• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Văn Hoá

  • Tùy bút

Triết lý vụn

Ngày đăng: 02:22:47 01-07-2015 . Xem: 3053
 

Một nhà buôn đi nghỉ mát, ông đến một rặng núi hẻo lánh trong dãy Hy Mã Lạp Sơn.  Một hôm đang đi vào một khe suối, ông giật mình vì có một người trần trụi đang ngồi kiết già tĩnh tọa dưới bóng cây râm mát.  Ông lững thững đi lại đứng đối diện với vị tĩnh tọa.  Hồi lâu, vị tĩnh tọa hé mở cặp mắt tinh anh chiếu rọi vào vị thương gia; vị tĩnh tọa chậm rãi nói bằng giọng nói của nhà buôn: 
        -"Tôi hiểu ông đang thắc mắc tại sao tôi ngồi đây?  Ngồi để làm gì?  Tại sao tôi không xuống dưới thành phố như mọi người?  Tại sao tôi không mở tiệm buôn như ông để giúp mọi người có công ăn việc làm?  Tại sao tôi không đem hạnh phúc  đến cho mọi người mà chỉ ngồi đây để thở và ăn trái cây rừng?  Hàng trăm thắc mắc đang ở trong đầu óc ông, có phải vậy không?" 
  
        Thật tình thì nhà buôn không biết nói sao.  Làm sao vị tĩnh tọa có thể nói  được hết tư tưởng của mình đang nghĩ.  Ông không thể nói gì được nữa.  Vị tĩnh tọa nói tiếp: 
        -"Người đời đang vướng mắc trong một vòng quay mà mình không biết, đang ở trong ảo tưởng mà không hay.  Trước hết là thời gian.  Thời gian buộc con người phải làm việc này bao nhiêu giờ, phải kế họach sao cho sử dụng thời gian được tối đa.  Mỗi người có 24 giờ giống nhau trong một ngày, thế mà có ngày ông tính toán thật nhiều để rồi thua lỗ thật lớn.  Ông có cái can đảm là chập nhận rủi ro, ông có cái thông minh là biết sáng tạo, biết thay đổi cho công việc mỗi ngày tốt hơn, phục vụ để con người mỗi ngày một thỏai mái hơn trong đời sống.  Ông tạo công ăn việc làm cho nhiều người để họ có thể sinh sống.  Có thể nói ông là một người làm việc công đức cho đời.  Nhưng ông thử nghĩ lại xem có phải là ông đã thấm nhuần một quan niệm về đạo đức, về luân lý, về một thang giá trị hay nói rõ hơn là một quan niệm giá trị mà nhà trường, gia đình, bạn bè, sách vở, hoàn cảnh của ông đã tạo cho ông.  Thử phá vỡ những quan niệm ấy, thật bình thản xem như không có điều gì xảy ra trong lòng ông.  Ông sẽ thấy tâm tư của mỗi người. Ôi, bận rộn quá làm trí óc ông không thanh thản.  Lo lắng quá làm ông sinh bệnh tật.  Căng thẳng quá làm ông cau có, gắt gỏng.  Thấy người khác đưa quan niệm giá trị khác mình thì khó chịu.  Cái khó chịu nó đã sẵn trong lòng từ lúc nào.  Nó chỉ chờ có dịp là bộc phát.  Còn tôi, tôi đi tìm cái thanh thản soi chiếu vào nguồn phát xuất ra cái khó chịu.  Tự tôi, tôi không có quan niệm giá trị gì.  Trong tôi, nó là sự rỗng không.  Mọi sự việc nó tự đến được thì nó tự đi được, ví như mặt trời mọc rồi mặt trời lặn.  Cho là quả đất quay thì cũng đúng, cho là mặt trời quay thì cũng xong.  Chỉ có mình đừng quay thì được rồi.   Ðó là lý do tôi ngồi đây.  Tôi đang đứng dừng lại trong một cuộc chạy đua.  Còn ông, ông không cần mượn khung cảnh giống tôi.  Chỉ cần lúc ông thật bận rộn, ông hãy để tâm trí đứng dừng lại.  Làm sao cho mình   đừng thiên lệch.  Ông nhìn vào ông lúc ông đang khó chịu nhất xem cái quan niệm có sẵn của ông hành động ra sao.  Và rồi ông hiểu tại sao tôi ngồi đây?"

        Nhà buôn thật yên lặng.  Cái ngược đời là người nói đúng ra là mình.  Còn người ngồi yên lặng phải là vị tĩnh tọa.  Thế mà sự thật thì vị tĩnh tọa lắm lời, còn ông thì im lặng. 
Vị tĩnh tọa tiếp lời: 
        -"Ông đang nghĩ là ông yên lặng, ông không nói mà tâm trí ông lao xao.  Ông cho là tôi nói nhiều nhưng thật ra tâm trí tôi không có nghĩ ngợi nhiều.  Tôi nói đó là sự tự nhiên.  Tôi nói mà không thắc mắc.  Tôi chỉ nhờ lời để cho ông hiểu, nó là phương tiện cho ông chớ không phải là phương tiện cho tôi."

