• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Văn Hoá

  • Văn học

Bùi Giáng - vài nét về chân dung một thi sĩ trong nền văn học hiện đại

Ngày đăng: 08:56:42 09-06-2015 . Xem: 8276
 


Xin chào nhau giữa con đường

Mùa Xuân phía trước miên trường phía sau…

(Bùi Giáng)

             Nhắc đến Bùi Giáng, là nhắc đến một “nhà thơ điên” kiểu “thượng thừa”  nhưng ngôn ngữ thơ thì không điên mà diệu kỳ và độc đáo. 
Trước chân dung Ông -  một con người đứng tuổi, tóc và râu cằm lưa thưa, gương mặt hốc hác, có một mắt mang kính đen. Chân dung ấy không đẹp nhưng hồn thơ ông đẹp, cái tâm ông bay bổng diệu kỳ tỏa ra bên ngoài một phong cách tự tại, thong dong. Hẳn, trong mỗi chúng ta, sẽ có người nghiêng mình cảm phục khi nhắc đến tên tuổi Bùi Giáng. Không chỉ vì Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc lớp thi sỹ hàng đầu của hậu bán thế kỷ XX mà đằng sau đó có thể là một hiện thân La Hán đang tiêu diêu trong giấc mộng cõi phù sinh.
Có mấy người sống được kiểu như ông?... Thật khó! Bây giờ thi sỹ Bùi Giáng đã ra đi. Cuộc rong chơi rất đỗi tài tình của ông giữa cuộc trần thế rồi cũng tạm dừng. Ngưng phần hình, phần “ tinh anh” còn tiếp tục tồn sinh cùng lịch sử qua tác phẩm thơ văn. Trên tinh thần tìm hiểu hiểu sự ảnh hưởng của Phật giáo trong ngôn ngữ thơ ca của Bùi Giáng, người viết chia sẻ bài viết: “Bùi Giáng! Vài nét về chân dung một thi sĩ Phật giáo ”. Đề tài có thể mang một ý nghĩa sâu rộng, nhưng người viết chỉ cố gắng trình bày những nét cơ bản nhất trong khả năng của mình. Biết vấn đề là khó khăn nhưng không phải vì thế mà kẻ hậu sinh “dừng chân lùi bước”. Bởi vì có tìm tòi, có đào sâu nghiên cứu mới trân trọng và cảm thông với thi nhân hay tiền bối. Và, quan trọng hơn là có thể khai thác một phần tinh tuý tư tưởng Phật học trong thơ văn Bùi Giáng để sống vui, nhận chân thực tại hạnh phúc trên trần thế đối với mỗi con người. Nội dung nghiên cứu thì sâu rộng mênh mông, mà giới hạn trang bài và ngôn từ thì hạn hẹp. Do vậy, bài viết sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tuy nhiên, đây chính là tiền đề cho những bài viết về sau được hoàn thiện hơn.

         1. Tác giả

“ Hỏi tên ? Rằng biển xanh dâu

Hỏi quê ? Rằng mộng ban đầu đã xa

Gọi tên rằng một, hai, ba

Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm”

Tiên sinh Bùi Giáng xuất hiện trong nền thi ca VN hiện đại quả là một hiện tượng độc đáo và kỳ lạ:

“ Bảy mươi hai năm (1926 – 1998)

một đoạn trường.

Đến …đi…lưu lại chặng đường thi ca

Ấy… chỉ để “Vui thôi mà!”

            Chân dung một thi sỹ trong tấm áo thùng thình, quảy gánh linh tinh…rong chơi khắp chốn thiên hạ như một “ kẻ điên” nhưng chưa hẳn là “điên” mà là “ rất tỉnh”. Tỉnh giữa cuộc đời mộng mị, tỉnh giữa một giấc mộng kiếp phù sinh. Nhà văn Nhất Thanh viết :

“Ồ ! chẳng có ngôn từ nào thích hợp với Bùi Giáng cả . Ông chỉ là một Ông già bình thường nhất, dễ thương nhất,  nếu có điên chăng, có lẽ là tất cả chúng ta”. Lời nhận xét ấy có thể đúng. Cũng như Nhất Thanh, nhiều thi nhân, nhà nghiên cứu đã viết về cụ già Bùi Giáng và chắc chắn rằng, người ta sẽ còn bàn luận mãi về ông, bởi lẽ “Chân diện mục” của thi sỹ còn ẩn chứa đằng sau những sáng tác đầy lộng ngôn hý ngữ sau những giai thoại hay thậm chí bài nghiên cứu nghiêm túc.

Dù sao đó là chuyện của thế nhân và cũng là chuyện của mai sau. Mỗi chúng ta cũng có thể luận bàn thêm điều đó.

            Viết gì cứ viết, bàn hãy cứ bàn, nhưng phải có một số lần quay về tiểu sử tự ghi mà ông đôi lần tâm sự:

“ Ta đi gửi lại đôi dòng

Lá rơi có dội ở trong sương mù”

    * TIỂU SỬ TỰ GHI:

   1926 – được bà mẹ đẻ ra đời

   1928 – bị té bể trán, vết sẹo còn nguyên kỷ niệm, hai năm trời chết đi sống lại

   1933 – bắt đầu đi học a,b,c …trường làng tại Thanh Châu với thầy Cù Đình Qúy.

   1936 – học ở trường Bảo An với thầy Lê Trí Viễn

   1939 – ra Huế học tư thục với những thầy Cao Xuân Huy, Thầy Đình Đàn, Hoài Thanh Nguyễn Đức Nguyên, Đào Duy Anh, vân vân

   1940    về Quảng Nam chăn bò

   1942 – trở ra Huế vì nhớ nhung gái Huế

   1949 – nhập ngũ, bộ đội công binh. Hai năm sau giải ngũ

   1952 – vào Sài Gòn, 1955 (57) khởi sự viết về Nguyễn Du và một vài nhận xét về Truyện Kiều và một vài nhận xét về Bà Huyện Thanh uan, một vài nhận xét về Chinh Phụ Ngâm …( TÂN VIỆT xuất bản)

   1957 – TÂN VIỆT xuất bản : Giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Giảng luận về Chu Mạnh Trinh, Giảng luận về Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị

  1962:

Tập thơ Mưa Nguồn

Tư tưởng Hiện Đại

  1963

Lá Hoa Cồn ( thơ)

Ngàn Thu Rớt Hột ( thơ)

Màu Hoa Trên Ngàn ( thơ)

Martin Heidegger và Tư Tưỡng Hiện Đại ( hai tập) ( do đứa em …)

   1965 – nhà cháy mất trụi bản thảo

In vội vàng Sa Mạc Phát Tiến ( An Tiêm)

Dialogue ( viết Avantpropos ( viết giúp cho Nhất Hạnh, Lá Bối) và Letre à René à René char) ( Lá Bối in)

Sa Mạc Trường Ca ( An Tiêm in bản)

   1968 – 68

Dịch Martin Heidegger Erlautenninger gu Heidegger dịch Giảng giải về thơ

( Lời Cố Quận ( An Tiêm) Lễ Hội Thăng Ba ) ( Quế Sơn Võ Tánh)

Con đường Ngã Ba ( An Tiêm)

Bài ca Quần Đảo ( Nguyễn Đình Vượng)

   1969 – bắt đầu điên rực rỡ

   1970

Lang Thang Du hành Lục Tỉnh ( Khách Sạn Long Xuyên Bà Chủ cho ở đầy đủ tiện nghi không lấy tiền)

Gái Châu Đốc thương yêu và Gái Long Xuyên Yêu dấu

Gái Chợ Lớn khiến bị bịnh lậu ( bịnh hoa liễu)

   1971 – 75 – 93

Điên rồ lừng lẫy chết đi sống lại vẻ vang

Rong chơi như hài nhi ( con nít)

Được gia đình ông Phó Chủ tịch ( 482) Lê Quang Định, Hội đồng Thành phố đối xử thơ mộng thênh.

Kính Dâng Kim Thúy, Kim Hồng, Kim Hoa, đôi lời rốt cuộc …

Bình sinh mộng tưởng vấp phải niềm thương yêu của Kim Cương Nương Tử, Hà Thanh Cố Nương và Mẫu Thân Phùng Khánh ( tức Trí Hải Ni Cô )

Do đâu mà ra được như thế?

Đáp: Có lẽ đầu tiên kỳ tuyệt là do ân nghĩa bốn bề thiên hạ đi về tập hợp tại Già Lam, Vạn Hạnh và Long Huê và Tịnh Xá Trung Tâm và Pháp vân và xiết bao Chùa Chiền Miền Nam nước Việt, không biết nói sao cho hết…

          2. Tác phẩm:

            Bùi Giáng quả thật một thiên tài ! Một thiên tài “ Điên kiểu thượng thừa” để rong chơi 72 năm trên trần thế, và rồi ra đi trở về đất mẹ như một cuộc phiêu lưu nhẹ nhàng bay bổng, đọng lại cuối cùng là những áng văn thơ.

Đúng là :

Xưa nay những đấng tài hoa

Thác là thể phách, còn là tinh anh !

                                                ( Nguyễn Du )

Cái tinh anh trí tuệ thượng thừa ấy đáng cho kẻ hậu sinh phải cúi mình cảm phục! Cảm phục trước tài hoa và kho tàng thi ca đồ của ông.

Liệt kê sao hết những dòng văn , thơ Bùi Giáng. Xin lược tạm đôi dòng trong “một phần rong chơi” của thi sĩ mà thôi.

    THƠ:

- Mưa nguồn

- Lá hoa cồn

- Mùa Thu thi ca

- Ngày tháng ngao du

 

DỊCH

- Cammus và L’Homme Révolte

- Khung cửa hẹp – André Gide

- Ngộ nhận – Camus

- Hoàng tử bé

- Cõi người ta – Saint Exupêry

- Thợ René Char

- Sương Tứ Hải

- Shakespeare

TRIẾT

- Tư tưởng hiện đạo

- Thế nào là siêu lực

- Đặt lại từ Othello đến Test of  the D’urbervilles

- Heidegger và Husserl

 

            Phải đọc lại những dòng tự thuật về tiểu sử Bùi Giáng tự ghi mới có thể minh chứng một điều rằng:

            Ấn đằng sau trong thơ ca và cuộc đời Bùi Giáng sự kết tinh những trang viết tặng đời, đó chính là “ Tinh hoa trác tuyệt” của muôn dòng tư tưởng , hội tụ tích lũy trong trí tuệ thi nhân, trong đó có những tư tưởng Phật giáo thậm thâm vi diệu, vừa đậm nét từ bi, vừa sâu sắc tuyệt vời, những ngữ ngôn thực chứng thực tại Chân như, hoặc vô ngã vị tha, nét hồn nhiên thanh thoát của cỏ cây hoa lá hay chú chuồn, chú kiến …

            Cho đến tận cùng sâu thẳm là nỗi buồn nhân thế về con người và một kiếp nhân sinh.Thi sĩ đến rồi đi như một cuộc hành trình, sau bao “ Ngày Tháng Ngao Du” rồi để lại trang Mưa Nguồn, Ký Ức …Những chút Rong Rêu trong Cõi Người Ta, mặc cho thời gian là Mùa Màng Tháng Tư hay thời tiết “ Tuyết Băng Vô Tận Xứ”…

  Bùi thi nhân ghi lại tặng cho đời. Và, ông tiếp tục cuộc rong chơi dù đó là nơi miền xa thăm thẳm … Phật pháp vô cùng! Vì vạn pháp chính là Phật pháp. Thế cho nên :

Lời từ dăm chữ luận bàn

Cũng là chấm phá

Vài trang tự tình

Lướt qua…

Tư tưởng Phật giáo đã ảnh hưởng đến cuộc đời thơ văn của tiên sinh Bùi Giáng.

1.      Tư tưởng từ bi

Phải khẳng định rằng, tư tưởng từ bi của Đạo Phật đã ảnh hưởng rất  đậm nét trong cuộc đời và thơ ca Bùi Giáng .     

Từ là ban vui. Bi là cứu khổ. Từ Bi là ban vui cứu khổ hay cứu khổ ban vui . Từ Bi còn là tình yêu thương vô điều kiện, vô ngã với muôn loài vạn vật.

            Trên đạo lộ tu học của nguời Phật Tử, Từ Bi là một yếu tố cần và đủ để góp phần tạo nên con người Phật. Bùi Giáng hẳn là một con người đang đi trên đạo lộ ấy, bởi trong ông, một tình thương hiện diện rất đủ đầy. Tình thương ấy ông rải khắp mọi loài, mọi chốn…

Từ tình yêu con kiến, con chuồn chuồn:

“ Xin yêu mãi yêu và yêu nhau mãi

Trần gian ôi !Cánh bướm cánh chuồn chuồn

Con bé bé cùng hoa trong cỏ dại

Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn”.

    Cho đến thương con bò, con dê:

“ Ngẩng đầu lên ! dê ơi anh thong thả

Đeo vào em nghểnh cổ cong xinh

Ngẩng đầu lên ! đây lòng anh vàng đá”.

( Nỗi lòng Tô Vũ)

 Tình thương đó từ trong lòng thúc giục thành hành động:

“ Làm thơ tặng chú bé con

Làm thêm câu nữa tặng con chuồn chuồn”

( Thơ Tặng)

            Phải thấy rằng, tình thương của Bùi Giáng với vạn vật ngây thơ, trong sáng không chỉ dành cho con vật mà cho cả nhân gian gồm cỏ cây, hoa lá, chú gà nhựa, hay con heo đất :

“ Tôi chào vịt bé gà choai”

                                                     ( Các em ồ)

    Và cho đến cao hơn là thân phận con người… :

“ Ngày mai ông sẽ lìa đời

Các con ở lại buồn vui thế nào?”

Thương yêu trăn trở là thế! Vì cuộc đời là vô thường, dâu bể, đâu có ai xác định phút chia lìa? Cho nên, ông cẩn thận làm giấy ủy quyền … “ Sau này, mày in sách lo cho mấy đứa nhỏ”.

            Chưa ra đi mà ông đã lo như thế, tình thương ấy chẳng khác nào tình mẹ thương con. Ông cũng thương đời, thương kiếp nhân sinh, vì thế mà lòng từ ông trải đầy muôn nẻo.

            Đọc “ Bùi Giáng trong cõi người ta” mới cảm nhận hết lòng Từ Bi và độ lượng của ông đối với cuộc đời. Thơ ông và cuộc đời ông từ bi như thế…

            2. Tư tưởng vô ngã vị tha.

Bùi Giáng đã đạt đến cái gọi là “ Vô ngã” trong một loạt những áng thơ và trong sinh hoạt đời thường. Cái “ Vô ngã” không còn thấy mình, thấy ta, không phân biệt gần xa hay người quen, kẻ lạ. Con người ta gặp gỡ nhau trong cuộc đời âu cũng là nhân duyên xoay vần từ nhiều kiếp, điều này thể hiện trong thơ ông rất độc đáo lạ thường:

“ Trăm năm trong cõi người ta

Người là người lạ, ta là ta xa

Em từng mấy bận trăng tà

Chào nhau như ruột như rà chào nhau” 
 ( Không đề)

    Chừng đó thôi, chưa đủ:

“ người cũng là tôi

Tôi cũng là người

Ấy rằng tinh thể  đười ươi”

            Bùi Giáng phải chăng là La Hán hay thiền sư hóa thân chốn dương trần? Bởi giữa hồng trần bụi bặm ông dấn thân và phát hiện ra Phật tâm trong chính mình. Phật tâm ấy là “ Bản lai diện mục”, là “ Hình hài đười ươi tinh thể”:

“ Thấy mình trong bóng thời gian

Mừng bao ngày tháng vẫn toàn bình minh.

Thơ vô ngã, đời cũng vô ngã. Phải đọc “ Bùi Giáng và những người thân” 5 mới dở khóc, dở cười và mới thương cuộc đời ông rất dung dị. Cái bình thường dung dị mà phóng khoáng rất tuyệt vời, mộng như thực mà thực như mộng, tưởng chừng ông là Bồ Tát hóa thân! Ông đến ở lại… và đi rất trong ngần. Sự bố thí ba la mật ở tâm ông là nét đẹp. Ông cho người ta tất cả những gì ông có: dù là viên kẹo, cái bánh cam hay chiếc nhẫn vàng,…ông ban bố không một giờ suy nghĩ. Đáng quý hơn là ông bố thí Pháp ( thi ca ), những gì ông có trước khi rời “ cõi mộng” (trần gian) Tất cả điều đó xuất phát từ cái nhìn vô ngã, từ trí tuệ và tâm không phân biệt ta với người, từ lòng nhân ái của ông “ Vô trụ” và không hề có sở đắc hay chấp tướng. Phải đọc “ Chiêm bao” hay “ Qúa khứ của anh” và chuyện đời thường của Bùi Giáng đến bây giờ mới kể thì may ra mới cảm nhận hết tư tưởng Phật giáo thấm nhuần ở trong ông – một Bùi Giáng thơ và đời “ quái dị” nhưng dễ thương và đáng kính, tuyệt vời!

Xin tìm đọc “ Ngày tháng ngao du”  …

Lần giở lại đôi dòng tiêu biểu :

“ Hoặc rằng người cũng là tôi

Hay là tôi cũng là tôi như người

ấy rằng tinh thể đười ươi

Lời rằng quyết tuyệt và tươi vui .

            3. Tư tưởng giải thoát theo tinh thần “ Cư trần lạc đạo”

            Bùi Giáng đã từng đau nỗi đau kiếp người, hay buồn nỗi buồn kiếp nhân sinh. Cũng có thể do lòng Từ quá lớn, quá sâu rộng với cuộc đời nên nỗi buồn nhân thế đó mới dai dẳng trong con người ông . Tiếp cận ở góc độ một con người Phật, dưới lăng kính của Hoa Nghiêm kinh, có thể rằng ông là một vị Bồ Tát hóa thân dưới hình tướng một ông già “ điên” kiểu thượng thừa để độ đời chăng?

Cũng có thể là như thế!

Nhưng …hiển bày rõ ràng nhất, minh bạch nhất nơi ông là tư tưởng tự do, tự tại, phóng khoáng rộng mở, vượt ra khỏi những thị phi, đàm tiếu thương, ghét của người đời.Ông phiêu du khắp mọi nơi :

“Sài Gòn Chợ Lớn rong chơi

Đi lên, đi xuống, đã đời du côn”

Hay :

“Rong rêu ngày tháng rong chơi

Hồn nhiên như thể như là hài nhi”

                                      ( Bé con ơi)

            Có khi ông thong dong trong bộ quần áo thùng thình, lại cũng có khi vui cười ngắm nguyệt trong tòa áo nâu sòng nằm trên võng đong đưa :

“ Nâu sòng ăn mặc sớm hôm

Đêm nằm ngó nguyệt sáng dòm sông khê”
( Ăn mặc nâu sồng)

    Mặc thế sự khen chê đùa giỡn, lưng mang túi vải đề huề niềm vui!  Bùi Giáng là như thế!

Phải “ vô ngôn” mới có thể hiểu được ông chút nào …Bàn sao cho vừa tầm tư tưởng một nhà thơ tuyệt mỹ!

 Kể sao cho hết một cuộc đời “ Siêu phàm nhập thánh” như ông trong chỉ vài ba trang giấy hay chấm phá một đôi dòng bằng ngòi bút của kẻ hậu sinh ngu muội. Cho nên, Bùi Giáng Tiên Sinh đã từng bảo : “ Thơ chẳng có gì để bàn ra, tán vào. Muốn, hãy cứ làm một bài thơ tương phùng nọ để đáp vào tận địa một bài thơ kia.”

Lời thi sỹ đúng là thâm trầm thấm thía…

Đành thôi, lỡ rồi ….

“ Kẻ hậu sinh phạm thượng đôi dòng

Kính mong tiền bối mở lòng thứ tha”!

KẾT LUẬN

         “  Người đi – tinh thể hội đàm

          Người về muôn một không dòm thấy ta”.

          ( Bùi Giáng)

            Bùi Giáng đã ra đi nhưng thơ ông còn ở lại. Đó là “tinh thể hội đàm”, là “ lời cảo thơm”… Thơ Bùi Giáng là vườn thơ tâm hội. Một vườn thơ phong phú, tràn đầy âm thanh diệu kỳ nhưng phải “ Vô ngôn” thì may ra mới cảm nhận hết nét đẹp thơ ông!

             Ai trong mỗi chúng ta cũng đã có cái cỗi nguồn bí ẩn, nhưng chúng ta đã vội vàng bỏ chúng vào quên lãng hoặc cố tình chối bỏ, để rồi ngơ ngác trước cõi thơ trước cõi thơ diệu kỳ với những vần thơ bất ngờ rụng xuống độc đáo của Trung Niên Thi Sĩ họ Bùi. Chúng ta cũng quen đem theo cái biết để luận về những điều chưa biết, đem cái giới hạn để giải luận cái vô hạn trùng trùng.

            Trang thơ Bùi Giáng hồn nhiên khép lại, mà hậu sinh viết bài này chấm phá đôi điều, quả thật là mạo muội ngu si với một bậc “ tự ngộ vô sư”, nhưng không thể cản nỗi cái ngọn lửa yêu thương trân trọng và niềm tự hào khơi nguồn từ trái tim khâm phục, kính ngưỡng.

            Cuộc đời và thi phẩm của Bùi Giáng thật sự thấm nhuần những hơi thở từ bi,vô ngã và vị tha, nét  nhẹ nhàng thanh thoát hồn nhiên khi nhập vào cảnh giới hoa nghiêm chuồn chuồn, châu chấu….đồng thời cũng không kém phần sâu sắc, thâm trầm và sáng rực của thanh kiếm trí tuệ Bát Nhã…

            Tất cả những điều dung dị, rất bình thường nhưng lại phi thường ấy đã khơi mở và khiến cho chúng ta nghiêng mình cảm phục trước một cõi lòng thâm thiết yêu thương, một thiên tài ngôn ngữ diệu kỳ, dung thông vô ngại… Bùi Giáng!

Thôi hãy đọc “Sương Bình Nguyên”, “Con đường thứ ba” và cả những tác phẩm của ông, hãy nghe và đọc bằng “ chân diện mục”, “bằng một thứ mà kinh Phật gọi là TÍN GIẢI THỌ TRÌ và thứ không liên can gì đến cái gọi là trí thức” thì mới cảm nhận hết “tinh anh” tư tưởng Phật giáo đọng lại đằng sau thơ và đời của ông. Nó vừa thanh thoát tịnh mặc chất Thiền, vừa thâm sâu ngôn ngữ trí tuệ của Bát Nhã Tâm kinh, lại vừa sống động tự tại giải thoát khi nhập pháp giới Hoa Nghiêm… Đó là những gì thuộc về Bùi Giáng và cũng có mặt trong mỗi chúng ta.

            Xin tạm mượn lời thơ của tác giả Đinh Hồi Tưởng trong “Rong chơi giữa đôi bờ mộng thực” để kết thúc và cũng để tri ân Bùi Giáng tiên sinh:

“ Thiền sư xuống núi bỏ chùa

Dìu trăng cà rỡn mút mùa lang thang

Hươ tay chọc thủng địa đàng

Múa chân dẫm nát niết bàn hề chi

Tóc râu pha nhuộm xuân thì

Tha hồ mặc sức đến đi chuyện thường

Một lời đảo lộn ngàn chương

Trợn trừng đối mắt mộng trường ngới xa

Rong rêu giữa cõi Ta bà

Ngõ về im lặng đập ra não phiền

Dấu tìm – rối rắm – thơ điên

Siêu phàm nhập Thánh, dĩ nhiên là Người”.


*Tài liệu tham khảo

 

  1. Bùi Giáng, Mùa màng tháng tư, nxb Văn Nghệ TP.HCM, 2006.
  2. Bùi Giáng, Rong rêu (thơ), nxb Văn Nghệ TP.HCM, 2006.
  3. Bùi Giáng, Tuyết băng vô tận xứ (Di cảo III), nxb Văn Nghệ TP.HCM, 2005.
  4. Bùi Giáng, Mưa nguồn, nxb Văn Nghệ TP.HCM, 2006.
  5. Bùi Giáng, Thúy Vân – Phần Vô Ngôn trong tư tưởng Nguyễn Du, nxb Văn Nghệ TP.HCM, 2005
  6. Bùi Giáng, Kí ức (Di cảo IX), nxb Văn Nghệ TP.HCM, 2010
  7. Bùi Giáng, Mùa xuân trong Thi ca, nxb Văn Hóa Sài Gòn, TP.HCM, 2009.
  8. Bùi Giáng, Tư tưởng hiện đại, nxb Văn Hóa Sài Gòn, 2008.
  9. Bùi Giáng, Trúc Mai Từ Vô Tận Chúng Em , nxb Văn Hóa Sài Gòn, 2009.
  10. Trần Đình Thu, Bùi Giáng – Thi sỹ dị kỳ , nxb Trẻ TP. HCM, 2007.
  11. Đặc san tưởng niệm 5 năm ngày mất thi sỹ Bùi Giáng, 2002.
  12. Đặc san tưởng niệm ngày mất thi sỹ Bùi Giáng, lưu hành nội bộ, 2002
  13. TTVH Đông – Tây, Bùi Giáng trong cõi người ta, nxb Lao động, TP. HCM 2009.

 

 

 
 



Các Tin Khác
  • Ra sách 0 đồng, truyền cảm hứng sống thiện

    Ra sách 0 đồng, truyền cảm hứng sống thiện

  • Làm sống lại Phật giáo tại Pakistan

    Làm sống lại Phật giáo tại Pakistan

  • Buổi lễ ra mắt và giao lưu sách

    Buổi lễ ra mắt và giao lưu sách "GIEO MẦM HẠNH PHÚC" thành công ngoài mong đợi

  • Giá Trị Văn Hóa Của Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương

    Giá Trị Văn Hóa Của Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương

  • Từ phụ

    Từ phụ

Văn học

Ra sách 0 đồng, truyền cảm hứng sống thiện

Ra sách 0 đồng, truyền cảm hứng sống thiện

  • Làm sống lại Phật giáo tại Pakistan

    Làm sống lại Phật giáo tại Pakistan

  • Buổi lễ ra mắt và giao lưu sách

    Buổi lễ ra mắt và giao lưu sách "GIEO MẦM HẠNH PHÚC" thành công ngoài mong đợi

Truyện Phật Giáo

'Bí ẩn' đầu tượng Phật Dốc 47 trên Quốc lộ 51

'Bí ẩn' đầu tượng Phật Dốc 47 trên Quốc lộ 51

  • Xác của Thiền sư Tây Tạng 600 năm không phân hủy

    Xác của Thiền sư Tây Tạng 600 năm không phân hủy

  • Vì sao vua Lý Nam Đế xây dựng nhiều chùa trên đất Việt?

    Vì sao vua Lý Nam Đế xây dựng nhiều chùa trên đất Việt?

Tùy bút

SÁNG SUỐT TRƯỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

SÁNG SUỐT TRƯỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

  • Sinh nhật tại chùa và những giá trị nhân văn cuộc sống

    Sinh nhật tại chùa và những giá trị nhân văn cuộc sống

  • Tuổi trẻ với tâm nguyện phụng sự Đạo Pháp

    Tuổi trẻ với tâm nguyện phụng sự Đạo Pháp

Nghệ thuật

“CẢM ƠN MẸ” – MÓN QUÀ ÂM NHẠC TRI ÂN ĐẤNG SINH THÀNH

“CẢM ƠN MẸ” – MÓN QUÀ ÂM NHẠC TRI ÂN ĐẤNG SINH THÀNH

  • Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tọa đàm “Đề án Di sản kiến trúc tại tỉnh Bình Định”

    Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tọa đàm “Đề án Di sản kiến trúc tại tỉnh Bình Định”

  • Hà Nội: Thuyết trình giả thuyết về “Tu di tòa Thích Ca sơ sinh thời Lý”

    Hà Nội: Thuyết trình giả thuyết về “Tu di tòa Thích Ca sơ sinh thời Lý”

Thơ ca

NHỚ ƠN

NHỚ ƠN

  • Sen - Minh Đức Triều Tâm Ảnh

    Sen - Minh Đức Triều Tâm Ảnh

  • Xin cha mẹ cho con

    Xin cha mẹ cho con

Ẩm thực Phật Giáo

CƠM CHAY CỬA THIỀN -SC: TUỆ VÂN GIỚI THIỆU MÓN NGON TỪ NẤM MỐI ĐEN - SEN VÀNG / THÍCH THIỆN MỸ

CƠM CHAY CỬA THIỀN -SC: TUỆ VÂN GIỚI THIỆU MÓN NGON TỪ NẤM MỐI ĐEN - SEN VÀNG / THÍCH THIỆN MỸ

  • Thanh tao như trà

    Thanh tao như trà

  • Bí kíp nấu chay ngon mùa Vu Lan

    Bí kíp nấu chay ngon mùa Vu Lan

Nghi lễ - tập tục

Thực hành an cư là góp phần củng cố Tăng đoàn, duy trì Phật pháp

Thực hành an cư là góp phần củng cố Tăng đoàn, duy trì Phật pháp

  • Đồng Nai: Chùa Viên Giác tổ chức Lễ Hằng Thuận cho hai phật tử Chúc Thiên Phú và Chúc Nhuận Hòa.

    Đồng Nai: Chùa Viên Giác tổ chức Lễ Hằng Thuận cho hai phật tử Chúc Thiên Phú và Chúc Nhuận Hòa.

  • Mùa Vu lan báo hiếu trong thời dịch

    Mùa Vu lan báo hiếu trong thời dịch

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai