ nghĩ tới thôi chắc cô cũng không dám vì ngại ngùng không quen) nhưng trong tình huống gấp gáp ,thiếu người, phải làm thôi.Trong bộ áo nâu được thêu hoa vàng ở bâu áo rất dễ thương , với giọng nhẹ nhàng mời khách, cô đã nhận được lời cảm ơn rất lịch sự.Hòa vào bầu không khí này cô cảm nhận được một điều –Việc ăn chay làm mọi người có vẻ chân thật hơn, nhân hậu hơn và nhẹ nhàng hơn-Mọi người vừa ăn vừa được nghe đĩa hát về đạo Phật, về công ơn cha mẹ, nói về các hoạt động của chùa, hoặc các bài giảng pháp của Quý Thầy giảng về lợi ích của việc ăn chay, ý nghĩa việc đi chùa lạy Phật đầu năm….Trong khuôn viên làng chay có gian hàng bày bán các đĩa đang phát, ai chưa nghe hết bài giảng mà có nhu cầu có thể hỏi mua tại đây mang về nghe tiếp.
Nắng bắt đầu lên cao,khách cũng thưa dần, hủ tíu và bún chỉ còn lại vài tô .Diệp Khanh nhìn mọi thứ hết đều như nhau từ nước lèo,rau bún,chả,hoành thánh,bò viên chay,thậm chí đến hành cũng không dư mà thầm cảm phục cho tài tính toán của người bếp trưởng. Lúc này, mọi người mới có dịp rời vị trí kéo ghế ngồi nghỉ, uống nước hoặc ăn sáng. Khanh nhìn thấy các chị ăn cũng rất tiết kiệm, không chan nước ngập tô, hoặc lấy nhiều chả, có lẽ để giành bán cho khách . Thỉnh thoảng có vài người khách đến ăn muộn, các chị lại phải bỏ dở tô bún để đứng lên bán.Diệp Khanh thấy vậy cũng ái ngại, nhưng vì mới vô phụ nên cô không thể làm thay cho các chị được.Nhìn cảnh này, bất giác cô nhớ lại một chi tiết rất cảm động, kể về sự tích cuộc đời của đức Phật Thích Ca theo tiểu thuyết Đường xưa mây trắng của Thiền sư Nhất Hạnh. Đó là lúc Đức Phật đã thành đạo, đang trên đường đi hoằng pháp độ sanh, có những năm đói kém, cả tăng đoàn không có gì ăn; được đồ đệ dâng lên một bát cám nhỏ dùng làm thức ăn cho ngựa, Người đã ngồi xuống cùng các vị khất sĩ ăn thật ngon lành.Một vị Thái tử từng sống trong cung son gác tía ăn toàn cao lương mỹ vị, mặc toàn gấm vóc lụa là ;nhưng Người đã từ bỏ tất cả để ra đi tìm con đường cứu độ chúng sanh; sống kham khổ,ăn uống đạm bạc. Là các con của Phật, cô thấy cũng nên học tu theo đức hạnh củaNgười trong việc tiết kiệm,giản dị từ cách ăn,đến cách mặc hàng ngày.
Trong lúc rảnh rỗi, bếp trưởng nấu hai nồi canh chuẩn bị bán cơm trưa.Các chị khác chuẩn bị cho đũa muỗng,nĩa vào ống đựng,quét dọn vệ sinh ,sắp xếp lại bàn ghế cho ngay ngắn.Vừa xong buổi sáng, các chị bếp bên kia đã mang các khay đựng đầy thức ăn lên quầy để chuẩn bị bán cơm buổi trưa. Thật là hấp dẫn !Toàn là những đồ nấu chay nhưng được chế biến thật khéo léo trông như thức ăn mặn nên cũng được gọi tên theo thức ăn mặn cho dễ: Những miếng đậu hũ chiên nhồi nấm căng phồng, thấm đẫm nước sốt cà chua đỏ tươi, bóng bẩy. Những miếng sườn chay vuông vuông khi đụng kéo cắt vào, phát ra những âm thanh giòn rụm. Những tảng mít kho màu nâu đỏ mềm mại.Những lát cá kho hình ô van màu nâu đậm . Những khúc dồi, bên trên quyện lại một chất sánh như mật ong óng ả. Những lát thịt quay, chả quế, hứa hẹn sẽ thật khoái khẩu khi được ăn cùng với dưa muối vàng tươi đã được xắt gọn gàng vừa miếng, ướp thêm mắm đường,tỏi ớt… cho có vị chua chua, ngọt ngọt,cay cay, cùng với những lát dưa leo dòn tan….Cuối cùng là một chén canh rau má hoặc canh cải ngọt nóng hổi, ngọt vị rau củ, húp vào tới đâu nghe khỏe tới đó!Khách đã đến đông hơn. Mọi người lại vào vị trí,người bịch canh vô bọc nylong, người múc canh sẵn ra các chén nhỏ. Khanh đang bối rối vì không biết lấy lượng cơm sao cho vừa thì… một “bà tiên Két” xuất hiện - một bà má đẹp phúc hậu- Vừa đến nơi ,tay đã thoăn thoắt múc cơm ra đĩa và vô hộp, giải quyết mọi ách tắc, có lẽ làm rất thường xuyên nên thao tác thật nhanh, gọn, các phần cơm lấy ra đĩa và hộp rất đều nhau.Thấy Diệp Khanh chào, bà má cười đáp lại và nhẹ nhàng nói:
-Con đứng qua bên đây , cho má có chỗ để cơm! Để má sắp chỗ cho con!...
Diệp Khanh được giao bỏ giấy vào các hộp.Sau đó,đi xắt các thức ăn theo sự làm mẫu và chỉ dẫn tỉ mỉ của các dì, các chị; xắt sao cho đẹp, cho láng mặt và đủ số lượng- đậu hũ nhồi thịt xắt làm đôi bằng dao bén , đùi gà xắt làm tư; sườn non, cá, cắt bằng kéo…..Lại cái cảnh phục vụ như buổi sáng; nhưng không đến nỗi tất bật vì khách đến ăn rải ra từ mười giờ đến chiều.
Lúc tạm thời rảnh việc, cô mới có dịp quan sát và nhìn lại đội ngũ phục vụ ở làng chay.Các chị, các dì có khoảng hơn mười người chia làm hai bếp .Bếp bên ngoài đông người hơn, nấu bán buổi sáng kiêm việc phục vụ khách.Bếp ở trong nấu ăn trưa. Các dì, các chị ở vào độ tuổi từ 40 cho tới 65. Đặc biệt bà má bới cơm có lẽ đã hơn 70 tuổi, khi hỏi ra mới biết đa số mọi người đến đây làm việc đều do tự nguyện không có lương.Họ làm với tấm lòng từ bi không vụ lợi. Vui mà làm .Và làm theo lời dạy của thầy -Đó là thực hành tu, tự rèn luyện mình và giúp đỡ mọi người để tạo phước-Khách đến ăn vào những ngày rằm rất đông, số người phục vụ có hạn và đôi khi không cố định nên thường xuyên bị áp lực, đội ngũ toàn là nữ lại đứng gần bếp lửa nóng nực nên thỉnh thoảng có cau có với khách,có giận hờn lời qua tiếng lại với nhau , bực quá, tự ý nghỉ một vài ngày để xả bớt giận là điều không tránh khỏi. Nhưng khi nguôi giận lại băn khoăn, cứ đau đáu trong lòng: Công việc thì nhiều. Mình giận ,nghỉ, ai làm?!. Mà thầy đã dặn dò nhiều lần qua bài hát Con Thế Tôn rồi mà: “Giận mà chi cho thêm khổ đau, cười mỉm chi cho tim dạt dào….Sầu mà chi cho tim tái tê, lạc đường mê mây che mặt nguyệt….Buồn mà chi cho thêm ướt mi,tị hiềm chi hơn thua làm gì.Mình là con Như Lai Thế Tôn lòng từ bi bao dung ngập hồn.”
-Ờ! mình là con Phật, mình phải noi gương Phật sống từ bi hỉ xả chứ ! Thế là hết giận, lại xách nón đi làm tiếp!
Sau buổi làm công quả ra về, chị gái của Diệp Khanh hỏi:
- Em thấy sao.?
-Thấy cái gì!
- Đội ngũ nấu ăn phục vụ ở làng chay của chị đó!Cho ý kiến đi.
-Tuyệt vời!
- Nhưng còn thiếu một chút xíu này thôi! Nếu làm được sẽ hoàn hảo.
-Điều gì? Nói mau!
-Đó là các chị không có cười.Nụ cười của người phục vụ có tầm quan trọng lắm !
- Ui trời! mệt quá làm sao cười nổi !Đã vậy còn gặp khách khó chịu, hết chỉ món này, đến
món nọ…Người làm thì ít, khách thì đông,mấy lúc đó không nổi dóa mới hay!
.-Cái gì cũng phải tập. Cười cũng phải tập đó chị! Vào chùa mà nhìn thấy Đức phật Di Lặc cười là muốn cười theo ngay. Đi đường lỡ va quẹt xe mà cười một cái, xong nói lời xin lỗi dù chưa biết lỗi phải ở ai ,nhưng mọi việc đều qua hết.Trong học tập chúng em được thầy giảng cả một buổi về nghệ thuật giao tiếp trong đó cốt lõi là Cười- Cám ơn-Xin lỗi. Mình là cư sĩ tại gia có nhiệm vụ hộ pháp, mà trong việc phục vụ cho mọi người ăn chay, mình cau có quạu quọ làm khách buồn không chịu ăn chay nữa ,làm mất nguồn thu của làng chay làm công tác từ thiện là mình mắc tội lớn lắm.
Nhưng dù sao, qua một buổi đi làm công quả ở làng chay chùa mình, em cũng học được ở các chị một điều.Đó là lòng từ bi hướng thiện. Các chị như những bông hoa Bồ công Anh xinh tươi nhỏ nhắn làm đẹp thêm những đồi cỏ xanh .Em yêu các chị như yêu những bông hoa vàng kia; vì những việc làm từ thiện của các chị đã có sức lan tỏa đến tha nhân ; làm gương tốt cho những ai đang học cách sống vì mọi người- Cũng như những cánh hoa Bồ Công Anh khi tàn rồi vẫn bay đi theo gió để tiếp tục gieo mầm xanh cho đời.
Hôm đó là ngày 14 âm lịch - Chị gái của Diệp Khanh là phật tử thuần thành của chùa, chị đảm nhận làm bếp chính cho một trong số nhiều làng chay, nên chị muốn giới thiệu cho Diệp Khanh biết thêm một mảng hoạt động của chùa( làng chay được thầy mở ra với mục đích khuyến khích mọi người nên ăn chay, trước nhất để bảo vệ sức khỏe,bảo vệ môi trường,tránh sát sanh. Mục đích kế tiếp là lấy lợi nhuận thu được từ các làng chay để làm công tác từ thiện. Như: xây nhà tình thương, giúp đỡ đồng bào nghèo, những trẻ em mồ côi, khuyết tật, mua áo ấm sách vở cho các em học sinh ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa hoặc để trùng tu xây dựng chùa….)-Diệp Khanh đã được đến với bếp ăn của làng chay trong hoàn cảnh như thế.
Từ tờ mờ sáng, các chị và các dì đã đến để chuẩn bị nấu hai nồi nước lèo bán buổi sáng gồm có nấm và các loại rau củ quả ….Mỗi người một việc: quét sân, lau bàn,chuẩn bị ly, nước uống cho khách, nhặt rau, bào bắp cải, nhặt hành hẹ,rửa rau,thái hành,bào ớt…xắt chả chay,ngâm hủ tíu khô,sắp bún ra rổ.Ai nấy đều làm việc rất khẩn trương vì vào những ngày 14, 15, 30 mùng 1 lượng khách đến ăn rất sớm và rất đông .Ăn xong còn mua mang về.Tâm lý ai cũng muốn được phục vụ trước, được ưu tiên về sớm ,nên áp lực càng đè nặng lên mọi người.
Trời chưa sáng rõ, đã có một số khách đến ăn sớm để đi làm, đi học.Dần dần, lượng khách tăng lên theo cấp số nhân, làm mọi người tất bật. Mấy cái vợt trụng bún, trụng hủ tíu giá hẹ tung lên hụp xuống nồi nước sôi như múa .Tay xếp chả,bò viên chay,hoành thánh rắc hành tiêu trên mặt bún cứ thoăn thoắt.Tay múc nước lèo chan vào tô,vào túi ny lông không ngừng nghỉ.Số lượng rau dọn ra dĩa và rau bọc sẵn cho khách mang về đã hết sạch.Phân công một người tính tiền tại bàn dường như không đủ đáp ứng , nên một số khách phải mang tiền đến tận chỗ quầy bán để đưa,tiện thể đứng chờ mua mang về nhà, càng làm cho quầy bán tất bật thêm với việc tính và trả lại tiền cho khách.Diệp Khanh lúc đó thấy mình quan trọng hẳn lên; vì tuy là “lính mới” nhưng cô tỏ ra khá linh hoạt nên được nhiều người nhờ vả. Nào là nhặt,bào và rửa thêm rau,xắt thêm chả, bỏ hành vào túi ny lông, vào tô; chạy qua bếp bên trong lấy chả cây,chả chiên để bán cho khách mang về; vớt hủ tíu ngâm từ trong chậu mang vào bếp ; bưng tô đến bàn cho khách(cái việc mà ở nhà chỉ nghĩ tới thôi chắc cô cũng không dám vì ngại ngùng không quen) nhưng trong tình huống gấp gáp ,thiếu người, phải làm thôi.Trong bộ áo nâu được thêu hoa vàng ở bâu áo rất dễ thương , với giọng nhẹ nhàng mời khách, cô đã nhận được lời cảm ơn rất lịch sự.Hòa vào bầu không khí này cô cảm nhận được một điều –Việc ăn chay làm mọi người có vẻ chân thật hơn, nhân hậu hơn và nhẹ nhàng hơn-Mọi người vừa ăn vừa được nghe đĩa hát về đạo Phật, về công ơn cha mẹ, nói về các hoạt động của chùa, hoặc các bài giảng pháp của Quý Thầy giảng về lợi ích của việc ăn chay, ý nghĩa việc đi chùa lạy Phật đầu năm….Trong khuôn viên làng chay có gian hàng bày bán các đĩa đang phát, ai chưa nghe hết bài giảng mà có nhu cầu có thể hỏi mua tại đây mang về nghe tiếp.
Nắng bắt đầu lên cao,khách cũng thưa dần, hủ tíu và bún chỉ còn lại vài tô .Diệp Khanh nhìn mọi thứ hết đều như nhau từ nước lèo,rau bún,chả,hoành thánh,bò viên chay,thậm chí đến hành cũng không dư mà thầm cảm phục cho tài tính toán của người bếp trưởng. Lúc này, mọi người mới có dịp rời vị trí kéo ghế ngồi nghỉ, uống nước hoặc ăn sáng. Khanh nhìn thấy các chị ăn cũng rất tiết kiệm, không chan nước ngập tô, hoặc lấy nhiều chả, có lẽ để giành bán cho khách . Thỉnh thoảng có vài người khách đến ăn muộn, các chị lại phải bỏ dở tô bún để đứng lên bán.Diệp Khanh thấy vậy cũng ái ngại, nhưng vì mới vô phụ nên cô không thể làm thay cho các chị được.Nhìn cảnh này, bất giác cô nhớ lại một chi tiết rất cảm động, kể về sự tích cuộc đời của đức Phật Thích Ca theo tiểu thuyết Đường xưa mây trắng của Thiền sư Nhất Hạnh. Đó là lúc Đức Phật đã thành đạo, đang trên đường đi hoằng pháp độ sanh, có những năm đói kém, cả tăng đoàn không có gì ăn; được đồ đệ dâng lên một bát cám nhỏ dùng làm thức ăn cho ngựa, Người đã ngồi xuống cùng các vị khất sĩ ăn thật ngon lành.Một vị Thái tử từng sống trong cung son gác tía ăn toàn cao lương mỹ vị, mặc toàn gấm vóc lụa là ;nhưng Người đã từ bỏ tất cả để ra đi tìm con đường cứu độ chúng sanh; sống kham khổ,ăn uống đạm bạc. Là các con của Phật, cô thấy cũng nên học tu theo đức hạnh củaNgười trong việc tiết kiệm,giản dị từ cách ăn,đến cách mặc hàng ngày.
Trong lúc rảnh rỗi, bếp trưởng nấu hai nồi canh chuẩn bị bán cơm trưa.Các chị khác chuẩn bị cho đũa muỗng,nĩa vào ống đựng,quét dọn vệ sinh ,sắp xếp lại bàn ghế cho ngay ngắn.Vừa xong buổi sáng, các chị bếp bên kia đã mang các khay đựng đầy thức ăn lên quầy để chuẩn bị bán cơm buổi trưa. Thật là hấp dẫn !Toàn là những đồ nấu chay nhưng được chế biến thật khéo léo trông như thức ăn mặn nên cũng được gọi tên theo thức ăn mặn cho dễ: Những miếng đậu hũ chiên nhồi nấm căng phồng, thấm đẫm nước sốt cà chua đỏ tươi, bóng bẩy. Những miếng sườn chay vuông vuông khi đụng kéo cắt vào, phát ra những âm thanh giòn rụm. Những tảng mít kho màu nâu đỏ mềm mại.Những lát cá kho hình ô van màu nâu đậm . Những khúc dồi, bên trên quyện lại một chất sánh như mật ong óng ả. Những lát thịt quay, chả quế, hứa hẹn sẽ thật khoái khẩu khi được ăn cùng với dưa muối vàng tươi đã được xắt gọn gàng vừa miếng, ướp thêm mắm đường,tỏi ớt… cho có vị chua chua, ngọt ngọt,cay cay, cùng với những lát dưa leo dòn tan….Cuối cùng là một chén canh rau má hoặc canh cải ngọt nóng hổi, ngọt vị rau củ, húp vào tới đâu nghe khỏe tới đó!Khách đã đến đông hơn. Mọi người lại vào vị trí,người bịch canh vô bọc nylong, người múc canh sẵn ra các chén nhỏ. Khanh đang bối rối vì không biết lấy lượng cơm sao cho vừa thì… một “bà tiên Két” xuất hiện - một bà má đẹp phúc hậu- Vừa đến nơi ,tay đã thoăn thoắt múc cơm ra đĩa và vô hộp, giải quyết mọi ách tắc, có lẽ làm rất thường xuyên nên thao tác thật nhanh, gọn, các phần cơm lấy ra đĩa và hộp rất đều nhau.Thấy Diệp Khanh chào, bà má cười đáp lại và nhẹ nhàng nói:
-Con đứng qua bên đây , cho má có chỗ để cơm! Để má sắp chỗ cho con!...
Diệp Khanh được giao bỏ giấy vào các hộp.Sau đó,đi xắt các thức ăn theo sự làm mẫu và chỉ dẫn tỉ mỉ của các dì, các chị; xắt sao cho đẹp, cho láng mặt và đủ số lượng- đậu hũ nhồi thịt xắt làm đôi bằng dao bén , đùi gà xắt làm tư; sườn non, cá, cắt bằng kéo…..Lại cái cảnh phục vụ như buổi sáng; nhưng không đến nỗi tất bật vì khách đến ăn rải ra từ mười giờ đến chiều.
Lúc tạm thời rảnh việc, cô mới có dịp quan sát và nhìn lại đội ngũ phục vụ ở làng chay.Các chị, các dì có khoảng hơn mười người chia làm hai bếp .Bếp bên ngoài đông người hơn, nấu bán buổi sáng kiêm việc phục vụ khách.Bếp ở trong nấu ăn trưa. Các dì, các chị ở vào độ tuổi từ 40 cho tới 65. Đặc biệt bà má bới cơm có lẽ đã hơn 70 tuổi, khi hỏi ra mới biết đa số mọi người đến đây làm việc đều do tự nguyện không có lương.Họ làm với tấm lòng từ bi không vụ lợi. Vui mà làm .Và làm theo lời dạy của thầy -Đó là thực hành tu, tự rèn luyện mình và giúp đỡ mọi người để tạo phước-Khách đến ăn vào những ngày rằm rất đông, số người phục vụ có hạn và đôi khi không cố định nên thường xuyên bị áp lực, đội ngũ toàn là nữ lại đứng gần bếp lửa nóng nực nên thỉnh thoảng có cau có với khách,có giận hờn lời qua tiếng lại với nhau , bực quá, tự ý nghỉ một vài ngày để xả bớt giận là điều không tránh khỏi. Nhưng khi nguôi giận lại băn khoăn, cứ đau đáu trong lòng: Công việc thì nhiều. Mình giận ,nghỉ, ai làm?!. Mà thầy đã dặn dò nhiều lần qua bài hát Con Thế Tôn rồi mà: “Giận mà chi cho thêm khổ đau, cười mỉm chi cho tim dạt dào….Sầu mà chi cho tim tái tê, lạc đường mê mây che mặt nguyệt….Buồn mà chi cho thêm ướt mi,tị hiềm chi hơn thua làm gì.Mình là con Như Lai Thế Tôn lòng từ bi bao dung ngập hồn.”
-Ờ! mình là con Phật, mình phải noi gương Phật sống từ bi hỉ xả chứ ! Thế là hết giận, lại xách nón đi làm tiếp!
Sau buổi làm công quả ra về, chị gái của Diệp Khanh hỏi:
- Em thấy sao.?
-Thấy cái gì!
- Đội ngũ nấu ăn phục vụ ở làng chay của chị đó!Cho ý kiến đi.
-Tuyệt vời!
- Nhưng còn thiếu một chút xíu này thôi! Nếu làm được sẽ hoàn hảo.
-Điều gì? Nói mau!
-Đó là các chị không có cười.Nụ cười của người phục vụ có tầm quan trọng lắm !
- Ui trời! mệt quá làm sao cười nổi !Đã vậy còn gặp khách khó chịu, hết chỉ món này, đến
món nọ…Người làm thì ít, khách thì đông,mấy lúc đó không nổi dóa mới hay!
.-Cái gì cũng phải tập. Cười cũng phải tập đó chị! Vào chùa mà nhìn thấy Đức phật Di Lặc cười là muốn cười theo ngay. Đi đường lỡ va quẹt xe mà cười một cái, xong nói lời xin lỗi dù chưa biết lỗi phải ở ai ,nhưng mọi việc đều qua hết.Trong học tập chúng em được thầy giảng cả một buổi về nghệ thuật giao tiếp trong đó cốt lõi là Cười- Cám ơn-Xin lỗi. Mình là cư sĩ tại gia có nhiệm vụ hộ pháp, mà trong việc phục vụ cho mọi người ăn chay, mình cau có quạu quọ làm khách buồn không chịu ăn chay nữa ,làm mất nguồn thu của làng chay làm công tác từ thiện là mình mắc tội lớn lắm.
Nhưng dù sao, qua một buổi đi làm công quả ở làng chay chùa mình, em cũng học được ở các chị một điều.Đó là lòng từ bi hướng thiện. Các chị như những bông hoa Bồ công Anh xinh tươi nhỏ nhắn làm đẹp thêm những đồi cỏ xanh .Em yêu các chị như yêu những bông hoa vàng kia; vì những việc làm từ thiện của các chị đã có sức lan tỏa đến tha nhân ; làm gương tốt cho những ai đang học cách sống vì mọi người- Cũng như những cánh hoa Bồ Công Anh khi tàn rồi vẫn bay đi theo gió để tiếp tục gieo mầm xanh cho đời.
Chúc Diệu Hợp.
Các Tin Khác