        Còn gì đâu để nói.  Dòng suối nhỏ đang róc rách chảy.  Nó thật hiền hòa nhưng lụt lội đến từ đâu   Có những dòng suối ngầm đang góp nước cho đại dương.  Và đại  dương đang đưa hơi nước về nguồn dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.

Phạm Duy Sương 

  

Các Tin Khác
  • SÁNG SUỐT TRƯỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

    SÁNG SUỐT TRƯỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

  • Sinh nhật tại chùa và những giá trị nhân văn cuộc sống

    Sinh nhật tại chùa và những giá trị nhân văn cuộc sống

  • Tuổi trẻ với tâm nguyện phụng sự Đạo Pháp

    Tuổi trẻ với tâm nguyện phụng sự Đạo Pháp

  • LỜI THẦY THẮP SÁNG LỐI CON ĐI

    LỜI THẦY THẮP SÁNG LỐI CON ĐI

  • ĐÔI DÒNG CẢM TẠ NGHĨA ÂN SƯ NHÂN NGÀY 20-11

    ĐÔI DÒNG CẢM TẠ NGHĨA ÂN SƯ NHÂN NGÀY 20-11

Văn học

Ra sách 0 đồng, truyền cảm hứng sống thiện

Ra sách 0 đồng, truyền cảm hứng sống thiện

  • Làm sống lại Phật giáo tại Pakistan

    Làm sống lại Phật giáo tại Pakistan

  • Buổi lễ ra mắt và giao lưu sách

    Buổi lễ ra mắt và giao lưu sách "GIEO MẦM HẠNH PHÚC" thành công ngoài mong đợi

Truyện Phật Giáo

'Bí ẩn' đầu tượng Phật Dốc 47 trên Quốc lộ 51

'Bí ẩn' đầu tượng Phật Dốc 47 trên Quốc lộ 51

  • Xác của Thiền sư Tây Tạng 600 năm không phân hủy

    Xác của Thiền sư Tây Tạng 600 năm không phân hủy

  • Vì sao vua Lý Nam Đế xây dựng nhiều chùa trên đất Việt?

    Vì sao vua Lý Nam Đế xây dựng nhiều chùa trên đất Việt?

Tùy bút

SÁNG SUỐT TRƯỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

SÁNG SUỐT TRƯỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

  • Sinh nhật tại chùa và những giá trị nhân văn cuộc sống

    Sinh nhật tại chùa và những giá trị nhân văn cuộc sống

  • Tuổi trẻ với tâm nguyện phụng sự Đạo Pháp

    Tuổi trẻ với tâm nguyện phụng sự Đạo Pháp

Nghệ thuật

“CẢM ƠN MẸ” – MÓN QUÀ ÂM NHẠC TRI ÂN ĐẤNG SINH THÀNH

“CẢM ƠN MẸ” – MÓN QUÀ ÂM NHẠC TRI ÂN ĐẤNG SINH THÀNH

  • Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tọa đàm “Đề án Di sản kiến trúc tại tỉnh Bình Định”

    Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tọa đàm “Đề án Di sản kiến trúc tại tỉnh Bình Định”

  • Hà Nội: Thuyết trình giả thuyết về “Tu di tòa Thích Ca sơ sinh thời Lý”

    Hà Nội: Thuyết trình giả thuyết về “Tu di tòa Thích Ca sơ sinh thời Lý”

Thơ ca

NHỚ ƠN

NHỚ ƠN

  • Sen - Minh Đức Triều Tâm Ảnh

    Sen - Minh Đức Triều Tâm Ảnh

  • Xin cha mẹ cho con

    Xin cha mẹ cho con

Ẩm thực Phật Giáo

CƠM CHAY CỬA THIỀN -SC: TUỆ VÂN GIỚI THIỆU MÓN NGON TỪ NẤM MỐI ĐEN - SEN VÀNG / THÍCH THIỆN MỸ

CƠM CHAY CỬA THIỀN -SC: TUỆ VÂN GIỚI THIỆU MÓN NGON TỪ NẤM MỐI ĐEN - SEN VÀNG / THÍCH THIỆN MỸ

  • Thanh tao như trà

    Thanh tao như trà

  • Bí kíp nấu chay ngon mùa Vu Lan

    Bí kíp nấu chay ngon mùa Vu Lan

Nghi lễ - tập tục

Thực hành an cư là góp phần củng cố Tăng đoàn, duy trì Phật pháp

Thực hành an cư là góp phần củng cố Tăng đoàn, duy trì Phật pháp

  • Đồng Nai: Chùa Viên Giác tổ chức Lễ Hằng Thuận cho hai phật tử Chúc Thiên Phú và Chúc Nhuận Hòa.

    Đồng Nai: Chùa Viên Giác tổ chức Lễ Hằng Thuận cho hai phật tử Chúc Thiên Phú và Chúc Nhuận Hòa.

  • Mùa Vu lan báo hiếu trong thời dịch

    Mùa Vu lan báo hiếu trong thời dịch

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai