• Trang chủ
  • Tin Tức
    • Truyền Hình Trực Tiếp
    • Phật giáo trong nước
    • Phật giáo thế giới
    • Xã hội
    • Thông báo
  • Phật Học
    • Thiền tông
    • Tịnh độ
    • Nghiên cứu
    • Mật tông
    • Phật học ứng dụng
    • Phật pháp căn bản
    • Vấn đáp Phật pháp
  • Hoằng Pháp
    • Gia đình Phật tử
    • Phật giáo & tuổi trẻ
    • Khóa tu cho người bận rộn
    • Du lịch tâm linh
  • Văn Hoá
    • Thơ ca
    • Tùy bút
    • Văn học
    • Nghệ thuật
    • Truyện Phật Giáo
    • Nghi lễ - tập tục
    • Ẩm thực Phật Giáo
  • Đời Sống
    • Sự kiện
    • Chia Sẻ
    • Sức khỏe
    • Nhân vật
    • Danh Tăng
    • Nghệ thuật sống
    • Công tác từ thiện
    • Giới thiệu sách mới
  • Pháp Âm
    • Nhạc - ĐĐ.Thích Thiện Mỹ
    • Thuyết giảng
    • Kinh tụng
    • Audio Phật giáo
    • Phật Giáo Đồng Nai TV
    • Ký sự Sen Vàng
  • Tự Viện
    • Miền Bắc
    • Miền Trung
    • Miền Nam
    • Tây Nguyên
    • Quốc tế
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
    • Xuân
    • Phật đản
    • Vu lan
    • Thiết Kế Phật Giáo
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp
  • Trang chủ

  • Văn Hoá

  • Văn học

Tản mạn về nụ cười của các Thiền sư

Ngày đăng: 23:41:45 01-07-2015 . Xem: 9722

SVO - Các thiền sư trong quá trình học đạo, hành đạo, chứng đạo đã từng mỉm cười để biểu đạt sự hỷ lạc, đó là nụ cười xuất phát từ nội tâm khi các ngài đã an trú và liễu ngộ các pháp.

>>Theo dấu chân Mẹ
>> Bùi Giáng - chân dung một thi sĩ trong nền văn học hiện đại

Hạnh phúc thường được biểu lộ bằng nụ cười. Trong cuộc sống đầy biển động này, con người luôn khát khao hạnh phúc sẽ đến với chính mình, với mọi người. Cũng vậy, các thiền sư trong quá trình học đạo, hành đạo, chứng đạo đã từng mỉm cười để biểu đạt sự hỷ lạc, đó là nụ cười xuất phát từ nội tâm khi các ngài đã an trú và liễu ngộ các pháp.

Thực thế, mọi người cũng có nhiều lúc nở nụ cười, nhưng niềm vui đó không có giá trị bền vững, dài lâu. Đó là niềm vui của sự thỏa mãn lòng ham muốn khi sáu căn tiếp xúc sáu trần. Đức Phật dạy: “Các dục vui ít, khổ nhiều, và làm cho nguy hiểm càng nhiều hơn”.
 
Chính lẽ đó, trong hội Linh Sơn, khi Đứa Phật cầm một nhánh hoa đưa lên trước đại chúng, mọi người đều im lặng, chỉ có Tôn giả Ca Diếp mỉm cười. Nụ cười này đã làm hoan hỷ toàn thể pháp hội, và Đức Thế Tôn đã hoan hỷ trao lời phó chúc; “Ta có Chánh pháp nhãn tạng, niết bàn diệu tâm, thực tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, chẳng lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo, nay trao truyền cho Ma Ha Ca Diếp”.
 
Âm vang nụ cười ấy đã đi vào lịch sử, và các thiền sư sau này cũng đã thể nghiệm nụ cười sâu lắng ở khắp nơi, từ thiền đường trang nghiêm cho đến đồng hoang cỏ nội, hay thành thị huyên náo trước cuộc hành trình dạo chơi sinh tử.
 
Tương truyền, sư Thủy Lạo đến tham vấn Mã Tổ (709-788), vừa hỏi về ý nghĩa Đông Du của Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma liền bị Mã Tổ giáng cho một đạp khiến sư té nhào. Đang từ từ bò dậy, sư hoát nhiên đại ngộ, vỗ tay cười ha hả. Từ đó về sau, sư thường khoe: “Từ khi ăn cái đạp của Mã Tổ về sau lão tăng cứ cười mãi không thôi”. Chưa hết, chúng ta còn được tiếp nhận nụ cười giác ngộ của sư Bách Trượng Hoài Hải (724-814), khi theo hầu sư Mã Tổ, giữa không gian bao la chợt gặp bầy vịt trời bay ngang. Mã Tổ hỏi:
 
– Có cái gì vậy?
– Thưa, bầy vịt trời
– Đi đâu vậy?
– Thưa bay qua!


Mã Tổ quay đầu lại, nắm mũi sư vặn mạnh. Đau quá sư la lên.Tổ nói :
– Sao không nói bay qua nữa đi!
Sư bèn tình ngộ và khóc nức nở. Huynh đệ dỗ dành mãi, nhưng sư không nín. Có người trình Mã Tổ :
– Hoài Hải chẳng rõ vì sao dạo này cứ nằm khóc mãi ?
Mã Tổ đáp:
– Hắn ta ngộ rồi đó !
 
Người huynh đệ trở về phòng thuật lại lời Tổ cho sư hay, sư bật cưới ha hả. Mọi người ngạc nhiên, sư bình thản trả lời : “Hồi nãy khóc, bây giờ cười”.
Rõ ràng các thiền sư đã hoát nhiên đại ngộ và biểu lộ sự chứng đạt với niềm vui hỷ lạc vô tận bằng những tiếng cười sảng khoái, vô tư, tự tại bất hủ giữa trời xanh, giữa chim bay cá lặn và hoa nở bên đường. Thú vị hơn nữa là chính các thiền sư còn “ngẫu hứng qua cầu” dùng tiếng cười thay cho lời thuyết giảng để khai thị tâm thức cho các thiền sinh.
 
Thiền sư Phương Hội (?-1054) ở Dương Kỳ là thí dụ điển hình. Một hôm sư thượng đường và ngồi lặng thinh. Giây lâu, sư phá lên cười ha hả. Tăng chúng ngạc nhiên, sư bảo: “Cái gì vậy ? Thôi trở về trai đường uống trà đi”.
Thiền sư Tùng Thẩm (778-897) ở Triệu Châu thường dùng tiếng cười để thay lời đáp mỗi khi có môn đồ đến hỏi :
 
– Lìa hết những gì đã nói từ trước tới nay, xin Hòa thượng chỉ dạy .

Sư hét lớn :
– Đem bình đi châm nướcđi !
Ni cô đem bình đi châm nước xong, thưa:
– Thỉnh Hòa thượng đáp câu hỏi.
Sư bật cười.
Dạo khác có vị Tăng đến hỏi:
– Pháp thân vô vi, không rơi vào các loài, nói được hay không ?
– Làm sao nói?
– Tức là không nói .
 
Sư cũng bật cười. Thiền sư là thế. Bất cứ điều gì kể cả nụ cười cũng khai thị được tâm thức người học trò. Thậm chí ngay cà trước bến bờ sinh tử, các thiền sư vẫn nở nụ cười, vẫn rong chơi giữa cuộc đời với lòng an nhiên tự tại. Theo thiền sư ghi lại thì vua Đường Hiển Tông rất ngưỡng mộ danh sư Vô Nghiệp (760-821) đã cử sứ giả nhiều lần đến thỉnh sư, nhưng lần nào sư cũng cáo bệnh từ chối. Lần cuối, sứ giả nài nỉ mãi, sư biết không thể từ chối nên sư mỉm cười bảo :
 
– Lão tăng đức độ gì mà làm phiền thí chủ thế. Thôi quý vị về trước, lão tăng sẽ đi đường riêng!

Sứ giả hớn hở quay về báo tin .Sư liền đi tắm gội, từ biệt đồ chúng an nhiên thị tịch. Thiền sư Phật Ấn (?- 1908 ) cũng thế, trong lúc cùng khách đàm đạo, chợt nghe có người ngộ đạo, thiền sư liền cười một cái rồi thị tịch. Thiền sư Giới Không thời Lý Thần Tông (1128-1138) sau khi nói bài kệ dạy đồ chúng xong, liền cười lớn một tiếng và thị tịch.

Xem ra chuyện sinh tử đối với các ngài chẳng có nghĩa lý gì: “ Sinh tử chỉ là được mất /Nếu cho sinh tử khác đường / Lừa cả Thích Ca Di Lạc / Nếu biết sinh tử, sinh tử / Mới hiểu lão tăng chỗ nào” (Sinh tử chỉ thị đắc thất. Nhược ngôn sinh tử di đồ, Trám khước Thích Ca Di Lạc, Phương hội lão tăng xứ nặc). Tuệ Trung Thượng sĩ cũng xem sinh tử là chuyện nhàn –“Sinh tử nhàn nhi di”. Có gì phải nói đâu chứ, cười cũng là đủ rồi. Vấn đế là làm thế nào dể thoát ly sinh tử. Tự tại ngay trong cõi đời đầy những mối ràng buộc này. ■
Thích Phước Đạt
Các Tin Khác
  • Ra sách 0 đồng, truyền cảm hứng sống thiện

    Ra sách 0 đồng, truyền cảm hứng sống thiện

  • Làm sống lại Phật giáo tại Pakistan

    Làm sống lại Phật giáo tại Pakistan

  • Buổi lễ ra mắt và giao lưu sách

    Buổi lễ ra mắt và giao lưu sách "GIEO MẦM HẠNH PHÚC" thành công ngoài mong đợi

  • Giá Trị Văn Hóa Của Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương

    Giá Trị Văn Hóa Của Tín Ngưỡng Thờ Cúng Hùng Vương

  • Từ phụ

    Từ phụ

Văn học

Ra sách 0 đồng, truyền cảm hứng sống thiện

Ra sách 0 đồng, truyền cảm hứng sống thiện

  • Làm sống lại Phật giáo tại Pakistan

    Làm sống lại Phật giáo tại Pakistan

  • Buổi lễ ra mắt và giao lưu sách

    Buổi lễ ra mắt và giao lưu sách "GIEO MẦM HẠNH PHÚC" thành công ngoài mong đợi

Truyện Phật Giáo

'Bí ẩn' đầu tượng Phật Dốc 47 trên Quốc lộ 51

'Bí ẩn' đầu tượng Phật Dốc 47 trên Quốc lộ 51

  • Xác của Thiền sư Tây Tạng 600 năm không phân hủy

    Xác của Thiền sư Tây Tạng 600 năm không phân hủy

  • Vì sao vua Lý Nam Đế xây dựng nhiều chùa trên đất Việt?

    Vì sao vua Lý Nam Đế xây dựng nhiều chùa trên đất Việt?

Tùy bút

SÁNG SUỐT TRƯỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

SÁNG SUỐT TRƯỚC SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

  • Sinh nhật tại chùa và những giá trị nhân văn cuộc sống

    Sinh nhật tại chùa và những giá trị nhân văn cuộc sống

  • Tuổi trẻ với tâm nguyện phụng sự Đạo Pháp

    Tuổi trẻ với tâm nguyện phụng sự Đạo Pháp

Nghệ thuật

“CẢM ƠN MẸ” – MÓN QUÀ ÂM NHẠC TRI ÂN ĐẤNG SINH THÀNH

“CẢM ƠN MẸ” – MÓN QUÀ ÂM NHẠC TRI ÂN ĐẤNG SINH THÀNH

  • Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tọa đàm “Đề án Di sản kiến trúc tại tỉnh Bình Định”

    Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN tọa đàm “Đề án Di sản kiến trúc tại tỉnh Bình Định”

  • Hà Nội: Thuyết trình giả thuyết về “Tu di tòa Thích Ca sơ sinh thời Lý”

    Hà Nội: Thuyết trình giả thuyết về “Tu di tòa Thích Ca sơ sinh thời Lý”

Thơ ca

NHỚ ƠN

NHỚ ƠN

  • Sen - Minh Đức Triều Tâm Ảnh

    Sen - Minh Đức Triều Tâm Ảnh

  • Xin cha mẹ cho con

    Xin cha mẹ cho con

Ẩm thực Phật Giáo

CƠM CHAY CỬA THIỀN -SC: TUỆ VÂN GIỚI THIỆU MÓN NGON TỪ NẤM MỐI ĐEN - SEN VÀNG / THÍCH THIỆN MỸ

CƠM CHAY CỬA THIỀN -SC: TUỆ VÂN GIỚI THIỆU MÓN NGON TỪ NẤM MỐI ĐEN - SEN VÀNG / THÍCH THIỆN MỸ

  • Thanh tao như trà

    Thanh tao như trà

  • Bí kíp nấu chay ngon mùa Vu Lan

    Bí kíp nấu chay ngon mùa Vu Lan

Nghi lễ - tập tục

Thực hành an cư là góp phần củng cố Tăng đoàn, duy trì Phật pháp

Thực hành an cư là góp phần củng cố Tăng đoàn, duy trì Phật pháp

  • Đồng Nai: Chùa Viên Giác tổ chức Lễ Hằng Thuận cho hai phật tử Chúc Thiên Phú và Chúc Nhuận Hòa.

    Đồng Nai: Chùa Viên Giác tổ chức Lễ Hằng Thuận cho hai phật tử Chúc Thiên Phú và Chúc Nhuận Hòa.

  • Mùa Vu lan báo hiếu trong thời dịch

    Mùa Vu lan báo hiếu trong thời dịch

  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Hoằng Pháp
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
Menu
Menu
  • Trang chủ
  • Tin Tức
  • Phật Học
  • Văn Hoá
  • Đời Sống
  • Ấn Phẩm Sen Vàng
  • Truyền Hình Trực Tiếp
  • Pháp Âm
  • Tự Viện
  • Hoằng Pháp

Bài vở đóng góp, xin gởi về Ban biên tập qua địa chỉ email: btsenvang@gmail.com
Ghi rõ nguồn www.senvangonline.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
Bản quyền thuộc về SVO. Designed by SVO
Trụ sở: 417/8 đường Phạm Văn Thuận – Kp3 - P. Tam Hiệp - Biên Hòa - Đồng Nai